Chia sẻ

Tre Làng

CSGT chỉ nhắc nhở liệu có đúng?

Cuteo@

Ngược gió tí nhẻ?

Anh em đang phát rồ lên về câu chuyện CSGT Phủ Lý không phạt, mà nhắc nhở người vi phạm rồi chỉ chỗ mua gương chiếu hậu cho người vi phạm. Có anh còn tỏ ra vô cùng ngưỡng mộ. Có chị thì nói, CSGT tốt thế này giờ rất hiếm và đó là "mẫu mực", blah, blah. 

Sơ lược: FBker N.T.A đăng chuyện về 1 CSGT phát hiện người vi phạm thiếu gương. Thay vì phạt, anh ta nhắc nhở và chỉ chỗ mua gương rồi cho đi..

Đây là cuộc đối thoại: 

- CSGT: “Chào anh! Anh đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông không gương chiếu hậu đề nghị anh xuất trình giấy tờ kiểm tra”.

Xuất trình giấy tờ xong đồng chí cảnh sát nói, “Bây giờ có 2 cách xử lý:

1. Ra quyết định xử lý vi phạm hành chính tại chỗ, theo điểm... khoản... điều... mức phạt cho lỗi này là từ 80k-100k.

2. Nhắc nhở anh để tiếp tục di chuyển, để đảm bảo an toàn cho anh tham gia giao thông chúng tôi sẽ không ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với lỗi vi phạm này của anh mà chúng tôi sẽ nhắc nhở anh với một điều kiện: Anh phải khắc phục lỗi này rồi tôi sẽ trả bằng lái cho anh tiếp tục di chuyển.

Bây giờ anh đi thẳng 200m lên ngã tư đèn đỏ kia rẽ trái có mấy tiệm sửa xe lắp gương vào chỉ với giá 25k”.

- Tài xế: “Nhưng mà giờ đồng chí cầm bằng lái của tôi lát tôi quay lại biết tìm ai lấy.

- CSTG: “Anh chụp ảnh tôi lại nếu sợ tôi không trả. Lát anh khắc phục lỗi xong quay lại trả bằng cho anh tiếp tục di chuyển”.

Lát sau quay lại.

- CSGT: “Bây giờ tôi trả bằng anh di chuyển, anh di chuyển cẩn thận”.

- Lái xe: “Cảm ơn đồng chí cảnh sát”.

Hehe, các anh chị khen ngợi anh CSGT Phủ Lý mẫu mực, dễ chịu,...lại còn "Chúc anh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và mãi phát huy như vậy", tôi rất chê. Nghe chưa.

Cảnh sát mà dùng tình thay luật để xử lý vụ việc phạm luật là một cảnh sát tồi.

Xã hội văn minh, trước tiên phải thể hiện ở việc thượng tôn luật pháp. Cái lý và cái tình mà lẫn lộn sẽ tạo nên tiền lệ xấu và là nguyên nhân dẫn đến hỗn loạn.

Nói thẳng tưng, tay CSGT đó đã sai khi thực thi công vụ và báo chí cũng sai nốt khi nỗ lực tuyên truyền cho hành vi này.. Luật pháp cần được nhận thức và thực thi nghiêm túc chứ không thể lấy "cái tình" để thay thế.

Tay xe máy thiếu gương là vi phạm điều 53 Luật giao thông đường bộ năm 2008. Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, mức xử phạt sẽ là từ 80.000 đến 100.000 đồng. 

Luật pháp đã quy định rõ, CSGT không xử phạt là sai. Anh chị đồng thanh ca tụng cũng sai nốt.

Như tôi đã nói trong một bài nào đó rằng, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Có nghĩa là, bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Ở đây lỗi không gương của anh đi xe máy cần bị xử phạt theo quy định của pháp luật chứ không phải xử phạt theo ý thích của CSGT hay ý của các anh các chị. 

Điều gì sẽ xảy ra nếu như anh chị bị phạt 100k vì lỗi không gương, trong khi tôi không bị phạt? 

Tất nhiên anh chị ấm ức và sẽ chửi bố tay CSGT lên vì đã tạo ra tình trạng bất bình đẳng.

Tôi nhớ lại câu chuyện hồi năm ngoái, có vị khách du lịch tới Đà Nẵng, lái xe vào đường ngược chiều và bị CSGT phát hiện. Nhưng thay vì phạt, CSGT hướng dẫn khách du lịch quay lại đi đúng đường rất tận tình. Báo chí viết rằng, CSGT làm như vậy là rất đáng khen, là lịch sự, là nhân văn, đậm chất Đà Nẵng... Có báo còn dẫn thêm rằng, CSGT làm như vậy vì có sự chỉ đạo của một lãnh đạo trẻ của Thành phố. Tôi chả thấy hay ho gì ở đây cả. CSGT không phạt là sai mẹ, tôi chê. Tay lãnh đạo trẻ chỉ đạo không phạt là chà đạp lên luật pháp để vuốt ve người dân thiếu hiểu biết, tôi càng chê. Hehe, tay này giờ về vườn rồi.

Cũng tại Đà Nẵng, Báo chí đăng bài "Đi ngược chiều, cô gái nhận cách phạt 'lạ' từ CSGT Đà Nẵng", nội dung mô tả hai cô gái đi xe máy vào đường ngược chiều, thay vì bị phạt theo luật, cô được CSGT Đà Nẵng phạt bằng cách cho chép lại 50 lần dòng chữ: "Tôi hứa từ nay sẽ không đi ngược chiều nữa". Thiên hạ cũng tỏ ra khoái trá với cách phạt lạ này. Tôi thì chỉ thấy lạ ở chỗ CSGT phạt tùy tiện, không theo luật gì cả mà lại được ngợi ca.

Còn lấy làm thích thú với cách xử lý của CSGT như thế này thì xã hội còn loạn. Ai vi phạm cũng xin sỏ rồi cho đi thì pháp luật là cái gì vậy, phà ôi?

21 nhận xét:

  1. gương người tốt việc tốt, những việc tốt như anh csgt này phải được nhân rộng, để mọi người thấy được nhiều hình ảnh tốt hơn của lực lượng csgt, chứ mấy anh csgt mang tiếng với dân nhiều quá, như thế thì không tốt,dẫu vẫn biết là còn người này người kia, nhưng một số không ít bộ phận csgt vẫn còn để lại hình ảnh rất xấu trong mắt người dân

    Trả lờiXóa
  2. Thực ra quan điểm của tác giả cũng hơi gay gắt, đồng chí cảnh sát giao thông kia ứng xử như vậy cũng khá hợp lý, vì thứ nhất lỗi của người vi phạm kia không quá mức nghiêm trọng và anh cảnh sát giữ bằng sau đó yêu cầu người vi phạm đi đến cửa hàng lắp gương chiếu hậu, như vậy đồng chí cảnh sát muốn người vi phạm khắc phục lỗi của mình ngay lập tức. Chứ còn dân Việt Nam ta mặc dù lúc vi phạm bị xử lý rất ăn năn hối lỗi, nhưng sau đó thì quên ngay lập tức, không nhớ gì cả, không khắc phục lỗi mà mình gây ra. Cách xử lý của đồng chí cảnh sát có phần nghiêng về tình nhiều hơn, nhưng thế cũng coi là chấp nhận được. Thiết nghĩ với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, những thanh niên "đầu bò đầu bướu" thì không nên áp dùng cách này, vì như vậy sẽ nhờn luật.

    Trả lờiXóa
  3. Pháp luật là thượng tôn, đã sai phạm thì cần phải xử lý. Vì vậy việc làm của Anh CSGT có thể được mọi người tán thưởng nhưng anh này đã không tuân thủ quy định của pháp luật. Và nếu tiếp tục có những việc làm như vậy thì người dân sẽ không coi pháp luật ra gì cả. Dù là bất kì ai, người dân hay cán bộ thì đều phải tuân thủ pháp luật, luật sinh ra là để chúng ta phải tuân theo mà

    Trả lờiXóa
  4. Có thể đầu tiên chúng ta nhìn vào những việc làm của anh CSGT này chúng ta cho là đúng, là văn minh. Nhưng chúng ta đã nhầm, nếu chỉ cần nhắc nhở như vậy thì cần đến luật pháp để làm gì. Không có pháp luật thì tôi nghĩ rằng sẽ chẳng một đất nước nào tồn tại cả. Vì vậy trước khi tán thưởng thì hãy nghĩ xa hơn một chút.

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  6. hoan hô hành động của anh csgt này, nhưng mà những hành động của anh phải được nhân rộng hơn nữa, chứ hình ảnh của csgt chúng ta mất hình ảnh trong lòng người dân quá, nói lại cũng phải thấy ý thức của người tham gia giao thông cũng phải đi lên chứ như thế vẫn chưa được

    Trả lờiXóa
  7. Việc làm của anh csgt này là việc tốt, sẽ làm cho người dân người vi phạm cảm thấy cảm kích và nể phục không còn nghĩ và nói xâu về họ nữa, nhưng việc này cũng phải tùy mức độ nếu người vi phạm có thái độ tốt ăn năn hối lỗi và chịu khắc phục thì nên làm, nhưng ngược lại với những trường hợp mà có thái độ không tốt hay vi phạm lỗi quá nặng thì vẫn cần phải xứ lý theo pháp luật để tạo nên sư uy nghiêm của pháp luật.

    Trả lờiXóa
  8. Cách giải quyết của chiến sĩ CSGT như vậy là không đúng với pháp luật. Mọi hành vi vi phạm đều phải chịu sự xử lí trước pháp luật. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Sẽ gây hỗn loạn, xôn xao trong xã hội khi mà có nguồi bị xử phạt, có người thì lại không. Như vậy sẽ tạo nên sự nghi ngờ về tính tôn nghiêm của luật pháp. Mong rằng các CSGT sẽ lấy đây làm bài học để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình.

    Trả lờiXóa
  9. Người dân là vậy, khi mà không phạt hay phạt mà không liên quan tới tiền nong thì họ vô cùng ủng hộ nhưng cứ hễ làm đúng quy trình thì lại bảo lên án thế này thế nọ. Nói chung, việc làm của anh CSGT về tình thì có thể chấp nhận được nhưng mong anh sẽ không còn lần sau nữa bởi làm vậy không khác gì coi thường pháp luật cả mà trong khi chính anh lại là người đại diện cho pháp luật.

    Trả lờiXóa
  10. Công nhận về mặt đạo đức tình cảm mà nói thì hành động này quá đẹp thậm chí cần nhân lên ấy, tuy nhiên đó chỉ là cái tình thôi còn đối với những gì người cảnh sát này làm thì không đúng lắm, vì nhưng thế là mất đi tính bình đẳng, tính nghiêm minh của pháp luật rồi, nói chung đây cũng là cái khó cho người thực thi pháp luật nên nếu đáng bàn ở đay thì nên bàn về cách nâng cao dân trí cho người dân vì đây cũng là cội nguồn của mọi vấn đè phát sinh

    Trả lờiXóa
  11. Xã hội văn minh, trước tiên phải thể hiện ở việc thượng tôn luật pháp. Cái lý và cái tình mà lẫn lộn sẽ tạo nên tiền lệ xấu và là nguyên nhân dẫn đến hỗn loạn. Nói trắng ra, anh CSGT đó đã sai khi thực thi công vụ và báo chí cũng sai nốt khi nỗ lực tuyên truyền cho hành vi này.. Luật pháp cần được nhận thức và thực thi nghiêm túc chứ không thể lấy "cái tình" để thay thế. Nếu ai vi phạm cũng xin xỏ và được tha như thế thì liệu còn có ai tôn trọng pháp luật???

    Trả lờiXóa
  12. Pháp luật là nghiêm minh, cứ theo nguyên tắc mà làm là trên hết.

    Trả lờiXóa
  13. Anh em đang phát rồ lên về câu chuyện CSGT Phủ Lý không phạt, mà nhắc nhở người vi phạm rồi chỉ chỗ mua gương chiếu hậu cho người vi phạm. Có anh còn tỏ ra vô cùng ngưỡng mộ. Có chị thì nói, CSGT tốt thế này giờ rất hiếm và đó là "mẫu mực"
    đấy là nơi ít xe qua lại, chứ nhiều như hà nội thì loạn mất

    Trả lờiXóa
  14. Haiz, giờ tôi thấy ý thức của người tham gia giao thông rất tồi. Đứng ở đèn xanh, đèn đỏ mà chỉ thấy người dân vượt đi thôi. Chả hiểu đi nhanh được 1,2 phút thì giải quyết được gì, nhưng thấy ý thức như vậy là không chấp nhận được. Nếu mà CSGT xử lý theo tình thì loạn mất.

    Trả lờiXóa
  15. Nước trong thì k có cá ng tốt quá k có ai chơi
    Tại sao không nghĩ tích cực là chú ý tốt thật mà sao lại cứ nghĩ là dựng r thế nọ thế kia nhỉ Theo ý cá nhân thôi chứ cứ bảo cAn. Gt thế nọ thế kia chứ k có các ông ý thì gt việt nam loạn. Hy vọng a csgt này vượt qua những thị phi từ ae đồng đội cùng nghành. Người tốt đươc dân thương iu mến nhưng chắc chắn sẽ găp rat nhiều gian nan từ bọn gian tham xảo quyệt trong nghành đó anh ơi.

    Trả lờiXóa
  16. Người tốt thì thường bị đẩy ra giữa đường hứng nắng chịu mưa , hít ngửi đồ thừa của người xe cát bụi , số còn lại thì ẩn núp như ma, hở ra là ú oà như ninja đạo tặc bụng thì căng chặt toàn oản với xôi lôi thôi là lôi biên với bản đến phát nản vì bọn chỉ oản với xôi ,ăn ngồi một chỗ chẳng hỗ trợ ai,lại còn thù dai nhầy dai như đỉa.

    Trả lờiXóa
  17. Nếu ai cũng chấp hành luật thì làm gì có chuyện bị phạt , nên các thánh cứ làm đúng đi ai dám phạt ! Sai đó rồi ko muốn bị phạt giam xe giam bằng lại khóc mà xin. Ở xã hội còn rất rất nhiều người tốt như đồng chí nhưng cũng có rất nhiều con sâu con bọ đang vì đồng tiền đánh mất lương tâm làm sấu đi hình ảnh người cand

    Trả lờiXóa
  18. Nên có nhiều những việc làm mang tính nhân văn như vậy để mang lại lòng tin cho nhân dân và để lại những hình ảnh đẹp về "người cs công an" nhân dân.Ai tốt thì phải được ban lãnh đạo khen thưởng,anh công an này đáng được tuyên dương. Cứ thế phát huy tốt nhé, người chiến sĩ làng thôn quê hương mình anh Nguyễn văn hưởng nhé. Chúc anh luôn nhiều sức khỏe và bình an.

    Trả lờiXóa
  19. Các đồng chí công an khác noi gương đồng chí công an này thì người dân mới được nhờ và không bức xúc đừng vì đồng tiền mà hoạch những gì không đáng. cảm ơn nhiều những cán bộ như Anh.ko như những người khác cũng là cán bộ nhưng lại thiếu lương tâm khi thi hành nhiệm vụ bản thân tôi đã từng gặp phải...

    Trả lờiXóa
  20. Thì cứ không bị xử lý khi mình vi phạm. Thế là họ tung hô người đó là cao thượng này nọ... Còn xử đúng thì lại gân cổ lên cãi, chửi bới.

    Trả lờiXóa
  21. Đúng: pháp luật là thượng tôn, mọi công dân đều phải bình đẳng và tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên luật là luật, nhưng việc chúng áp dụng trong các tình huống thì cần phải linh hoạt, thấu tình đạp lý không phải cứ cứng nhắc. Tôi thấy qua sự việc này có 2 vấn đề: thứ nhất cách xử lý của anh cảnh sát giao thông trong trường hợp này có thể chưa hẳn đúng về mặt pháp lý nhưng về mặt nhân văn, nó hoàn toàn hợp lý, thậm chí cực kỳ có trách nhiệm; có lẽ điều mà anh cảnh sát giao thông này hướng đến đó là cái mục đích cao cả đằng sau của luật pháp chứ không phải chỉ xử phạt cho qua; thứ 2: cách đặt vấn đề và khai thác của báo chí cực kỳ thiếu tinh tế, mà nói luôn là mục đích của những người này thực sự không trong sáng một chút nào. Viết bài chủ yếu là giật tít câu like chứ hoàn toàn không nghĩ đến vấn đề nhân văn đằng sau đó. Chỉ khổ lực lượng cảnh sát giao thông: xử phạt thì bị dân chửi; không xử phạt thì báo chí nhảy vào nói này nói lọ; đứng giữa 2 dòng nước, thật khó để biết chọn con đường lại cho toàn vẹn.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog