Trong một tuần vừa qua, các nhà dân chủ lại lục đục dậy sóng dư luận bằng việc phản đối chính sách cho thuê đất 99 năm tại ba khu kinh tế đặc biệt: Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Có lẽ bất kể ai theo dõi sự lên xuống của phong trào dân chủ đều không quá ngạc nhiên vì gần như cứ vào mùa này trong năm là các hoạt động dân chủ lại trỗi dậy một cách mạnh mẽ. Mùa hè năm 2011, biểu tình chống Trung Quốc; mùa hè năm 2014, lại biểu tình chống Trung Quốc; mùa hè năm 2016, biểu tình chống Formosa, một tập đoàn của Đài Loan nhưng giới dân chủ cũng xếp hết vào Trung Quốc. Mùa hè năm nay cũng không ngoại lệ, mùa bão còn chưa tới nhưng giới dân chủ lại bắt đầu lục đục trỗi dậy gây sóng gió với nhiều bài viết, nhiều hoạt động xin chữ ký, gửi đơn thư chỉ để phô trương thanh thế.
DỰ THẢO Luật Đơn Vị Hành Chính Kinh Tế Đặc Biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc vốn đã được trình làng từ năm 2017 nhưng tại sao tới bây giờ các nhà dân chủ mới quyết định dậy sóng? Trong suốt một năm vừa qua tại sao không thấy các nhà dân chủ đưa ra các phân tích chỉ ra các lỗi sai hay sơ hở trong dự thảo luật mà lại chờ tới khi Quốc hội sắp thông qua mới dồn dập phản đối? Trên Facebook ông Nguyễn Quang A đã kêu gọi được hơn 300 chữ ký phản đối dự thảo luật và dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng khi mà những người ủng hộ chẳng có thời gian đọc hiểu toàn bộ dự thảo luật nhưng vẫn phải ký cho vừa lòng người lãnh đạo phong trào dân chủ. Nếu đọc kỹ dự thảo luật được đăng công khai tại https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-don-vi-hanh-chinh-kinh-te-dac-biet-2017-340180.aspx thì thấy được một điều đáng chú ý là dự thảo luật này cho phép nhiều cơ chế thông thoáng và minh bạch, đồng thời tạo nhiều niềm tin hơn đối với các giới đầu tư trong nước và ngoài nước. Thay vì đòi hỏi ngừng dự thảo luật thì chúng ta có thể đòi hỏi sự minh bạch của chính quyền đặc khu trong việc cung cấp những ảnh hưởng của quá trình đầu tư đối với môi trường, đời sống người dân ở khu vực lân cận. Thay vì làm như vậy, các nhà dân chủ lại hò nhau lên mạng - xuống đường biểu tình chống...Trung Quốc! Thực sự khó hiểu bởi vì khu kinh tế đặc biệt là sân chơi cho toàn thế giới, doanh nghiệp nào cũng có thể đầu tư, miễn là làm ăn đàng hoàng và chính quyền đặc khu phải có trách nhiệm chọn ra được các doanh nghiệp như thế.
Khu kinh tế đặc biệt không phải là một khái niệm gì mới mẻ vì nó đã xuất hiện từ những năm 1950, và lần đầu tiên là Shannon Airport tại Clare, Ireland. Theo wikipedia, https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_special_economic_zones hiện nay các quốc gia có nhiều khu kinh tế đặc biệt đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Bangladesh, Pakistan, Philippine, Ba Lan, Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia...Thoạt đầu, các quốc gia đều rụt rè và cẩn thận trong việc đưa ra các lợi ích để thu hút đầu tư, nhưng một lợi ích tối thiểu đó là thời gian cho thuê đất tối thiểu không dưới 30 năm và có cơ chế cho phép kéo dài thời gian thuê. Theo thời gian, các quốc gia nhìn thấy ích lợi to lớn từ các đặc khu kinh tế này nên đã kéo dài thời gian cho thuê đất lên 50 năm, hoặc 70 năm và thậm chí là 99 năm như Singapore, Malaysia hay Campuchia. Theo một nghiên cứu của Colliers International http://www.colliers.com/-/media/files/apac/thailand/market-reports/colliers%20radar%20thailand%20leasehold_en.pdf?la=en-th thì trong 10 nước thuộc khối ASEAN thì đã có tới 4 nước cho thuê đất 99 năm là Malaysia, Singapore, Campuchia và Brunei; Việt Nam, Thái Lan và Philippines đang trong quá trình xây dựng cơ chế tăng thời gian thuê lên 99 năm. Như vậy, chúng ta có thể thấy thời gian thuê đất cũng chỉ là một trong các yếu tố thu hút đầu tư và việc tăng từ 70 năm lên 99 năm sẽ giúp Việt Nam có được lợi thế ngang với các nước đang đi đầu về thu hút đầu từ nước ngoài trong khu vực và trên thế giới. Việc chúng ta phải làm bây giờ không phải là phản đối chính sách cho thuê đất 99 năm mà phải là hoàn thiện các cơ chế và chính sách của các đặc khu để thu hút được những doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng và có uy tín, mang lại nhiều lợi ích cho người dân sống quanh khu vực và thúc đẩy sự phát triển của cả nước. Lên mạng hay xuống đường phải đối chỉ gây rối và khiến chúng ta đi lùi một bước và thụt lại so với các nước khác trong khu vực mà thôi.
Việc chúng ta phải làm bây giờ không phải là phản đối chính sách cho thuê đất 99 năm mà phải là hoàn thiện các cơ chế và chính sách của các đặc khu để thu hút được những doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng và có uy tín, mang lại nhiều lợi ích cho người dân sống quanh khu vực và thúc đẩy sự phát triển của cả nước. Lên mạng hay xuống đường phải đối chỉ gây rối và khiến chúng ta đi lùi một bước và thụt lại so với các nước khác trong khu vực mà thôi. LÀm gì chúng ta phải nghĩ đến lợi ích người dân và lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Trả lờiXóaDân ta thì chỉ thấy sự việc nào đó liên quan đến Trung Quốc là bắt đầu nhảy cào cào lên, cả hiểu đầu cua tai ngheo thế nào, a dua a tòng chia sẻ loạn xì ngậu các kiểu như kiểu gây sức ép lên cho chính quyền ý nhỉ? Bất cứ sự việc gì cũng vậy nhất định phải bình tĩnh xem xét, dùng hai tai lắng nghe khi mà hiểu sâu, hiểu kỹ rồi hãy phát biểu, đừng tự biến mình thành con rối để cho kẻ khác lợi dùng mưu đồ vào những việc xấu.
Trả lờiXóa