Sáng 12.6 tại Singapore đã diễn ra cú bắt tay 12 giây lịch sử giữa lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Hai lãnh đạo cũng đã ký thỏa thuận, hứa đem lại hòa bình cho bán đảo Triều Tiên.
Tại khách sạn Capella, ông Kim đến trước 5 phút để tỏ sự kính trọng người lớn tuổi hơn. Ông Trump đến sau và hai lãnh đạo Mỹ-Triều bắt tay, cười nói vui vẻ với nhau.
Tiếp đó, các ông Trump-Kim vào phòng riêng, nói chuyện 35 phút, có sự chứng kiến của hai phiên dịch. Sau khi rời phòng họp, ông Kim nở nụ cười, một dấu hiệu cho thấy cuộc gặp thành công. Ông Trump vẫy tay với cácnhà báo, nói “Rất tốt, quan hệ hữu hảo”.
Sau một lúc giải lao, hai nhà lãnh đạo cùng đoàn tháp tùng tiến hành cuộc họp thứ hai.
Lúc 13 giờ (giờ Hà Nội), các ông Trump-Kim ký một tài liệu mà Tổng thống Mỹ gọi là “quan trọng và toàn diện", trong khi ông Kim nói cuộc đối thoại là sự khởi đầu mối quan hệ làm việc giữa Triều- Mỹ: “Thế giới sẽ chứng kiến một sự thay đổi lớn”.
Hai lãnh đạo cũng quyết tâm bỏ lại quá khứ 70 năm thù địch sau lưng. Ông Kim nói: “Vẫn còn những thách thức phía trước, nhưng chúng tôi sẽ làm việc với Trump. Chúng tôi đã vượt qua mọi sự nghi ngờ, đồn đoán về cuộc gặp thượng đỉnh này, và tôi tin đây là cơ hội tốt cho hòa bình”.
Hai lãnh đạo Mỹ-Triều từ chối các câu hỏi, về việc Triều Tiên có từ bỏ vũ khí hạt nhân hay không.
Ông Trump nói chắc chắn ông sẽ mời ông Kim thăm Nhà Trắng: “Chúng tôi đã phát triển một quan hệ rất đặc biệt”.
Trước đó, chủ nhân Nhà Trắng yêu cầu các cố vấn cấp cao phải hạn chế “phát biểu linh tinh” về Triều Tiên.
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều từng bị hủy vì hai bên có nhiều bình luận nóng bỏng. Hồi tháng 5, Triều Tiên đột ngột hủy cuộc gặp, vì Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton nói cách làm việc với Triều Tiên nên theo “mô hình Libya”, tức việc Libya đồng ý giải giáp vũ khí hạt nhân hồi năm 2003, nhưng sau đó Đại tá Muammar Gaddafi bị quân nổi dậy có phương tây hỗ trợ giết chết, sau khi họ bắt sống ông trốn dưới ống cống, trong cuộc nổi dậy ở Libya năm 2011.
Tiếp đó, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều bị chính ông Trump hủy, nhưng ngày 1.6, ông Trump tuyên bố cuộc gặp sẽ vẫn diễn ra, sau khi ông tiếp một cựu tướng tình báo Triều Tiên ở Nhà Trắng.
Trước khi rời Canada qua Singapore gặp ông Kim, ông Trump nói với các nhà báo: ông chỉ mất chưa tới 1 phút để biết ngay có thể đạt thỏa thuận nào với lãnh đạo Triều Tiên hay không: “Nếu tôi nghĩ không có thì tôi không để mất thời giờ của tôi và của ông ấy”.
Bảo Vĩnh (theo Washington Times)
Tốt quá rồi, mỹ triều đã bắt tay thế giới thoát đi một mối lo về vũ khí hạt nhân, người dân triều tiên cũng có một cơ hội được vươn ra hòa mình cùng thế giới, đất nước triều tiên cũng vì thế mà sẽ trở nên tươi đẹp hiền hòa hơn bao giờ hết, thế hệ kim jong un đã làm được một điều mà kim nhật thành phải tự hào
Trả lờiXóaLần đầu tiên kể từ chiến tranh lạnh 1947, hai quốc gia tưởng chừng như cực kì đối lập này mới ngồi vào bàn đàm phán với nhau để thỏa thuận một giải pháp chung, liệu đây có phải là sự khởi đầu cho nền hòa bình vĩnh cửu của thế giới này hay không, được thế thì còn gì bằng ?
Trả lờiXóa