Chia sẻ

Tre Làng

Bàn về quyền tự do báo chí ở Mỹ, Âu


Hàng ngày chúng ta thường thấy thi thoảng một vài tổ chức nhân quyền nước ngoài như CPJ... hay Chính phủ Mỹ và các nước phương Tây lại ra phúc trình hay Tuyên bố, báo cáo về nhân quyền lên án Việt Nam hay một số nước vi phạm tự do báo chí, kiểm soát báo chí, đàn áp tự do ngôn luận. Cùng với đó là truyền thông quốc tế bằng tiếng Việt được tài trợ ngân sách đặc biệt từ Mỹ, EU hay truyền thông mạng tự nhận “đấu tranh dân chủ cho Việt Nam” xem nhưng tiêu chí về “tự do báo chí” của những nước, tổ chức quốc tế này ra để lên án VN độc tài, đòi thay đổi thế chế chính trị theo mô hình kia để người dân có được quyền tự do báo chí,tự do ngôn luận ”tuyệt đối”. Thực tế đã chứng minh, nhân quyền đã trở thành thứ “vũ khí” để những nước này sử dụng can thiệp, gây bạo loạn, đẩy các nước không đồng minh hay chống họ vào cảnh tan hoang và người dân ở những nước Irak, Ai Cập... đang thụ hưởng thành quả “nhân quyền” đó ra sao.

Trong phạm vi bài viết này, tôi muốn giới thiệu đến các công cụ luật pháp Mỹ, Anh sử dụng để “kiểm soát” báo chí như thế nào nhé.

Theo Hiến pháp nước Mỹ thì Chính phủ không nắm hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng mà giao cho tư nhân để đảm bảo quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Tuy nhiên, các nhà báo hoạt động nghề nghiệp phải tuân theo quy tắc báo chí (do Hội các Chủ bút nước Mỹ quy định) và Quy tắc về Vô tuyến truyền hình (thông qua từ ngày 9-6-1958). Quy tắc Báo chí Mỹ thể hiện “lý thuyết trách nhiệm xã hội của báo chí” gồm 7 yêu cầu hoạt động nghề nghiệp là: 1. Trách nhiệm; 2. Tự do báo chí; 3. Sự độc lập; 4. Lòng thành, sự xác thực, đúng đắn; 5. Sự vô tư; 6. Sự bảo đảm tôn trọng thanh danh; 7. Giữ thuần phong mỹ tục.

Quốc hội Mỹ có tiểu ban về thông tin của Hạ viện để phân tích và kiểm tra các thông tin báo chí trong thời gian có các cuộc khủng hoảng. Ủy ban Liên bang về thông tin của Mỹ có chức năng không chỉ thuần túy điều phối về kỹ thuật. Nó được quyền 3 năm một lần cấp giấy phép hoạt động cho các đài phát thanh và truyền hình dựa trên những đánh giá về hoạt động của các đài này.

Năm 1917, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật về tội do thám và năm sau là đạo luật về tội bạo động. Theo các luật này, người bị coi là tội phạm nếu có ý thức viết và truyền đi “các phóng sự và ý kiến không đúng”, “cản trở hoạt động của các lực lượng vũ trang hoặc hỗ trợ của đối phương”. Theo Đạo luật về an ninh đối nội được thông qua năm 1959, Thượng viện Mỹ đã thành lập Ủy ban McCarthy - một cơ quan điều tra các hoạt động bị coi là chống Mỹ, trong đó có thông tin trên báo chí. Năm 1953, Bộ luật Hình sự của Mỹ được bổ sung thêm điều cho phép xử việc đăng các tài liệu mà chính phủ cho là bí mật. Song song đó, liên quan đến nhân thân con người, nước Mỹ cũng rất thận trọng cho phép công bố khi liệt “quảng cáo lừa bịp”, “làm giả hàng hóa”, “không có khả năng thanh toán những cam kết tài chính” vào những loại thông tin bị đánh giá là phỉ báng.

Tại Mỹ, ngành bưu điện cũng có thẩm quyền trong việc quyết định lưu hành báo chí đến công chúng khi năm 1918, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật cấm phổ biến bất kỳ loại ấn phẩm nào phê phán hình thức lãnh đạo của nước Mỹ cho phép bưu điện có thẩm quyền này.

Ở Anh, Chính phủ ban hành một đạo luật đóng thành tập dày đến 960 trang, gồm 67 điều và dẫn ra 3.980 trường hợp áp dụng cụ thể hạn chế quyền tự do báo chí trong phạm vi nhất định. Theo đó, những bài báo làm tổn hại thanh danh về nghề nghiệp cá nhân thuộc loại thứ nhất bị hạn chế. Khi làm tổn hại đến các chính sách và các cơ quan Nhà nước, đến luật pháp và tôn giáo, đạo đức bị coi thuộc loại thứ hai bị hạn chế.

Báo chí cũng bị cấm bình luận về công việc của tòa án khi chưa kết thúc bản án, cũng như về việc chống án khi chưa có trả lời của toàn án cấp trên. Những tài liệu công bố trước khi khởi tố vụ án mà ảnh hưởng đến tòa án và cản trở công việc của toà án cũng bị trừng phạt. Báo chí phải thông báo nguồn cung cấp thông tin cho tòa biết và bị cấm đăng ảnh hay phát thanh và truyền hình trực tiếp từ phòng xử án.

Đặc biệt, báo chí phải chấp hành những đạo luật liên quan đến bí mật quốc gia. Nước Anh đã ban hành các đạo luật về bảo vệ bí mật quốc gia vào các năm 1889, 1911, 1920, 1939. Theo luật năm 1911, bức ảnh hoặc bài viết nào về đề tài quân sự có thể bị đối phương sử dụng đều bị coi là phạm tội. Trên thực tế, đạo luật này còn được áp dụng vào cả các đề tài liên quan đến quan hệ quốc tế, ngân hàng, hoạt động của chính phủ.

Cùng với hạn chế quyền công bố thông tin, các đạo luật về bảo vệ an ninh cũng hạn chế quyền nhận thông tin. Các đạo luật này hạn chế cả quyền thu nhận và phổ biến thông tin về những vấn đề không liên quan đến an ninh quân sự. Các đạo luật của Anh về thị trường nông nghiệp (năm 1931), về ngân hàng (năm 1946), về thống kê thương mại (năm 1949) cấm các viên chức thông báo những tin tức nhất định cho báo chí.

Theo luật về đặc quyền của Nghị viện ở Anh, báo chí không được thông tin về một số hoạt động của Quốc hội. Việc công bố những quyết định của Chính phủ trước khi thông báo cho Quốc hội bị coi là vi phạm đặc quyền này và việc vi phạm đó do Quốc hội quyết định. Song song đó, Bộ Quốc phòng Anh còn có ủy ban đặc biệt của lực lượng vũ trang về báo chí và phát thanh. Ủy ban này thường gửi đến các tòa soạn “những thông báo trước” yêu cầu không được phép công bố những tài liệu bảo vệ bí mật quốc gia hạn chế. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Bưu điện Anh “có quyền cấm phát hành bất kỳ tài liệu nào và bất kỳ lúc nào cũng có thể thu hồi giấy phép hoạt động của BBC và IBA”.

Như vậy, luật pháp những nước tiêu biểu này đều có các quy định, có bộ phận quản lý, thẩm định xem xét cho tiếp tục hoạt động hay đóng cửa một cơ quan báo chí hay chấm dứt hợp đồng,xử lý với phóng viên, biên tập viên vi phạm quy định nào đó trong các đạo luật liên quan nào đó.

Dữ liệu trên cho thấy, trừ khi Chính phủ biến mất, còn không bao giờ có “tự do tuyệt đối” cho ngành báo chí – nơi được ví là “quyền lực thứ tư”, thậm chí càng ở trình độ quản lý càng cao thì hình thức quản lý/xử lý càng vi diệu.

Loa Phường sẽ tiếp tục bàn về kỹ năng quản lý báo chí của các nước “mô hình mẫu mực” này và thấy rất đáng cho cơ quan quản lý Nhà nước VN tham khảo

1 nhận xét:

  1. Hàng ngày chúng ta thường thấy thi thoảng một vài tổ chức nhân quyền nước ngoài như CPJ... hay Chính phủ Mỹ và các nước phương Tây lại ra phúc trình hay Tuyên bố, báo cáo về nhân quyền lên án Việt Nam hay một số nước vi phạm tự do báo chí, kiểm soát báo chí, đàn áp tự do ngôn luận. Cùng với đó là truyền thông quốc tế bằng tiếng Việt được tài trợ ngân sách đặc biệt từ Mỹ, EU hay truyền thông mạng tự nhận “đấu tranh dân chủ cho Việt Nam” xem nhưng tiêu chí về “tự do báo chí” của những nước, tổ chức quốc tế này ra để lên án Việt Nam độc tài, đòi thay đổi thế chế chính trị theo mô hình kia để người dân có được quyền tự do báo chí,tự do ngôn luận ”tuyệt đối”. "Nhân quyền" như một công cụ để chúng lợi dụng can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta, nhưng nhìn đi xét lại thì đó chỉ là cái cơ mà chúng "gây sư" với chúng ta mà thôi, chứ chả có gì là to tát cả.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog