Nhằm thiết thực kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2018), ngày 13/6, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (Hà Nội), Đoàn Khối các cơ quan Trung ương tổ chức tọa đàm khoa học “Truyền thông trên mạng xã hội”.
Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Tham dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Nguyễn Đức Lợi; Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, Chủ tịch Liên Chi hội Nhà báo Thông tấn xã Việt Nam Lê Quốc Minh; Bí thư Đoàn Khối các cơ quan Trung ương Trần Hữu; Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Vũ đồng chủ trì tọa đàm.
Bí thư Đoàn Khối các cơ quan Trung ương Trần Hữu nhấn mạnh, tọa đàm nhằm góp phần giúp các nhà báo trẻ, đoàn viên thanh niên Khối các cơ quan Trung ương nâng cao nhận thức bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng niềm tin, kỹ năng, cách ứng xử với thông tin trên mạng xã hội; khơi dậy ý thức đấu tranh, phản bác lại các thông tin xấu độc, sai trái.
Bí thư Đoàn Khối các Cơ quan Trung ương Trần Hữu phát biểu khai mạc. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Các đại biểu dự tọa đàm đã tập trung thảo luận, làm rõ thực trạng, ảnh hưởng của truyền thông mạng xã hội đến môi trường báo chí Việt Nam; giải pháp nâng cao giáo dục bản lĩnh chính trị, năng lực xã hội của đoàn viên, thanh niên trên mạng xã hội của tổ chức đoàn; tăng cường sức chiến đấu của tổ chức Đoàn, sức đề kháng của mỗi đoàn viên thanh niên; khuyến khích đoàn viên, thanh niên chủ động bày tỏ ý kiến đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm cực đoan, lệch lạc, sai trái trên mạng xã hội. Đồng thời đưa ra giải pháp nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp của nhà báo trẻ trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin trên mạng xã hội; tham mưu, kiến nghị với các cơ quan chức năng hoàn thiện các quy định về quản lý hoạt động thông tin trên mạng nói chung và mạng xã hội nói riêng...
Phó tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Lê Quốc Minh tham luận tại buổi tọa đàm. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Trao đổi tại tọa đàm về chủ đề “Cuộc chiến chống lại fake news (tin giả) và trách nhiệm xã hội của báo chí”, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Lê Quốc Minh cho rằng: Tình trạng giả mạo các cơ quan báo chí chính thống bằng các website có tên miền gần giống, hoặc các fanpage, tài khoản mạng xã hội... đang diễn ra đáng lo ngại. Trong khi tác hại của tin giả có thể gây hoang mang, thậm chí làm khuynh đảo xã hội, có nguy cơ lấn át những nguồn tin chính thống ở khắp nơi trên thế giới, việc kiểm chứng thông tin trên báo chí lại đang trở nên lỏng lẻo. Không chỉ độc giả mà ngay cả báo chí ở Việt Nam và nước ngoài cũng có thể mắc bẫy của những tin giả. Nhiều nhà báo vô tình chia sẻ những tin giả hoặc tin không rõ nguồn gốc, góp phần phát tán những thông tin chưa được kiểm chứng hoặc thậm chí sai lệch. Từ những thực trạng này, ông Lê Quốc Minh cho rằng mỗi người dùng mạng xã hội cần "like và share có trách nhiệm".
Ông Lê Quốc Minh cho biết, nhiều tòa soạn đang áp dụng một cách làm nguy hiểm: Đăng tải trước, chỉnh sửa sau nếu cần thiết. Không ít trường hợp tin, bài trên báo chí chính thống không được kiểm chứng, không đảm bảo công bằng và cân bằng – những giá trị cốt lõi của báo chí. Tin giả cùng với những sai lầm của một số cơ quan báo chí trong cuộc chạy đua với mạng xã hội để thu hút độc giả và cạnh tranh nguồn thu quảng cáo khiến cho sự tín nhiệm của công chúng với báo chí đã giảm sút rất lớn. Nhấn mạnh tính bức thiết của việc đòi hỏi một nền báo chí chất lượng cao, ông Lê Quốc Minh cho rằng, báo chí cần chủ động hành động, gây dựng lại niềm tin của công chúng. Đây là vấn đề cần được các cơ quan báo chí và chính bản thân mỗi nhà báo đặt sự quan tâm đúng mức, bởi nó không chỉ quan trọng với sự tồn vong của báo chí, mà còn liên quan tới sự ổn định của xã hội.
Đại diện Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp cho rằng, để chọn lọc những thông tin tốt, bài trừ những thông tin xấu, độc từ mạng xã hội, đoàn viên, thanh niên cần nâng cao kiến thức, năng lực xã hội; chung tay xây dựng môi trường mạng xã hội tích cực; đẩy mạnh nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật phục vụ đấu tranh ngăn ngừa, đẩy lùi thông tin sai trái, bịa đặt trên internet.
Đồng tình với những quan điểm này, biên tập viên Bùi Lan Anh (Đoàn Thanh niên Đài Tiếng nói Việt Nam) khẳng định: Mạng xã hội dù phát triển bùng nổ nhưng không thể thay thế hoạt động và thông tin từ các tòa soạn, các cơ quan báo chí chính thống. Do đó, cần khai thác, tận dụng những lợi thế của mạng xã hội, sử dụng nền tảng online để phát triển định hướng thông tin cho độc giả theo hướng phù hợp với thị hiếu song vẫn đảm bảo những tiêu chí cơ bản của báo chí đa phương tiện.
Hiền Hạnh (TTXVN)
Một mặt là đẩy lùi thông tin sai trái trên mạng mặt khác góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước những nguồn thuế sau khi thu được sẽ đáp ứng một phần nào đó tránh để nguồn thuế thất thoát ra nươc ngoài hay các ông lớn gg fb trốn thuế ở Việt Nam
Trả lờiXóaNhằm thiết thực kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2018), ngày 13/6, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (Hà Nội), Đoàn Khối các cơ quan Trung ương tổ chức tọa đàm khoa học “Truyền thông trên mạng xã hội”.
Trả lờiXóaĐồng tình với những quan điểm này, biên tập viên Bùi Lan Anh (Đoàn Thanh niên Đài Tiếng nói Việt Nam) khẳng định: Mạng xã hội dù phát triển bùng nổ nhưng không thể thay thế hoạt động và thông tin từ các tòa soạn, các cơ quan báo chí chính thống. Do đó, cần khai thác, tận dụng những lợi thế của mạng xã hội, sử dụng nền tảng online để phát triển định hướng thông tin cho độc giả theo hướng phù hợp với thị hiếu song vẫn đảm bảo những tiêu chí cơ bản của báo chí đa phương tiện.
Trả lờiXóaĐại diện Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp cho rằng, để chọn lọc những thông tin tốt, bài trừ những thông tin xấu, độc từ mạng xã hội, đoàn viên, thanh niên cần nâng cao kiến thức, năng lực xã hội; chung tay xây dựng môi trường mạng xã hội tích cực; đẩy mạnh nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật phục vụ đấu tranh ngăn ngừa, đẩy lùi thông tin sai trái, bịa đặt trên internet.
Trả lờiXóaMỗi dự luật có thể đều có những điều chưa phù hợp, tuy nhiên mỗi người trước hết hãy bỏ ra mấy phút để đọc kĩ dự luật hơn là dành thời gian đó để đọc những status công kích, xuyên tạc nội dung nhằm gây kích động, chống phá nhà nước, cuối cùng hậu quả cũng do nhà nước thu dọn và chính nó cũng ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Trả lờiXóa