Lê Ngọc Thống
Tuần qua, thế giới đã được chứng kiến một biểu tượng mà khiến cho “dòng lệ được kích hoạt” khi cảnh 2 nhà lãnh đạo Bắc Hàn và Nam Hàn ôm nhau trên giới tuyến.
Họ trồng cây hòa bình, họ nhắc nhở nhau rằng “mình cùng dòng máu” và họ thỏa thuận sẽ chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa 2 miền trong cuối năm nay để mở đầu cho sự thống nhất toàn vẹn bán đảo Triều Tiên…
*******
AI CHO HÒA BÌNH?
Về mặt công khai, CHDCND Triều Tiên (TT) là một quốc gia có chủ quyền, có chính sách đối ngoại độc lập.
Biểu hiện công khai là TT không có quân đội nước ngoài trên lãnh thổ, TT có quân đội riêng mà có thể ra bất kỳ mệnh lệnh nào cho quân đội mình và đặc biệt, họ đã thành công khi sở hữu được vũ khí hạt nhân, bất chấp Mỹ, Trung Quốc đe dọa, cấm vận hà khắc nhất có thể có…
Nhưng nếu ai đó nói rằng, TT không phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt chính trị, quân sự, kinh tế…là thiếu thực tế, mặc dù Trung Quốc đã bất lực trước việc TT liên tục thử VKHN, buộc phải cấm vận TT dưới sức ép của Mỹ và LHQ.
Về mặt công khai, Hàn Quốc (HQ) đang có vấn đề lớn về “quyền tự quyết” của mình trong chiến tranh hay hòa bình với TT.
Biểu hiện công khai, Hiệp định đình chiến tháng 7/1953 chỉ được ký bởi Mỹ và Triều Tiên mà không có Hàn Quốc.
Riêng với Hàn Quốc, Mỹ đã có một Hiệp định về “Kiểm soát hoạt động” (OPCON) theo đó, thành lập Bộ chỉ huy lực lượng kết hợp Mỹ- Hàn. Tư lệnh lực lượng kết hợp Mỹ- Hàn do một tướng Mỹ được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ.
Thực tế là Tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc cũng là Tư lệnh lực lượng kết hợp Mỹ- Hàn, chỉ huy một đội quân gồm 28.500 quân Mỹ và hơn 600.000 quân HQ cùng các phương tiện trang bị đôi bên.
Do vậy, “trong trường hợp xung đột” tất cả các lực lượng HQ sẽ dưới sự chỉ huy của một vị tướng Mỹ, là Tư lệnh lực lượng kết hợp Mỹ- Hàn chứ không phải dưới sự chỉ huy của Tổng thống và Tổng tư lệnh HQ.
Kể từ tháng 10/1953 sau khi ký thỏa thuận “Kiểm soát hoạt động” thì Mỹ kiểm soát, chỉ huy quân đội Hàn Quốc không chỉ trong trường hợp xảy ra xung đột mà trong cả thời bình.
Thời Tổng thống Roh Moo-hyun, một tổng thống có tư tưởng dân tộc đã yêu cầu Hoa Kỳ từ bỏ quyền kiểm soát hoạt động của mình đối với các lực lượng Hàn Quốc trong trường hợp chiến tranh, nhưng bất thành vì Mỹ không chấp nhận.
Và, may mắn thay, quyền kiểm soát thời bình đã chỉ được trả lại cho Hàn Quốc vào năm 1994, nhưng, rủi thay, điều này không có ý nghĩa, vì giữa Hàn Quốc và Triều Tiên luôn trong trạng thái chiến tranh (chỉ mới đình chiến) mà chưa bao giờ có trạng thái thời bình.
Đáng tiếc là chính phủ Tổng thống Park Geun-hye đã tiếp tục đồng ý gia hạn thỏa thuận OPCON (Kiểm soát hoạt động) “cho đến giữa những năm 2025”…Điều đó có nghĩa là khi chưa có hòa bình cho 2 miền thì quân đội Hàn Quốc vẫn thuộc chỉ huy của Mỹ.
Như vậy, nếu ai đó nói rằng Hàn Quốc quyết định chiến tranh hay hòa bình với Triều Tiên mà không cần được phép của Mỹ là hoang tưởng.
Con đường để đạt được Hiệp ước Hòa bình giữa Nam- Bắc Triều Tiên thuận lợi cho việc thống nhất, đòi hỏi việc bãi bỏ Bộ chỉ huy lực lượng kết hợp Mỹ- Hàn và hủy bỏ OPCON (Kiểm soát hoạt động) mà tồn tại như một “vòng kim cô” trên đầu Hàn Quốc.
Liệu Bắc và Nam Triều Tiên có thể ký thỏa thuận hòa bình song phương mà bỏ quên Hiệp định đình chiến 1953, điều đó có nghĩa là Hàn Quốc tự tay xé bỏ OPCON với Mỹ? Có nghĩa là quyền chỉ huy quân đội HQ được Mỹ trả lại cho Tổng thống HQ và Bộ Tham mưu của ông ta?
Mỹ sẽ không chấp nhận. Mỹ không chấp nhận hủy bỏ Hiệp đình đình chiến 1953, Mỹ không muốn có một hiệp ước hòa bình, chấm dứt chiến tranh giữa 2 miền Triều Tiên.
Bởi đơn giản là Mỹ không muốn tự mình cắt chức Tư lệnh lực lượng kết hợp US-ROK (CFC), có nghĩa là Mỹ sẽ không bao giờ muốn quyền bá chủ Đông Bắc Á của mình bị xâm hại, bị suy yếu.
Ảnh Tổng thống Park Geun-hye và Tư lệnh lực lượng kết hợp CFC Tướng James D. Thurman (người đứng thứ hai từ trái), Phó chỉ huy CFC Tướng Kwon Oh-sung (người đứng thứ hai từ bên phải).
CHỜ ĐỢI GÌ TỪ CUỘC GẶP TRUMP - KIM???
Trong thỏa thuận được ký kết giữa Kim và Moon có một điểm quan trọng nhất, có tính then chốt nhất là “phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên”.
Phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên có nghĩa là ngoài việc Triều Tiên phải giải giáp VKHN thì Mỹ phải rút toàn bộ lực lượng ra khỏi Hàn Quốc cũng như cấm tất cả các vũ khí, phương tiện hạt nhân xuất hiện trên bán đảo…thì điều này sẽ quyết định trong cuộc gặp Trump – Kim sắp tới…
Nhưng, sau cuộc gặp Kim – Moon thì Moon đã dội gáo nước lạnh vào hy vọng hòa bình của người dân Triều Tiên, rằng: “Quân đội Mỹ vẫn sẽ đồn trú tại Hàn Quốc bất chấp kết quả thỏa thuận đàm phán hòa bình của 2 miền…”
Trước khi cuộc gặp xảy ra, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, ông John Bolton, đã đề xuất cho Trump một lời khinh miệt đối với Kim:“Hãy cho chúng tôi biết những cảng nào Mỹ cập tàu, những sân bay nào Mỹ cho máy bay hạ cánh để tải vũ khí hạt nhân của bạn” (Fox New).
Vậy thì hòa bình theo kiểu gì nếu như 28.500 quân Mỹ vẫn đang đe dọa an ninh Triều Tiên? Hay là hòa bình theo kiểu Triều Tiên giải giáp hết vũ khí hạt nhân và đầu hàng Mỹ-Hàn Quốc?
Quả thật, với tình thế đàm phán này thì Kim Jong-un hoặc là như Saddam, Cadafi, nghĩa là sau khi giao nộp vũ khí hạt nhân cho Mỹ thì Mỹ sẽ treo cổ hoặc như là Gorbachev, nghĩa là làm tan rã Triều Tiên…
Có một tình tiết chú ý trong cuộc gặp Kim – Moon, đó là Tư lệnh và Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên chào Moon theo lối nhà binh, nhưng Tổng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc thì bắt tay Kim…
Hành vi này được hãng thông tấn Yonhap-HQ bình luận: “Đây là hành vi chứng tỏ quân đội Triều Tiên đang cảnh giác và căm thù quân đội chúng ta”.
Có vẻ như bình luận của Yonhap là đúng vì quân đội Hàn Quốc đang ở trong tình trạng đang chiến tranh nên bị sự chỉ huy của viên tướng Mỹ.
Lê Ngọc Thống
Mỹ e ngại nhất là Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân và tên lưa mang đầu đạn hạt nhân có thể bắn tới Mỹ. Do đó Mỹ sẽ không chịu bình thường hóa quan với Triều Tiên nếu Triều Tiên không từ bỏ chương trình tên lửa hạt nhân, trong khi Triều Tiên sẽ không từ bỏ nó chừng nào chưa thực sự tin tưởng vào Mỹ. Trên thực tế, điều này rất khó xảy ra vì nếu Mỹ không rút quân khỏi Hàn Quốc. Mà điều này thì ảnh hưởng đến chiến lược xoay trục của Mỹ đối với Khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Cho nên, mối quan hệ dể tiến hành đàm phán giữa các bên hiện nay chỉ yếu xuất phát từ niềm tin nhiều hơn
Trả lờiXóaViệc Hàn Quốc và Triều Tiên đàm phán thống nhất đất nước khó trở thành hiện thực vì một trong các điều khoản bắt buộc sẽ là Mỹ phải rút quân khỏi Hàn Quốc. Đây là điều Mỹ không mong muốn, vì quân đội Mỹ hiện diện ở Hàn Quốc ngoài mục đích răn đe Triều Tiên, hỗ trợ quân đội Hàn Quốc khi cần thì một mục đích khác không kém phần quan trọng đó là ứng phó với Trung Quốc khi cần thiết và thực hiện chiến lược xoay trục tại Châu Á. Nếu Mỹ rút quân, Trung Quốc sẽ là đối tượng đầu tiên thu lợi lớn khi tháo bỏ được một cái gai khó chịu trong suốt 65 năm qua
Trả lờiXóaMặc dù Mỹ luôn lên tiếng ủng hộ một bán đảo Triều Tiên hòa bình, thống nhất, phi hạt nhân, nhưng mục đích chính của Mỹ chỉ là ép Triều Tiên từ bỏ chương trình hạn nhân mà thôi. Một khi Hàn Quốc và Triều Tiên thống nhất, Mỹ sẽ mất đi rất nhiều quyền lợi, đặc biệt là việc đóng quân tại các căn cứ quân sự của Hàn Quốc. Cho nên, bề ngoài Mỹ luôn to mồm ủng hộ hòa bình giữa 2 miền Triều Tiên nhưng thực chất bên trong là xóa bỏ chương trình hạt nhân của Bắc Triều
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaMột kịch bản rất giống với những gì đã diễn ra ở Syria hiện nay. 2 miền cùng một dân tộc nhưng 2 chế độ khác nhau, chịu sự chi phối của 2 cường quốc khác nhau. Thật khó để 2 miền có thể đi đến thống nhất và hòa bình bởi vấn đề lợi ích giữa các bên. Trung Quốc không muốn một nước Triều Tiên thống nhất với sự hiện diện của quân đội Mỹ ở sát biên giới. Bắc Kinh muốn Bắc Triều Tiên là “vùng đệm” ngăn cách với quân đội Mỹ. Chính quyền Tokyo không muốn thấy một nước Triều Tiên thống nhất luôn sôi sục tinh thần chống Nhật. Hoa Kỳ cần đến vấn đề Bắc Triều Tiên để đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc và thực hiện chiến lược xoay trục của mình.
Trả lờiXóaMình không hiểu lắm về chiến lược quân sự cũng như chiến lược hòa bình nước lớn.Nhưng cứ thử đặt ra một câu hỏi đơn giản rằng, Triều Tiên phải giải giáp vũ khí hạt nhân,thì hẳn là chủ tịch Kim cũng đòi ông Trum phải rút quân và triệt thoái vũ khí có tại Hàn.Lúc đó Trung Quốc sẽ vỗ tay trong bị.Còn ông Trum già đời nhưng chưa chịu lẫn.Nước Mỹ vẫn tham vọng làm bố thiên hạ.Ngu như mình cũng chả bằng lòng.Các anh chị rận chủ VN càng không bằng lòng.Hãy chờ xem,hòa bình luôn có giá của nó!
Trả lờiXóaTựa đề "vở cải lương" quá hay, họ chỉ thương vay khóc mướn cười cởi mở cho đẹp ống kính thôi, còn nhiều mâu thuẫn về quyền lợi khó giải quyết lắm, hãy kiên nhẫn chờ xem.
Trả lờiXóaTừ lâu nay có một số lập luận rằng Mỹ chỉ đến viện trợ chớ không chiếm đóng, nghĩa là Mỹ không xâm lược. Thực tế, lính Mỹ đồn trú lâu dài khắp các nước từng có chiến tranh với Mỹ, dù đã đình chiến, dù dân nước đó chống đối, Mỹ cứ lì ra...vì chả chính phủ nào dám chống lại "CHỦ" cả. Lập luận Mỹ không chiếm đóng chủ ý do bọn rận đưa ra để nói Mỹ không xâm lược VN, nhưng thật sự Mỹ "CÚT" cuốn cờ chạy dài còn đâu mà "chiếm với đóng".
Trả lờiXóaViệc Triều Tiên đang có những bước đi nhằm quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc đã vẽ lên một ánh sáng mới cho quan hệ đầy căng thẳng từ trước đó, mặc dù trong mắt nước Mỹ Triều tiên vẫn là một cái gai không bao giờ nhổ được những các cuộc gặp gỡ như thế này cũng làm dịu đi cách nhìn của hai nước về nhau.
Trả lờiXóaMột khi Hàn Quốc và Triều Tiên thống nhất, Mỹ sẽ mất đi rất nhiều quyền lợi, đặc biệt là việc đóng quân tại các căn cứ quân sự của Hàn Quốc vì thế điều chắc chắn là nước Mỹ sẽ không cho điều này xảy ra và chính quyền Triều Tiên đang rất ổn định nên việc thống nhất là vô cùng khó.
Trả lờiXóasự kiên trên cũng 1 phần xoa dịu sự căng trên bán đảo Triều Tiên mà thôi, vẫn có sự dè chừng và đề phòng nhau. Việc quan hệ ngoại giao giữa 2 nước Triều Tiên và Hàn Quốc trở nên tốt đẹp thế giới sẽ cảm thấy yên tâm hơn còn về phía Mỹ thì vẫn xem Triều Tiên là cái gai trong mắt là một đất nước cản trở Mỹ vươn xa
Trả lờiXóaChúng ta đã quá vội mừng và tưởng như rằng hai miền Nam-Bắc Triều Tiên sẽ sớm thống nhất làm một. Nhưng đó chỉ là bề nổi, với những lợi ích của mình thì các nước lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc sẽ không bao giờ để cho hai miền Nam Bắc xác nhập, tất cả cũng chỉ là vở cải lương mà thôi
Trả lờiXóaMọi chuyện diễn ra một cách quá bất ngờ khiến chúng ta khó thể đoán trước được thế nhưng đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Không bao giờ Mỹ lại để yên cho sự thống nhất của Triều Tiên, Mỹ sẽ không bao giờ buông bỏ lợi ích của mình ở quốc gia này và nhìn xa hơn là ở khu vực Châu Á- vốn là khu vực mà Mỹ hằng mong được kiểm soát.
Trả lờiXóa