Ngày 29 tháng 4 năm 2018, ở nhà thờ Thái Hà, Hà Nội, linh mục Trịnh Ngọc Hiên, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, đã có một bài giảng để kỷ niệm 43 năm ngày thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2018) [2]. Trong bài giảng của mình, ông Hiên đã phủ nhận ý nghĩa của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, đã bài xích chủ nghĩa xã hội. Đây rõ ràng là một bài giảng có mục đích chống nhà nước Việt Nam. Vậy mà ông Hiên đã dùng khẩu hiệu “hòa giải và hòa hợp dân tộc” để che đi mục đích xấu xa đó.
Trong loạt bài này, trước khi phán xét bài giảng của linh mục Trịnh Ngọc Hiên, tôi đã nhìn lại dòng sự kiện, để xác định lịch sử, động cơ và chiến lược đằng sau khẩu hiệu “hòa giải, hòa hợp dân tộc” mà ông Hiên giảng.
Trong loạt bài này, chúng tôi sẽ phân tích thủ đoạn của linh mục Trịnh Ngọc Hiên và Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) Việt Nam, để làm rõ mục đích xấu của họ.
Bài 5: Động cơ và chiến lược đằng sau khẩu hiệu “hòa giải dân tộc” của Dòng Chúa Cứu Thế
Hiện nay, Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) Việt Nam đang theo đuổi hai mục tiêu chính trị chính.
Một, là truyền đạo cho nhiều người nhất có thể. Như bài về DCCT Việt Nam trên Blog Lịch sử Xã hội Dân sự đã đề cập, họ là một dòng tu dân túy, chuyên nhắm đến đối tượng người cùng khổ, người bị áp bức, và chuyên thu hút tín đồ bằng truyền thông [3]. Từ vụ “biểu tình đòi đất” của tu viện Thái Hà hồi năm 2008 đến nay, DCCT Việt Nam đã cải đạo cho một lượng lớn các gương mặt chống Cộng, các nhóm dân khiếu kiện, cùng thương phế binh của chế độ VNCH cũ, và khiến nhiều nhóm chống Cộng trong nước lệ thuộc vào dòng này.
Hai, là lật đổ chế độ hiện hành của Việt Nam. Đây là cơ hội duy nhất để DCCT Việt Nam đòi lại được những cái mà họ cho là “tài sản cũ của mình”, và trở thành một lực lượng có chỗ đứng trong nền chính trị, văn hóa của dân tộc.
Để theo đuổi hai mục tiêu chính trị này, DCCT Việt Nam đang hợp tác một cách chặt chẽ với đảng Việt Tân [22][23].
Sau khi xem xét hai mục tiêu chính trị trên và toàn bộ dữ kiện đã nêu trong bài, tôi xin phép nhận định:
1. Về nguồn gốc của khẩu hiệu “hòa giải, hòa hợp dân tộc” mà DCCT Việt Nam đưa ra
Khẩu hiệu này có nguồn gốc phức tạp, với nhiều lớp sự kiện khác nhau, trải suốt một quá trình dài.
Trước tiên, phải kể đến khẩu hiệu “hòa giải, hòa hợp dân tộc” mà một tổ chức chống Cộng ở hải ngoại – là nhóm Thông Luận của Nguyễn Gia Kiểng, sau đổi tên thành Tập hợp Dân chủ Đa nguyên – đã đưa ra từ những năm cuối của thế kỷ trước.
Sau đó, một khẩu hiệu tương tự cũng được ông Võ Văn Kiệt và những người ủng hộ đưa ra vào năm 2005.
Năm 2008, sau khi trăn trở về mâu thuẫn màu cờ giữa giới trẻ Công giáo Việt Nam trong và ngoài nước, Hồng y Phạm Minh Mẫn chọn “Sám hối và Hòa giải” làm tiêu đề của Năm Thánh 2010.
Tiêu đề vừa nêu được thông qua vì vào năm 2008, khi ông Mẫn đệ đơn, Vatican đang cần xích lại gần Hà Nội.
Tuy vậy, sau Năm Thánh 2010, DCCT Việt Nam vẫn chống chủ trương “hòa giải dân tộc”, và tiếp tục giữ thái độ chống Cộng cực đoan. Phải đến năm 2016, khi Năm Thánh “Lòng Thương Xót” đánh dấu một bước chuyển trong chiến lược tuyên truyền của Công giáo toàn cầu, thì DCCT Việt Nam mới dùng “hòa giải, hòa hợp dân tộc” làm khẩu hiệu tuyên truyền, theo sát những hướng dẫn của Tòa Thánh.
Như vậy, khẩu hiệu “hòa giải, hòa hợp dân tộc” mà DCCT Việt Nam đang sử dụng đến từ 5 luồng ảnh hưởng, cái sau chồng lên cái trước. Trong mỗi luồng ảnh hưởng này, khẩu hiệu “hòa giải, hòa hợp dân tộc” lại được gán cho một nội hàm khác nhau, và được dùng để phục vụ một số mục đích khác nhau.
Trong 5 luồng ảnh hưởng, có tới 2 luồng phục vụ mục đích của Vatican, thay vì của người Việt Nam.
2. Về động cơ của DCCT Việt Nam khi kêu gọi “hòa giải, hòa hợp dân tộc”
DCCT Việt Nam không hề có thiện chí “hòa giải, hòa hợp dân tộc”. Họ chỉ lợi dụng khẩu hiệu này cho những mục đích sau:
- Để mềm hóa, ôn hòa hóa, nữ tính hóa thông điệp tuyên truyền, nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, theo hướng dẫn trong Năm Thánh “Lòng Thương Xót” của Vatican.
- Để có cơ hội công kích thể chế, công kích chính quyền, theo một cách mà chính quyền khó ngăn chặn.
- Để phủ nhận “huyền thoại” về cuộc chiến tranh giải phóng, thống nhất dân tộc – nền tảng chính đáng quan trọng nhất của thể chế hiện hành.
- Để từng bước đưa chế độ Việt Nam Cộng hòa (VNCH), mà họ gắn bó về mặt lịch sử và lợi ích, thành một thể chế được công nhận, và một chủ đề thảo luận công khai. Sau đó, họ sẽ so sánh những thành tựu phát triển của VNCH với miền Bắc Việt Nam cùng thời và Việt Nam hiện tại. Tất nhiên, khi làm việc này, họ sẽ không nhắc đến một thực tế rằng trong cả chính trị, kinh tế lẫn quân sự, VNCH lệ thuộc hoàn toàn vào các khoản viện trợ của nước ngoài.
3. Về chiến lược dài hạn mà họ có thể hướng đến
Nhìn tổng thể, thì ba bài giảng về “hòa giải, hòa hợp dân tộc” của DCCT Việt Nam nằm trong hai chiến lược tồn tại song song.
Một, là chiến lược tuyên truyền mới của Vatican. Trong chiến lược này, họ xây dựng “quyền lực mềm” thông qua những khẩu hiệu như “lòng thương xót”, “tình yêu”, “hòa giải”…, qua những chương trình đối thoại liên tôn, hoạt động từ thiện và quỹ từ thiện.
Hai, là chiến lược phục hồi chế độ VNCH. Từ năm 2015 trở lại đây, DCCT và nhiều hội đoàn khác trong phong trào đối lập Việt Nam đang tăng cường sử dụng chiến lược này vì hai lý do chính. Thứ nhất, vì phần trong nước của phong trào liên tục bị đàn áp, phần hải ngoại, hầu hết xuất phát từ chế độ VNCH, dần nắm vai trò quan trọng hơn cả về mặt tài chính lẫn tổ chức, chỉ đạo. Thứ hai, vì phong trào không vạch ra được đường lối mới nào cho Việt Nam, nó đành dùng tiền lệ của chế độ VNCH làm mục tiêu và đường lối. Đây là một lựa chọn khôn ngoan, vì nó cho phép họ dùng những thành tựu của chế độ VNCH, được chứng minh qua ảnh chụp, làm một phương tiện để tuyên truyền cho đường lối chính trị của mình.
Trong hai chiến lược trên, cái đầu tiên chắc chắn được DCCT Việt Nam thực hiện một cách có ý thức. Hiện chưa có đủ bằng chứng để xác định mức độ ý thức, tự chủ của DCCT khi họ thực hiện chiến lược thứ hai.
Tuy nhiên, có thể nhận xét rằng để chiến lược thứ hai thành công, DCCT và các tổ chức chính trị có cùng khuynh hướng phải thuyết phục giới trẻ Việt Nam tin vào chế độ VNCH. Vì vậy, những hướng tiến công trong lĩnh vực này, như các chiến dịch tuyên truyền cho Hiến pháp và nền giáo dục VNCH của trang Luật khoa Tạp chí, mới là hướng tiến công có khả năng tạo ra bước ngoặt.
Dù sao đi nữa, qua việc thông điệp “hòa giải” của ông Trịnh Ngọc Hiên không những không bị các tổ chức “cờ vàng” phản bác, mà còn được đăng lại trên trang Facebook của đảng Việt Tân, có thể thấy bài giảng này có ảnh hưởng không nhỏ trong phong trào chính trị đối lập.
4. Về tính chính nghĩa của bài giảng
Hiện nay, trên Internet tồn tại nhiều nước Việt Nam khác nhau. Mỗi nước Việt Nam này có một lịch sử, văn hóa, luân lý, pháp luật, tiêu chuẩn thẩm mỹ riêng biệt, cùng những huyền thoại riêng biệt. Mỗi nước thường dùng hệ chuẩn mực của mình để đánh giá, phán xét các nước còn lại, trong cuộc chiến tuyên truyền để giành dân.
Trong bài giảng của mình, linh mục Trịnh Ngọc Hiên đã cố áp hệ chuẩn mực của Công giáo cho phần còn lại của dân tộc Việt Nam, và phủ nhận các huyền thoại kháng chiến mà nhà nước hiện nay đang dùng làm nền tảng. Vì vậy, đây là một bài giảng phi nghĩa, nếu xét theo hệ chuẩn mực của nhà nước Việt Nam.
Ngược lại, những người ủng hộ chế độ VNCH có thể xem đây là một bài giảng giàu tính chính nghĩa, vì nó phù hợp với lợi ích của hệ thống mà họ tham gia.
Cá nhân tôi không xem đây là một bài giảng giàu tính chính nghĩa.
Thứ nhất, người giảng hô hào “hòa giải”, trong khi không thực lòng muốn “hòa giải”. Làm như vậy là nói dối.
Thứ hai, nhiều nhận định trong bài giảng hoặc không đi kèm bằng chứng thuyết phục, hoặc có thể được chứng minh là sai.
Thứ ba, nội dung bài giảng có những điểm mâu thuẫn với phương pháp luận mà nó sử dụng.
Trong hệ giá trị của cá nhân tôi, nói dối và nói sai thì không có tính chính nghĩa.
Chú thích:
[1] “Thông báo: Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại Thái Hà cuối tháng 4.2018”
[2] “Thay đổi – đó là mệnh lệnh từ trái tim” – Bài giảng của linh mục Trịnh Ngọc Hiên, chánh xứ Thái Hà
[3] Lịch sử Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam – Blog Lịch sử Xã hội Dân sự
[4] “Các hoạt động kỷ niệm Năm Thánh 2010 của Giáo hội Công giáo Việt Nam” – Bích Đượm, chuyên viên Vụ Công giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ
[5] “Lá thư gây tranh cãi của đức Hồng y” – BBC tiếng Việt
[6] "Vietnam Why Did We Go? The shocking Story of the Catholic "Church's" Role in Starting the Vietnam War" - Avro Manhattan
[7] "Lòng yêu Nước và sự quyết tâm bảo vệ Giáo hội của Linh mục Nguyễn Văn Khải được biểu hiện rõ ràng qua buổi nói chuyện tại Seattle" -
[8] "Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình tròn hai năm" - DCCT Sài Gòn
[9] "Cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm và nạn nhân dịch sởi tại Việt Nam" - JB. Nguyễn Hữu Vinh
[10] "Bải Giảng Thánh lễ Cầu nguyện cho Công lý - Hòa bình Tháng 4/2015" - Linh mục Nguyễn Thế Hiện
[11] "Thông báo về Thánh lễ Cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình tháng 4 năm 2016" - Ban Công lý và Hòa bình Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
[12] "Bài Giảng lễ Công lý – Hòa bình: Quê hương mình rồi sẽ ra sao?" - Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong
[13] Bài giảng lễ Công lý và Hòa bình tháng 4 năm 2017 - Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong
[14] "Lược sử giáo xứ Thái Hà" - Linh mục Nguyễn Văn Khải
[15] "Công bố Tông Sắc Năm Thánh về lòng thương xót" - Đài Vatican
[16] "Hỗ trợ Thương Binh Miền Nam Việt Nam 42 năm qua" - RFA tiếng Việt
[17] "Mất chùa Liên Trì, Dòng Chúa Cứu Thế bị chính quyền làm khó trong cứu trợ thương phế binh VNCH" - Đài SBTN
[18] "Họp mặt thương phế binh tại Dòng Chúa Cứu Thế" - Mặc Lâm, RFA tiếng Việt
[19] "Bà Hạnh Nhơn người cứu trợ thương phế binh VNCH vừa qua đời" - BBC tiếng Việt
[20] "America may be more divided now than at any time since the Civil War" - Conor Lynch, Salon.com
[21] "Khái quát về chính sách tôn giáo của chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam (1858-1954)" - TS. Lê Tâm Đắc
[22] "Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà đang thao túng thân nhân của nhóm Hội Anh em Dân chủ?"
[23] "Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà đang in và mặc mẫu áo do đảng Việt Tân cung cấp"
Hiện nay, trên Internet tồn tại nhiều nước Việt Nam khác nhau. Mỗi nước Việt Nam này có một lịch sử, văn hóa, luân lý, pháp luật, tiêu chuẩn thẩm mỹ riêng biệt, cùng những huyền thoại riêng biệt. Mỗi nước thường dùng hệ chuẩn mực của mình để đánh giá, phán xét các nước còn lại, trong cuộc chiến tuyên truyền để giành dân. Trong bài giảng của mình, linh mục Trịnh Ngọc Hiên đã cố áp hệ chuẩn mực của Công giáo cho phần còn lại của dân tộc Việt Nam, và phủ nhận các huyền thoại kháng chiến mà nhà nước hiện nay đang dùng làm nền tảng. Vì vậy, đây là một bài giảng phi nghĩa, nếu xét theo hệ chuẩn mực của nhà nước Việt Nam.
Trả lờiXóaDCCT cho rằng cái cách hoà giải tốt nhất là chính quyền cộng sản phải xin lỗi dân,từ bỏ chế độ độc đảng và minh bạch về đời ông Hồ cũng như các chuyện làm của đảng cộng sản trong bao năm qua.DCCT biện dẫn rằng nếu không có ông Hồ và cái đảng cộng sản do ông dựng nên thì Pháp có thể đã trao trả độc lập cho VN sau 1945,ngày Nhật đầu hàng ,hay những năm sau đó như đã trao trả độc lập cho Campuchia năm 1953.Tuy nhiên(theo DCCT) do có ông Hồ và đảng cộng sản,nên có trận Điện Biên Phủ,hiệp định Geneve,cuộc nội chiến dẫn đến 30-04-75 và các cuộc chiến ngắn ngủi nhưng vẫn đẩm máu với Polpot,Tàu 1979,1984,các cuộc xây dựng và cải cách kinh tế theo mô hình cộng sản và sau cùng nước VN tuy mang tiếng độc lập thống nhất nhưng vẫn nghèo hoàn nghèo và giá trị dân tộc càng bị khinh khi ở nước ngoài và dân tình lại chia rẻ hơn bao giờ hết !Theo DCCT,ông Hồ chỉ là nhưng vật lịch sử gây ra những biến lớn có lợi và có hại chứ không phải là ông thánh bởi thoạt trông,ông Hồ có bộ mặt xấu trai,có cái nhìn trợn trợn như dọa ngầm ,giọng nằng nặng ồm ồm khác với cái nhìn diệu hiền,giọng ấm trên gương mặt phúc hậu của một ông thánh.Ông Hồ do ít học chỉ học đến tiểu học,nghèo,nên đi lang thang đụng gì làm nấy để kiếm sống và sau cùng chui xuống tàu Pháp xin làm phụ bếp,một nghề không cần biết nhiều ngoại ngữ.Về trình độ ngoại ngữ,ông Hồ từng nộp đơn xin làm cho Pháp nhưng vốn ít được đi học nên đơn ông đầy lỗi ngữ pháp và người Pháp vốn trọng văn chương trao chuốt bác đơn.Điều này rõ là đánh tan việc tuyên truyền Bác biết hàng chục thứ tiếng và yêu nước chống Pháp.DCCT cũng nêu rằng nếu ông Hồ là người tốt thì ông đã căn ngăn không cho đánh nhau chứ không phải tán đồng hay xúi miền Bắc "giải phóng " miền Nam trong khi thật sự dân miền Nam đâu yêu cầu khiến hàng triệu người Việt giết nhau, chết chóc đổ nát khắp nơi và cho đến bây giờ vết thương lòng về chuyện nay không bao giờ lành và như thế ông Hồ là "ông thánh" hay quỷ sứ ?Chuyện vợ chồng con cái là chuyện bình thường,nhưng do đảng cộng sản tuyên truyền quá lố về việc hy sinh đời riêng vì nghĩa cả của ông trong khi những nhân vật như Bùi Tín,Vũ Thư Hiên,những người gần cận ông Hồ...đều hiểu rõ nên đã viết rõ về việc này ,kể cả vợ chính thức vợ hờ ra sao.Thử hỏi đây là chuyện rất bình thường mà còn cố giấu (nhưng không được) còn những chuyện khác thì sao nhất là trong thời đại internet như ngày nay?!DCCT cho rằng sau bao biến động trong lịch sử,sau hàng chục năm sống và làm việc theo gương Bác mà thật sự toàn là xạo láo và dẫn dắt của đảng,ngày nay nước Việt lụn bại,hấp hối về mặt kinh tế,bế tắc đường phát triển,dân tính thì điên điên khùng khùng,khôn nhà dại chợ,vọng ngoại,ở dơ,vô kỷ luật,khôn vặt,gian vặt,xảo trá,thù vặt,hung dữ ,ưa nói láo,sống a dua,bè phái,đồng hương,sống vô cảm hay sống mà như chết,giá trị dân tộc bị khinh khi ở nước ngoài,...do vậy,vẫn theo DCCT sự hiện hiện của đảng cộng sản và ông Hồ chỉ là đem lại tai hại vô bờ cho đất nước.
Trả lờiXóaGiả sử những điều DCCT nói là đúng nhưng lịch sử đã là vậy,sự hiện diện của ông Hồ,đảng cộng sản,trận Điện Biên Phủ,ngày 30-04 là có thật ,như vậy viết lịch sử vứt họ đi đâu ?!Phải nói một điều DCCT ở Kỳ Đồng nói riêng và trên cả nước nói chung có thể do có đức tin và do có thể dựa vào nguồn nước
ngoài nào đó luôn nói thẳng mà không sợ bị hệ lụy hay bị tù tội !