Cuteo@
Chị Trần Thị Kim Thoa (nick name Facebook Mẹ chồng khó tính), sinh năm 1985, trú tại thành phố Sơn La, làm nghề kinh doanh tự do, dù không quen biết với BS Lương, nhưng chị và chị Đặng Thị Thanh Nhàn, giảng viên Trường Đại học Y dược Thái Bình đứng ra kêu gọi cộng đồng mạng cùng ký để thể hiện sự ủng hộ đối với bác sĩ Hoàng Công Lương.
Cho đến này, 2 chị đã vận động xin được 15.000 chữ ký ủng hộ BS Hoàng Công Lương.
Câu hỏi đặt ra, xin chữ ký có tác dụng gỡ tội cho BS Lương hay không?
Xin nói thẳng, ngoài việc thể hiện sự đồng cảm và động viên BS Lương, thì các chữ ký trên chả có tác dụng gì.
Khi xác định một người nào đó có tội hay không có tội, tòa phải căn cứ vào việc xem xét các chứng cứ, bao gồm cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội. Dựa vào chứng cứ thu thập được mà định tội danh. Không có bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định tòa án phải dựa vào chữ ký ủng hộ của người dân đối với bị cáo để gỡ tội cho họ.
Thẩm phán là những người được đào tạo về pháp lý, nắm vững những chế định pháp lý và pháp luật về tố tụng. Theo đó, nguyên lý là khi định tội danh, khi quyết định người này có tội hay không, chữ ký đó không có ảnh hưởng gì, không thể được xem xét đến.
Chữ ký không có ý nghĩa định tội danh mà chỉ có ý nghĩa là một trong những tư liệu để đánh giá cảm xúc xã hội mà thôi.
Khi xác định một người nào đó có tội hay không có tội, tòa phải căn cứ vào việc xem xét các chứng cứ, bao gồm cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội. Dựa vào chứng cứ thu thập được mà định tội danh. Không có bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định tòa án phải dựa vào chữ ký ủng hộ của người dân đối với bị cáo để gỡ tội cho họ. Thẩm phán là những người được đào tạo về pháp lý, nắm vững những chế định pháp lý và pháp luật về tố tụng. Theo đó, nguyên lý là khi định tội danh, khi quyết định người này có tội hay không, chữ ký đó không có ảnh hưởng gì, không thể được xem xét đến.
Trả lờiXóa