Ngồi cà phê tranh thủ hóng chuyện bàn bên. Một anh khoảng ngoài 45, áo sơ mi nước hến cắm trong quần caki cứt ngựa, giày đen tương đối cũ, kể lý do bỏ vợ cho mấy người đi cùng nghe.
“Nó pha bát mỳ tôm cho chồng…nhìn qua là biết không ra gì rồi”. Anh nói.
Một bác hỏi, không ra gì là sao. Anh sơ mi nước hến nói tiếp.
“Sợi mỳ nó…nó…cứ sường sượng, khô khô trông rất chán đời. Nó không pha bằng tình cảm chân thành nên nhìn phát biết ngay sự gượng gạo trong bát mỳ”.
Chị gái đối diện chép miệng, thế là không được. Ai lại thế bao giờ cơ chứ.
Anh nước hến như được tiếp thêm doping trong công cuộc tìm kiếm sự ủng hộ cho cái sự bỏ vợ của mình (là hoàn toàn đúng đắn) giơ tay chém vào khoảng không một cách quả quyết.
“Pha mỳ là phải như con Hoàn ấy. Từng cử chỉ, thao tác của nó phải nói cực kỳ cảm xúc, ăn sợi mỳ nó vừa mềm vừa đậm. Vì sao? Vì con Hoàn nó làm với tất cả tấm lòng và sự trân quý. Nên người ăn sẽ cảm nhận được những tình cảm nó gửi gắm trong từng sợi mỳ, trong từng cọng hành. Mà đến cái nước nó pha cũng ngọt ngào, dù chỉ là nước múc dưới giếng lên”.
Anh hói trán lớn tuổi nhất lắc đầu bày tỏ sự đồng cảm, chán nhỉ, thế thì bỏ quách đi chứ thế thì chịu sao nổi.
Đồng chí sơ mi nước hến nhấp ngụm trà, vuốt tóc một cách trịnh trọng, chốt hạ.
“Đấy! Nó như thế không bỏ để làm gì?!”
Mình vừa lướt điện thoại vừa hóng. Say mê như đang nghe điểm tin thời sự quốc tế trong tuần. Vừa nghe vừa nể phục tạo hoá tại sao lại sinh ra được một người chồng tinh tế như anh ấy. Đến mức nhìn sợi mỳ tôm trong bát tô cũng có thể nhận ra tình cảm của một người đàn bà – đối với mình ở mức nào.
Mẹ, loại này vợ bỏ mới đúng. Tinh tế thế đéo ai chịu nổi!
Ngứa mồm định nói chõ sang, nhưng nghĩ sao lại thôi vì ngó thấy đồng đội của anh đông quá. Với lại như anh, phải để đời nó cho lên bờ, xuống ruộng tơi tả, bầm dập đã.
Bao giờ ăn một bát mỳ tôm do người người dưng nước lã pha cho mà vẫn rơm rớm nước mắt vì vừa thấy ấm áp xen lẫn tủi nhục, thì khi ấy mới biết mình đã từng ngu như thế nào.
Nguồn Boy Già
Đúng rồi, đồ ở nhà thì thi nhau chế chứ cho ra ngoài vài hôm là biết quý trọng ngay ấy mà, vợ mình mà không chăm mình thì còn ai vào đây nữa, các ông cứ nghĩ rằng nó như đồ trong túi nên mới chê lấy chê để chứ.
Trả lờiXóa“Nó pha bát mỳ tôm cho chồng…nhìn qua là biết không ra gì rồi”. Anh nói.
Trả lờiXóaMột bác hỏi, không ra gì là sao. Anh sơ mi nước hến nói tiếp.
“Sợi mỳ nó…nó…cứ sường sượng, khô khô trông rất chán đời. Nó không pha bằng tình cảm chân thành nên nhìn phát biết ngay sự gượng gạo trong bát mỳ”.
Đời nó thế mà, được ăn no thì rửng mỡ. Lúc ra đời nó dạy cho thì biết thế nào là trân trọng!
“Pha mỳ là phải như con Hoàn ấy. Từng cử chỉ, thao tác của nó phải nói cực kỳ cảm xúc, ăn sợi mỳ nó vừa mềm vừa đậm. Vì sao? Vì con Hoàn nó làm với tất cả tấm lòng và sự trân quý. Nên người ăn sẽ cảm nhận được những tình cảm nó gửi gắm trong từng sợi mỳ, trong từng cọng hành. Mà đến cái nước nó pha cũng ngọt ngào, dù chỉ là nước múc dưới giếng lên”.
Trả lờiXóaChẳng qua là lại bồ bịch bên ngoài nên về hắt hủi vợ con. Khốn nạn!