Khoai@
Đây có thể coi là phóng sự thực tế về vụ Bạo loạn tại Bình Thuận của nhà báo Thu Uyên. Khoai@ chép về cho mọi người đọc, để hiểu đúng vấn đề.
***
Sau khi xảy ra bạo động tại Phan Rí, Bình Thuận, có một số người trên FB khăng khăng rằng, người dân Phan Rí biểu tình và đốt phá trụ sở và xe cộ của chính quyền để phản kháng, về vụ Luật Đặc khu và để thể hiện sự phẫn uất lâu năm của họ với chính quyền. Nhiều người ví đây là một cuộc nổi dậy của nhân dân. Có nhiều ý kiến được copy nhau, rằng do ảnh hưởng của Formosa mà dân Phan Rí không còn sống bằng ngư nghiệp được, phải bỏ biển mà đi. Cá biệt có anh làm báo còn khẳng định máu sẽ còn đổ, chừng nào còn nhiệt điện Vĩnh Tân, như là vụ bạo động này do dân Phan Rí bị hại trực tiếp do Vĩnh Tân đến mức phải vùng lên vậy.
Đọc vậy tôi cũng ngẫn cả người, vì thấy về khoảng cách địa lý, Phan Rí không thể là địa bàn nạn nhân trực tiếp nặng nề đến mức phải lật đổ chính quyền của 2 mối hoạ trên. Nên tôi phải đi tận nơi xem sự thể là thế nào. Trước hết, đây là 1 chuyến đi mang tính cá nhân, cho mình, không phải đi làm báo. Tôi chia sẻ những điều tôi tai nghe mắt thấy. Tôi không đề cập những điều thu thập từ đại diện chính quyền địa phương, do điều đó đã có trên mặt báo.
Thứ nhất, NGƯỜI DÂN PHAN RÍ CÓ UẤT ỨC CHÍNH QUYỀN KHÔNG?
Có, như tất cả mọi địa phương khác, như tất cả mọi mối quan hệ chính quyền và dân ở hầu hết mọi nơi có chính quyền. Nhưng không nhiều hơn.
Hai người mà tôi được nói chuyện lâu nhất tại Phan Rí Cửa, là một trí thức, và một quản trị viên trang tin Phan Rí. Trả lời câu hỏi trên, họ nói người ở thị trấn này bất mãn nhất với chính quyền về 2 chuyện:
1/ Không kiểm soát được tội phạm. Một cửa hàng điện thoại di động cho biết mỗi ngày bán 7-8 cái sim cho những người vừa bị cướp điện thoại. Nạn trộm chó đánh chủ nhà ở Phan Rí cũng nặng nề. Trộm vào nhà giờ không ai dám kêu la...
2/ Cả 1 thị trấn sắp lên thị xã, rất đông dân - 45.000 người, nhưng không có một công viên, nhà văn hoá, rạp chiếu phim nào. Có 1 sân đá banh, chính quyền thu hồi đất của dân để làm nhưng sau lại cho tư nhân thuê kinh doanh. (Tại sân đá banh này, các em cho biết đã có sân banh thứ hai, cũng của tư nhân, cũng cho thuê theo giờ). Ngược lại, quán xá ăn nhậu và karaoke lại nhiều, quả đúng thế vì chúng tôi đã thử đếm trên dọc trục đường chính của Phan Rí Cửa, đường Thống Nhất.
Phan Rí không bị mắc mâu thuẫn nan giải như nhiều địa phương khác mắc phải, là mâu thuẫn đất đai. Ngoài sự tức giận như của những người bị buộc phải trao đất cho chính quyền để làm sân banh từ hơn chục năm trước (mà sau lại cho thuê), và một số tranh chấp giải toả lẻ tẻ, thì Phan Rí Cửa chưa bị dự án nào to kiểu FLC nên chưa có oán thấu trời.
Phan Rí quá xa Hà Tĩnh để biển bị ảnh hưởng từ Formosa, theo tôi đây là một sự tưởng tưởng rất bao la của những người muốn kích động từ sự việc này. Sự việc mà ngư dân Phan Rí Cửa phẫn uất, là cách đây cũng đã lâu, có hai tàu giã cào của tư nhân quần trên biển, làm nát lưới của bà con đánh bắt gần bờ. Vụ đó cũng đã có biểu tình. Nhưng chính quyền không làm gì được cả.
Thứ hai, CÓ ĐÚNG LÀ DÂN PHAN RÍ KHỔ CỰC QUÁ PHẢI BỎ XỨ MÀ ĐI?
Các bạn người Phan Rí bảo: Chị có nghe câu “Giàu ăn cá, nghèo ăn thịt” để nói về người Phan Rí không? Phan Rí Cửa là 1 đơn vị hành chính giàu. Thị trấn này rộng có 2,5km vuông, nhưng đóng góp ngân sách cho nhà nước cao hơn cả huyện Bắc Bình bên cạnh. Tôi đòi thăm làng chài nào mà nghèo nhất, thì được chỉ tới xóm Lủi (hay Lũi). Nghèo là vì đất này chưa quy hoạch nên không được xây nhà, phải ở tạm bợ, chứ dân thì không hề nghèo.
Nên nhớ thời điểm trước năm 1975, Phan Rí đã là 1 trong 3 điểm phát triển nhất của đất Bình Thuận, gồm La Gi - Phan Thiết - Phan Rí. Biển này cũng từng là bãi vượt biên mà người ta chôn vàng hàng vali sau này có một số người còn đào được. Và kiều hối đến nay vẫn đổ về Phan Rí Cửa nhiều.
Phan Rí Cửa rất đẹp, nhà cửa, hàng hiệu, quán xá, có cảm giác về thẩm mỹ cao hơn nhiều nơi. Thanh niên học cao thì lên Sài Gòn. Thị trấn có 2 hãng xe lớn Minh Nghĩa và Đông Hưng chạy tuyến SG mà ngày lễ vẫn khó mua được vé do người Phan Rí sống ở Tp về quê rất đông.
Tôi hỏi đi hỏi lại về tác động môi trường từ nhiệt điện Vĩnh Tân. Có lẽ ít người Phan Rí coi đây là vấn đề, do theo những người tôi gặp thì thị trấn Liên Hương cách 20km còn có thể bọ ảnh hưởng trực tiếp và quan sát được, chứ Phan Rí cách Vĩnh Tân trên 30 cây đường chim bay (ĐIỀU CHỈNH LẠI THEO GÓP Ý CỦA 1 SỐ BẠN), nên chưa ảnh hưởng trực tiếp. Những người tôi hỏi chuyện đều tưởng tôi đùa khi nói về Formosa và Vĩnh Tân như các tác nhân gây phẫn uất đến độ phải chống chính quyền.
VẬY NHỮNG AI ĐÃ TIẾN HÀNH BẠO ĐỘNG TRONG NGÀY 10 và 11/6?
(mai viết tiếp ạ)
(Hình: Làng chài nghèo nhất Phan Rí Cửa)
Nói là người phan rí biểu tình phản đối thì không phải, mà đúng hơn là một bộ phận người dân trong đó có số vị thành niên, nghiện ngập đã bị lợi dụng để tấn công vào trụ sở chính quyền, và làm mất đi hình ảnh cũng như danh dự của người dân phan rí, sau khi để lại một loạt hậu quả khôn lường
Trả lờiXóa