Chia sẻ

Tre Làng

Một số báo lớn cũng chỉ là con cờ của Trương Huy San?


Việc Trương Huy San bày ra trò “thư kiến nghị” đứng dưới tên của ông Đặng Hữu (cựu bộ trưởng bộ KH CN), sau đó chỉ đạo cho tay chân “đăng trộm” trên VietTimes, Thanh Niên, Infonet, Người Đô Thị, IctNews, Một Thế giới. Ngay sau đó, phát hiện trò ném đá giấu tay của Huy Đức, nên các bài báo này đều rút bài rất nhanh.

Cụ thể sáng nay tờ VietTimes đăng bài viết tiêu đê “GS Đặng Hữu, Tướng Nguyễn Khánh Toàn: Các điều luật đề xuất không giúp bảo vệ được an toàn internet”, bài viết do tác giả Anh Lê đăng tải và gỡ trong vòng 30 phút.

Báo Thanh Niên đăng tải bài viết tiêu đề “Nguyên Bộ trưởng Đặng Hữu gửi quốc hội 4 khuyến nghị về luật An ninh mạng”. Bài báo này cũng bị gỡ 10 phút sau khi đăng tải. Nhưng sau đó đã chuyển sang đăng trên trang Một thế giới, trang con của báo Thanh Niên.

Vẫn chưa biết lý do vì sao các báo rút bài, nhưng theo những thông tin được tuôn ra mấy ngày qua thì Trương Huy San đã chỉ đạo Nguyễn Quang Đồng IPS, vẽ vời ra một lá thư kiến nghị theo những ý chính của Huy Đức, đồng thời kích động Chu Hảo (Cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) để vừa đứng tên, vừa vận động một số cựu cán bộ về hưu tham gia, mà theo báo Viettimes đưa tin là “Nhóm chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản lý CNTT gồm GS. Viện sĩ Đặng Hữu, GS. TS. Chu Hảo, TS. Mai Liêm Trực, Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn,… vừa có thư kiến nghị về Luật An ninh mạng gửi tới Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ trong những ngày đầu tháng 6/2018 này.”

Huy Đức đã quá hiểm khi đưa các thông tin cũ (từ hồi tháng 1, thuở còn quy định đặt máy chủ ở Việt Nam) để lừa các cụ ký tên vào một lá thư kiến nghị nhưng dự thảo Luật An ninh mạng hiện đang được trình Quốc Hội thì đã qua tới 14 lần sửa đổi và không còn quy định đặt máy chủ.

Huy Đức đã chơi chiêu, không chỉ với các cụ đứng tên, mà còn cả với các báo, từ Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập, Thư ký tòa soạn và cả phóng viên.

Bởi theo thông tin tiết lộ, thì tờ đầu tiên đăng tin về thư kiến nghị phải là Thanh Niên, rồi kế đến là Tuổi trẻ, Infonet, Người Đô thị. Tuy nhiên tờ được chọn lại là Viettimes. Một báo điện tử mà nhắc đến tên chắc nhiều người không biết.

Tại sao lại như vậy? Với bức thư có tên của các cựu cán bộ lão thành, Huy Đức chẳng phải sẽ rất dễ dàng để qua mặt các Tổng biên tập tờ báo lớn để được đăng tải trên các trang này hay sao?

Vậy thì chỉ có lý do lớn nhất là vì các cụ không muốn tên mình được đưa lên mặt báo, nhưng chính Huy Đức lại dùng bản kiến nghị có tên các cụ để đem đi lừa các báo dưới danh nghĩa thư của cán bộ lão thành gửi đến Đại biểu Quốc hội. Như vậy Huy Đức có khác nào cái loại lừa thầy phản bạn.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn tờ vô danh tiểu tốt như VietTimes cũng là thủ đoạn của Huy Đức, là thủ đoạn tung tin, “tạo dư luận” khá phổ biến của nhiều báo hiện nay. Đầu tiên, khoảng 4 5 nhà báo thân hữu được Huy Đức tập hợp lại, sau đó phân công nhiệm vụ, lựa chọn một anh ít tiếng tăm nhất để đăng bài, rồi các đầu báo khác sẽ cùng đồng loạt lên tiếng, tay nào viết kém hoặc lười biếng thì cứ copy của người khác, miễn sao đăng đồng loạt. Đây là cách làm vừa né tránh trách nhiệm, vừa dựa vào làn sóng dân túy đang lan rộng để kích động dư luận xã hội.

Chứ thực chất ngôn từ của thư kiến nghị không phải là do các chuyên gia, hay cựu cán bộ lão thành nào trăn trở viết ra, mà do Huy Đức chỉ đạo Nguyễn Quang Đồng ra tay đục đẽo nắn chỉnh các ngôn từ để vừa lừa cựu cán bộ lão thành, vừa lừa báo chí, lừa luôn cả dư luận, nhưng vẫn tạo ra sức phá hoại.

Nói đi cũng phải nói lại, Viettimes hay Thanh Niên, Infonet, Người đô thị đều là cơ quan ngôn luận của ít nhất là một hiệp hội, một tổ chức, là tiếng nói quan trọng, nên dư luận sẽ có niềm tin vào những bài viết nghiêm túc, cuốn hút, khách quan, thể hiện trình độ chuyên môn cao và năng lực chính trị vững vàng của các nhà báo?.

Vậy thì Tổng biên tập các báo nói trên, hà cớ gì không rèn quân cán của mình viết lách cho nghiêm túc, cho người lớn, để người ta nhìn vào không những chỉ sợ, mà còn nể? Tại sao lại quyết tâm biến mình thành con bò cho người ta dắt mũi, thành con cờ trong cuộc chơi của kẻ cơ hội chính trị như Huy Đức?

Hay các anh cũng coi trang tin của mình chỉ như những tờ lá cải, vậy thì tốt nhất chỉ nên đăng tải cướp giết hiếp mà kiếm view sống qua ngày chứ đừng thụt thò bàn đến những chuyện mang tầm vóc quốc gia để mà làm gì mà mang nhục. Các ông bà biên tập báo chí đã bị biến dị đến khinh thường.

11 nhận xét:

  1. Những kỹ năng mài bút sắc bén kết hợp với những thông tin “ít người biết” đặc biệt là tin nội bộ không chỉ giúp tạo ra các “bài báo” hiệu quả, đi vào lòng công chúng, mà nó còn là công cụ giúp một số “nhà báo” kiếm được nhiều tiền bạc và thậm chí còn tiến tới thực hiện các tham vọng chính trị.Người dân trong và ngoài nước từ lâu đã biết đến cái tên đang nổi danh trên mạng xã hội Trương Huy San, bút danh Osin Huy Đức, biệt hiệu “San vẩu”, “San hô”. Nhưng muốn hiểu nguyên nhân nổi đình nổi đám của Trương Huy San hiện nay, chúng ta cần xem lại quá khứ của “nhà báo” này để có thể thấy được bản chất và động cơ hành động gần đây của Huy Đức là gì.

    Trả lờiXóa
  2. Trương Huy San là người gốc Hà Tĩnh, tuổi Nhâm Dần (1962). Năm 1979, Trương Huy San nhập ngũ. Từ 1984-1987, đứng trong hàng ngũ lính tình nguyện Việt Nam tham gia chiến trường Campuchia chống quân diệt chủng Khmer đỏ với vai trò là phóng viên của tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhận thấy đất nước chuẩn bị mở cửa sau Đại hội VI, Trương Huy San đã giải ngũ xin làm cộng tác viên cho các tờ báo lớn để có đất làm ăn thời mở cửa.

    Trả lờiXóa
  3. Để hiểu thêm về quan điểm của Trương Huy San về nghề báo, chúng ta có thể thấy qua “lời dạy bảo” của Trương Huy San: “Mọi người làm báo chúng ta phải mài ngòi bút của mình”. Cảm ơn, ông nói rất đúng, và đúng hơn nữa khi mà ông “dạy bảo” người ta thêm rằng mài ngòi bút để tấn công ai, đả phá mục tiêu nào!“Tên tuổi” Huy Đức bắt đầu nổi như cồn từ loạt bài viết về vụ “Đường Sơn Quán” ở Thủ Đức. Vì sao lại là “Đường Sơn Quán” mà không phải nơi khác? Vì đây là nơi gặp gỡ, chơi bời, đổi chác, hối lộ dành cho những kẻ lắm tiền nhiều của và có quyền lực trong xã hội. Vụ này dính dáng trùm xã hội đen Trương Văn Cam (Năm Cam) lúc này đang thâu tóm các băng đảng. Trong nhóm người lân la và tiệc tùng thác loạn ấy có cả Huy Đức và Hoàng Linh của Báo Tuổi trẻ.

    Trả lờiXóa
  4. Lợi dụng chủ trương triệt phá các điểm ăn chơi, các băng nhóm tội phạm để chuẩn bị Đại hội Đảng lần VI của cố Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh khi đó, Năm Cam đã mua chuộc Trương Huy San, Hoàng Linh và một số “nhà báo” để tấn công triệt hạ không tiếc bằng những hình ảnh nhạy cảm, lời nguyền rủa tới mức cay độc hủy hoại thanh danh Ba Tung và người thân trong gia đình, vì Ba Tung truy quét tội phạm hình sự, khiến Năm Cam mất nguồn thu tài chính. Cô con gái 16 tuổi của Ba Tung đang học tại Trường Lê Quý Đôn đã không chịu nỗi cảnh nhục nhã khi bạn bè đàm tiếu qua những bài báo đầy tanh tưởi của Trương Huy San. Hậu quả là cô gái vô tội ấy đã uống thuốc tự tử vĩnh viễn ra đi. Còn người vợ của Ba Tung thì không chịu nổi sức ép đã vĩnh viễn xa rời cuộc sống bình thường trong bệnh viện tâm thần.

    Trả lờiXóa
  5. Sau khi bị lột mặt nạ trong vụ EPCO – Minh Phụng, trục lợi trên xác chết của tội phạm và giới giang hồ chưa đã, Trương Huy San đột ngột đổi màu, quay lưng lại bắn phá chính những đồng đội đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương của Tổ Quốc. Sau loạt bài “Biên giới tháng Hai” đăng trên tờ “Sài Gòn tiếp thị” nói về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979) có nhiều nội dung phản bội, bóp méo sự thật, Trương Huy San bị sa thải. Sau vụ này, Trương Huy San đã không giữ nổi bình tĩnh và viết những lời lẽ hằn học chửi bới trên trang blog Osin.

    Trả lờiXóa
  6. Việc lựa chọn tờ vô danh tiểu tốt như VietTimes cũng là thủ đoạn của Huy Đức, là thủ đoạn tung tin, “tạo dư luận” khá phổ biến của nhiều báo hiện nay. Đầu tiên, khoảng 4 5 nhà báo thân hữu được Huy Đức tập hợp lại, sau đó phân công nhiệm vụ, lựa chọn một anh ít tiếng tăm nhất để đăng bài, rồi các đầu báo khác sẽ cùng đồng loạt lên tiếng, tay nào viết kém hoặc lười biếng thì cứ copy của người khác, miễn sao đăng đồng loạt. Đây là cách làm vừa né tránh trách nhiệm, vừa dựa vào làn sóng dân túy đang lan rộng để kích động dư luận xã hội.

    Trả lờiXóa
  7. NHững trò lố của TRương HUy San là vô cùng tinh vi và xảo quyệt. MỖi bước đi của hắn đều có những sự tính toán cẩn thận nhằm qua mặt các cơ quan đài báo và lừa gạt người dân. MỌi người cần hết sức cảnh giác trước những chiêu trò bỉ ổi như vậy. MOng rằng các cơ quan chức năng sẽ nhanh chóng vào cuộc điều tra để không cho San làm lũng loạn dư luận nữa.

    Trả lờiXóa
  8. Nghe cái cụm từ lấy danh người khác để viết thôi đã bộc lộ bản chất đàn bà của thằng nhà báo rởm San hô này rồi. Đăng trộm hay ném đá giấu tay thực sự là bộ mặt của báo chí ngày nay ư, không ngờ thằng San đần này có thể dắt mũi các báo được như thế, quá buồn cho một thế hệ báo chí

    Trả lờiXóa
  9. Chỉ mong rằng sau mỗi hành động mỗi nước đi của tên này cơ quan chức này đều theo dõi và vào cuộc vạch trần đẩy đủ bộ mặt và bản chất của tên đối tượng lưu manh gian xảo này xử lý đúng pháp luật không để cho nó kích động dư luận

    Trả lờiXóa
  10. Mùa gió lộng22:59 7/6/18

    Tự các tờ báo này đang hạ giá trị của mình xuống ngang bằng với các tờ báo lá cải khác rồi, gỡ xuống thì cũng được nhưng không thế bỏ qua cho việc mạo danh đăng một cách tùy tiện như vậy được

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog