Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã lợi dụng hoạt động thiện nguyện để tuyên truyền chính trị như thế nào?
Ngày 29 tháng 4 năm 2018, ở nhà thờ Thái Hà, Hà Nội, linh mục Trịnh Ngọc Hiên, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, đã có một bài giảng để kỷ niệm 43 năm ngày thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2018) [2]. Trong bài giảng của mình, ông Hiên đã phủ nhận ý nghĩa của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, đã bài xích chủ nghĩa xã hội. Đây rõ ràng là một bài giảng có mục đích chống nhà nước Việt Nam. Vậy mà ông Hiên đã dùng khẩu hiệu “hòa giải và hòa hợp dân tộc” để che đi mục đích xấu xa đó.
Trong loạt bài này, chúng tôi sẽ phân tích thủ đoạn của linh mục Trịnh Ngọc Hiên và Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) Việt Nam, để làm rõ mục đích xấu của họ.
Bài 3: Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã lợi dụng hoạt động thiện nguyện để tuyên truyền chính trị như thế nào?
Trong bài giảng ngày 29 tháng 4 năm 2018, linh mục Lê Ngọc Thanh kêu gọi giáo dân hãy “nhớ về hàng triệu người dân Việt Nam hai miền đã ngã xuống để làm nên những ngày tháng Tư lịch sử”. Ông Thanh cũng kêu gọi “một sự hòa giải, hòa hợp đích thực từ cả hai phía để không còn sự phân biệt vùng Miền, trong nước hay hải ngoại, đảng phái, chính trị, tôn giáo, bên thắng, bên thua”. Như vậy, nếu Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) làm đúng theo lời tuyên truyền của họ, họ phải đối xử với những người chịu thương vong trong chiến tranh Việt Nam với một thái độ như nhau.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, DCCT chưa có bất cứ hoạt động nào để tưởng niệm hoặc hỗ trợ những lính ở phe miền Bắc.
Trong khi đó, DCCT thường xuyên làm lễ giỗ Tổng thống Ngô Đình Diệm của chế độ VNCH, dù ông Diệm vừa chịu một phần trách nhiệm về tình trạng chia cắt và giao tranh Nam – Bắc, vừa chịu trách nhiệm về xung đột tôn giáo ở miền Nam.
Nhiều người có thể cho rằng những buổi “tri ân thương phế binh VNCH”, mà DCCT Kỳ Đồng tổ chức từ năm 2012 cho đến nay, là một cống hiến của dòng này trong tiến trình hòa giải, hòa hợp dân tộc. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hoạt động này, ta cần tìm hiểu cặn kẽ về nguồn gốc của nó.
Sau chiến tranh Việt Nam, tổng số thương binh VNCH lên đến 20.000 người. Trong đó, có từ 3000 đến 5000 người bị tàn phế, cụt tay, cụt chân, mù mắt và mất sức lao động. Cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại đã có nhiều nỗ lực để hỗ trợ gia đình các thương binh này. Trong đó, "Hội H.O. Cứu trợ Thương phế binh và Quả phụ VNCH", được cựu trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn thành lập vào năm 1992, là tổ chức thành công nhất.
Mỗi năm một lần, Hội H.O tổ chức một đại nhạc hội mang tên "Cảm Ơn Anh", để quyên tiền hỗ trợ các thương phế binh VNCH đang sống ở Việt Nam. Ban đầu, khoản tiền này được chuyển cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), để họ tổ chức các chương trình hỗ trợ thương phế binh VNCH tại chùa Liên Trì, TP.HCM [16]. Sau đó, từ năm 2012, khi chùa Liên Trì năm trong phương án giải tỏa của nhà nước, hòa thượng Thích Không Tánh, Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Xã hội – Thanh niên của GHPGVNTN, đã đề nghị DCCT Kỳ Đồng thay họ thực hiện chương trình. Có lẽ khi đưa ra đề nghị này, ông Tánh đã dùng cơ chế hợp tác của Hội đồng Liên tôn - một liên minh các tổ chức tôn giáo chống chính quyền, mà cả GHPGVNTN lẫn DCCT Việt Nam đều góp mặt.
Sau khi DCCT Kỳ Đồng tiếp quản chương trình thiện nguyện, họ đổi tên nó thành “Chương trình Tri ân Thương phế binh VNCH”. Họ cũng thay đổi chương trình cả về qui mô lẫn tính chất.
Về quy mô, từ 100 thương phế binh được chùa Liên Trì hỗ trợ vào năm 2012, con số này tăng lên 250 người vào năm 2013, 500 người vào năm 2014, 1.300 người vào năm 2015 và 5000 người vào năm 2016 [3].
Về tính chất, DCCT Kỳ Đồng đã biến một hoạt động thiện nguyện thuần túy thành một hoạt động mang tính biểu dương chính trị. Một mặt, qua tên gọi “Chương trình Tri ân Thương phế binh VNCH”, có thể thấy DCCT Kỳ Đồng cho rằng VNCH là bên đúng, bên nắm chính nghĩa trong cuộc chiến tranh Việt Nam, và dùng buổi phát quà cho thương phế binh để tuyên truyền điều đó. Mặt khác, khi trả lời phỏng vấn đài SBTN về chương trình, linh mục Lê Ngọc Thanh của DCCT Kỳ Đồng đã thừa nhận như sau [17]:
“Linh mục Thanh nhấn mạnh rằng, hoạt động không phải là làm từ thiện hay phát chẩn, mà là “giúp trả lại cho các anh em thương phế binh giá trị làm người, cái giá trị mà anh em bị chà đạp bởi định kiến chính trị trong xã hội Việt Nam…”.
Dưới cái nhìn khách quan, thì việc phản bác một định kiến chính trị, thông qua một hoạt động quy tụ 5000 người, cũng là một hoạt động biểu dương chính trị.
Có người cho rằng vì chính quyền Việt Nam không có bất cứ chế độ nào để hỗ trợ các thương phế binh VNCH, DCCT Kỳ Đồng mới phải làm việc đó. Chẳng hạn, trong một bài viết vào năm 2014, phóng viên Mặc Lâm của đài RFA tiếng Việt nhận xét về các thương phế binh nhận hỗ trợ như sau [18]:
"Là những người đã đổ một phần xương máu cho đất nước, nhưng rất mỉa mai, vì họ là người thua cuộc, nên không có bất cứ chế độ giúp đỡ nào đối với họ ngay cả danh nghĩa trợ giúp cho người tàn tật".
Rất tiếc, thông tin mà ông Mặc Lâm đưa ra không trùng với thực tế ở Việt Nam. Chẳng hạn, khi trả lời phỏng vấn đài SBTN, chính linh mục Lê Ngọc Thanh cho biết một thương binh ở Cần Giờ đã “bị dọa cắt tiền an sinh xã hội dành cho người khuyết tật” vì đi dự chương trình của DCCT [17]. Tương tự, khi trả lời phỏng vấn đài RFA vào năm 2017, thương binh Nguyễn Thanh Kha, một người nhận tiền hỗ trợ từ DCCT, cũng khẳng định rằng Phòng Thương binh – Xã hội của huyện cấp cho ông 270.000 VNĐ tiền trợ cấp khuyết tật mỗi tháng [16]. Như vậy, khó có thể nói rằng chính quyền vẫn phân biệt đối xử với các thương phế binh VNCH, và không cho họ quyền làm người.
Cũng có người cho rằng khoản trợ cấp của chính quyền quá nhỏ, nên vẫn thể hiện sự phân biệt đối xử, và không đảm bảo quyền con người. Thương binh Nguyễn Thanh Kha vừa nêu cũng cho rằng số tiền này “ít ỏi lắm, không đáng kể”. Khoản tiền này quả là ít, nhưng lại không ít nếu so với khoản tiền mà ông Kha nhận được từ Hội H.O. Theo lời chính ông Kha, thì ông được Hội H.O hỗ trợ 100 USD mỗi năm [16]. Số tiền này chỉ tương đương 184.000 VNĐ mỗi tháng, ít hơn khoản trợ cấp của chính phủ.
Tất nhiên, mọi khoản tiền để hỗ trợ các thương phế binh đều có ý nghĩa đối với họ và với xã hội. Ngay cả nhà nước Việt Nam cũng không thể phủ nhận điều này. Khi trả lời đài BBC tiếng Việt vào năm 2017, ông Nam Lộc, MC kiêm cố vấn của Hội H.O, đã cho biết như sau [19]:
"Về việc chuyển tiền cho các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa tại Việt Nam, tôi nhận thấy sau này phía chính quyền họ cũng nhận ra hoạt động này có tính chất nhân đạo hơn là chính trị nên thường thì họ để mọi việc diễn ra suôn sẻ. Chỉ có một vài vụ gặp khó khăn khi chuyển tiền cho những người này nhưng không đáng kể."
Nếu ông Nam Lộc nhận định đúng, thì ta phải thừa nhận hai điều. Một, là DCCT Kỳ Đồng đã thổi phồng các nỗ lực của chính quyền để ngăn thương phế binh VNCH nhận tiền cứu trợ. Hai, là chính quyền không ngăn cản các hoạt động thiện nguyện thuần túy, họ chỉ ngăn cản các hoạt động biểu dương chính trị dưới vỏ bọc thiện nguyện, như chương trình “Tri ân” của ông Lê Ngọc Thanh. Nếu ông Thanh không chính trị hóa chương trình hỗ trợ thương phế binh, các phần quà mà ông nhận chuyển sẽ đến tay thương phế binh một cách rất thuận lợi.
Tuy nhiên, ta cũng phải nhìn nhận một thực tế đáng buồn, rằng nếu chương trình hỗ trợ thương phế binh trong nước không bị chính trị hóa, thì lượng tiền mà Hội H.O quyên góp được đã không tăng lên. Cụ thể, sau khi DCCT Kỳ Đồng chính trị hóa chương trình hỗ trợ thương phế binh, chương trình này bắt đầu được nhắc đến thường xuyên trên các trang BBC, VOA và RFA, khiến cộng đồng người Việt hải ngoại gia tăng sự chú ý với nó. Lượng tiền quyên góp mà Hội H.O thu được bắt đầu tăng vọt từ năm 2016, khi đài SBTN, một đài chống Cộng thân đảng Việt Tân, lần đầu tường thuật trực tiếp đại nhạc hội gây quỹ của hội này qua Internet. Nếu vào năm 2013, Hội H.O chỉ quyên được 750.000 USD, thì vào năm 2017, số tiền quyên được đã đạt con số kỷ lục là hơn 2 triệu USD.
Vì bà Hạnh Nhơn, người sáng lập Hội H.O đã qua đời vào năm 2017, chỉ một năm sau khi đài SBTN đặt hội vào tầm ảnh hưởng của họ, đà chính trị hóa chương trình hỗ trợ thương phế binh có lẽ sẽ tăng tốc trong thời gian tới.
Như vậy, nhìn một cách tổng thể, thì những hoạt động mà DCCT thực hiện để tưởng niệm hoặc hỗ trợ các nạn nhân của chiến tranh Việt Nam không hề giúp ích cho tiến trình hòa giải, hòa hợp dân tộc.
Thứ nhất, khi thực hiện các hoạt động đó, DCCT thể hiện một thái độ phân biệt đối xử không kém gì thái độ của nhà nước Việt Nam. Tương phản với nhà nước, họ coi phe miền Nam là bên chính nghĩa, đáng được tưởng niệm và tri ân, còn phe miền Bắc là “ngụy”, không đáng được nhắc đến.
Thứ hai, vì DCCT biến các hoạt động thiện nguyện để giúp đỡ thương phế binh VNCH thành hoạt động chính trị, họ gia tăng căng thẳng giữa chính quyền hiện tại và những người thuộc chế độ VNCH xưa. Căng thẳng này chắc chắn không có lợi cho tiến trình hòa giải dân tộc, và lẽ ra đã có thể tránh được.
Tất nhiên, DCCT Việt Nam có thể phản bác rằng ai cũng có “quyền” bày tỏ thái độ ủng hộ hoặc biết ơn với chế độ VNCH. Cứ cho là thế. Nhưng họ không có quyền lẫn lộn giữa từ thiện và chính trị, mượn từ thiện để tuyên truyền chính trị, rồi lại tuyên truyền rằng chính quyền đàn áp hoạt động từ thiện vì lý do chính trị.
Vì tất cả những lý do trên, tôi cho rằng các hoạt động tưởng niệm và thiện nguyện của DCCT Việt Nam không những không thúc đẩy, mà còn ngăn cản tiến trình hòa giải dân tộc.
Cũng cần lưu ý rằng trong suốt 6 năm thực hiện các hoạt động này, họ chỉ gắn chúng với thông điệp “tri ân” Tổng thống và thương phế binh VNCH, chứ chưa từng gắn chúng với thông điệp “hòa giải dân tộc”. “Hòa giải dân tộc” xem ra vẫn chỉ là lời nói suông, không gắn với hành động thiết thực của DCCT.
(còn tiếp)
Chú thích:
[1] “Thông báo: Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại Thái Hà cuối tháng 4.2018”
[2] “Thay đổi – đó là mệnh lệnh từ trái tim” – Bài giảng của linh mục Trịnh Ngọc Hiên, chánh xứ Thái Hà
[3] Lịch sử Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam – Blog Lịch sử Xã hội Dân sự
[4] “Các hoạt động kỷ niệm Năm Thánh 2010 của Giáo hội Công giáo Việt Nam” – Bích Đượm, chuyên viên Vụ Công giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ
[5] “Lá thư gây tranh cãi của đức Hồng y” – BBC tiếng Việt
[6] "Vietnam Why Did We Go? The shocking Story of the Catholic "Church's" Role in Starting the Vietnam War" - Avro Manhattan
[7] "Lòng yêu Nước và sự quyết tâm bảo vệ Giáo hội của Linh mục Nguyễn Văn Khải được biểu hiện rõ ràng qua buổi nói chuyện tại Seattle" -
[8] "Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình tròn hai năm" - DCCT Sài Gòn
[9] "Cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm và nạn nhân dịch sởi tại Việt Nam" - JB. Nguyễn Hữu Vinh
[10] "Bải Giảng Thánh lễ Cầu nguyện cho Công lý - Hòa bình Tháng 4/2015" - Linh mục Nguyễn Thế Hiện
[11] "Thông báo về Thánh lễ Cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình tháng 4 năm 2016" - Ban Công lý và Hòa bình Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
[12] "Bài Giảng lễ Công lý – Hòa bình: Quê hương mình rồi sẽ ra sao?" - Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong
[13] Bài giảng lễ Công lý và Hòa bình tháng 4 năm 2017 - Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong
[14] "Lược sử giáo xứ Thái Hà" - Linh mục Nguyễn Văn Khải
[15] "Công bố Tông Sắc Năm Thánh về lòng thương xót" - Đài Vatican
[16] "Hỗ trợ Thương Binh Miền Nam Việt Nam 42 năm qua" - RFA tiếng Việt
[17] "Mất chùa Liên Trì, Dòng Chúa Cứu Thế bị chính quyền làm khó trong cứu trợ thương phế binh VNCH" - Đài SBTN
[18] "Họp mặt thương phế binh tại Dòng Chúa Cứu Thế" - Mặc Lâm, RFA tiếng Việt
[19] "Bà Hạnh Nhơn người cứu trợ thương phế binh VNCH vừa qua đời" - BBC tiếng Việt
DCCT ở Kỳ Đồng luôn núp bóng nhà thờ để tuyên truyền chống cộng sản.Đối với một số ông cha và giáo dân,Hồ Chí Minh chỉ là một lão già xấu quái do vì ít học không nghề nghiệp,không tiến,không thân nhân,lang thang thất thểu đây đó để kiếm sống rồi rốt cuộc do quá đói nên chui xuống tàu xin làm lặt rau để kiếm sống rồi từ đó mà đưa lôi quỷ dẫn đường đến với chủ nghĩa cộng sản và du nhập ngược về VN để nó hoành hành phá bung đất nước như ngày nay,làm cho dân thành điên điên khùng khùng,khôn nhà dại chợ,vọng ngoại,ở dơ vô kỷ luật,gian xảo,ưa nói láo,khôn vặt,gian vặt,tiểu nhân như ngày nay .Nói tóm lại DCCT coi ông Hồ và Đảng cộng sản là nguyên nhân gây cho con người và đất nước lụn bại sống dở chết dở như ngày nay.
Trả lờiXóaCác hoạt động tưởng niệm và thiện nguyện của DCCT Việt Nam không những không thúc đẩy, mà còn ngăn cản tiến trình hòa giải dân tộc. Cũng cần lưu ý rằng trong suốt 6 năm thực hiện các hoạt động này, họ chỉ gắn chúng với thông điệp “tri ân” Tổng thống và thương phế binh VNCH, chứ chưa từng gắn chúng với thông điệp “hòa giải dân tộc”. “Hòa giải dân tộc” xem ra vẫn chỉ là lời nói suông, không gắn với hành động thiết thực của DCCT.
Trả lờiXóaNhững hoạt động mà DCCT thực hiện để tưởng niệm hoặc hỗ trợ các nạn nhân của chiến tranh Việt Nam không hề giúp ích cho tiến trình hòa giải, hòa hợp dân tộc. Chính trị và từ thiện là hai phạm trù khác nhau, họ không có quyền lẫn lộn giữa từ thiện và chính trị, mượn từ thiện để tuyên truyền chính trị, rồi lại tuyên truyền rằng chính quyền đàn áp hoạt động từ thiện vì lý do chính trị.
Trả lờiXóaTrong khi Đảng và Nhà nước đã rất nỗ lực cho việc hòa giải dân tộc thì các hoạt động chính trị được khoác cái vỏ bọc bên ngoài của DCCT VN đang thực hiện trong thời gian vừa qua đang cố tình phá vỡ nỗ lực này. Trong suốt 6 năm thực hiện các hoạt động này, họ chỉ gắn chúng với thông điệp “tri ân” Tổng thống và thương phế binh VNCH, chứ chưa từng gắn chúng với thông điệp “hòa giải dân tộc”. “Hòa giải dân tộc” xem ra vẫn chỉ là lời nói suông, không gắn với hành động thiết thực của DCCT.
Trả lờiXóa