Đào Bích/LĐO
Công Vinh bật khóc khi nói về tự truyện.
Cuốn hồi ký của cựu danh thủ xứ Nghệ đã vô tình tự họa ra bức chân dung của anh với nhiều nỗi cô đơn mà một ngôi sao phải gánh chịu.
“Trên sân tập, tôi thấy mình lẻ loi vô cùng. Bóng rất ít khi được luân chuyển đến chỗ của tôi….” - đấy là những dòng hồi ký đầy ám ảnh của Lê Công Vinh.
Sự cô đơn gần như đeo bám Công Vinh trong suốt sự nghiệp bóng đá của mình. Quãng thời gian mới tập tễnh vào nghề, anh bị chèn ép, thậm chí bị bắt nạt. Ăn không cùng chung mâm, chơi không chung đội. Nỗi cô đơn đó càng dai dẳng theo anh cho đến cả sau này, khi Công Vinh đã trở thành một ngôi sao nổi tiếng.
Trang 69 của cuốn sách Phút 89, anh viết: “Tôi đã rất háo hức khi được đến trung tâm huấn luyện quốc gia trong lần triệu tập đầu tiên. Bởi vì tôi sẽ được gặp những cầu thủ mà mình từng say mê theo dõi hồi Tiger Cup 1998. Đấy là Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Mạnh Dũng…, những cầu thủ được xem là thế hệ vàng đầu tiên của bóng đá Việt Nam sau khi hội nhập. Nhưng cuộc sống không như tôi nghĩ. Nói chính xác hơn, Lê Huỳnh Đức không như tôi nghĩ. Khi ấy tôi mới 19 tuổi, còn Huỳnh Đức đã là một tượng đài. Vây quanh anh là những huynh đệ thân cận. Tôi làm gì đã được ngồi chung mâm với các anh, chỉ biết đứng nhìn từ xa mà thôi".
Nỗi cô đơn của Công Vinh còn đến từ …. tình yêu khi anh lỡ “trao trái tim” cho một cô gái không được lòng dư luận và số đông các đồng đội.
"Nếu như ở Bồ Đào Nha, không có ai chuyền bóng cho tôi thì về Hà Nội T&T, tôi có... một người chuyền bóng. Đó là người bạn thân Hồng Tiến. Còn những người còn lại gần như chỉ phối hợp với nhau. Từ Cristiano, Tiến Dụng, Quốc Long, Văn Quyết, Sỹ Cường, Ngọc Duy cho đến Duy Nam, vốn chơi với tôi ngày trước nhưng thấy phe bên kia mạnh hơn nên quyết định... chuyển kèo. Kể cả Văn Biển cũng không còn chuyền bóng cho tôi nữa".
Cuốn sách còn hé lộ sự cô đơn của một ngôi sao bóng đá.
"Một trong những lý do các cầu thủ Hà Nội không thích tôi là Thủy Tiên. Sau khi tình cảm của chúng tôi được công bố, thái độ của họ thay đổi hẳn. Ngay cả bầu Hiển ngày xưa vốn rất thương tôi nay cũng bắt đầu có những rạn nứt.
Tôi và mọi người vào Khánh Hòa dự đám cưới của Duy Nam. Chú Hội (Chủ tịch CLB T&T) cũng có mặt ở đó. Vậy mà tôi đến chào chú và ăn... nguyên cục lơ. Một cái quay mặt đi chỗ khác của chú lập tức biến tôi thành vai chính trong phim Người vô hình. Thỉnh thoảng Thủy Tiên ra Hà Nội thăm tôi và ra sân xem bóng đá. Đội không may mà thua trận đó thì tội vạ trút hết lên đầu Tiên. Mọi người nói nàng là... điềm dữ của đội bóng. Rồi trong thời gian bình phục chấn thương, đến cả tôi cũng bị nhắc khéo việc không nên ra sân cổ vũ, vì lãnh đạo sợ... đen", Công Vinh viết.
Cuộc bẻ kèo của anh với Bầu Hiển để quyết định đầu quân cho đội bóng ACB của bầu Kiên là quyết định ở phút 89 của Công Vinh. Chỉ với lý do duy nhất là ở đội bóng mới, anh có quyền được yêu Thủy Tiên mà không vấp phải cái nhìn định kiến của đồng nghiệp. Chỉ đơn giản như vậy nhưng với Công Vinh đó là số phận, là sự phản ánh rõ nét con người và tính cách mạnh mẽ của anh.
Những dòng hồi ký ám ảnh trong cuốn sách.
Khác với nhiều tượng đài bóng đá, lựa chọn việc kết hôn với một người vợ ở nhà, an phận, làm hậu phương vững chắc thì Công Vinh quyết định lấy một cô gái đầy thị phi. Công Phượng sau này vì áp lực mà từ bỏ cuộc tình cùng Hòa Minzy thì Công Vinh không phải thế. Anh chấp nhận làm mất lòng dư luận, đồng nghiệp, chấp nhận trở thành cầu thủ bị ghét nhất nước để được cưới một cô gái mà anh yêu.
Nhưng cuối cùng, sự cô đơn của Công Vinh đã được đền đáp. Ngoài sân cỏ, anh chắc chắn không phải là một người cô đơn nữa bởi bên cạnh anh luôn có Thủy Tiên sát cánh.
Cuốn tự truyện của anh, có thể sẽ tiếp tục đẩy khoảng cách giữa Công Vinh và những đồng đội cũ lớn hơn nhưng không thể phủ nhận giá trị mà anh đã tạo nên trong hồi ký. Đó là một phần sự thật của nền bóng đá Việt Nam lần đầu tiên được hé lộ, cho dù xung quanh những câu chuyện anh kể vẫn còn có quá nhiều các tranh cãi.
Sự cô đơn gần như đeo bám Công Vinh trong suốt sự nghiệp bóng đá của mình. Quãng thời gian mới tập tễnh vào nghề, anh bị chèn ép, thậm chí bị bắt nạt. Ăn không cùng chung mâm, chơi không chung đội. Nỗi cô đơn đó càng dai dẳng theo anh cho đến cả sau này, khi Công Vinh đã trở thành một ngôi sao nổi tiếng.
Trả lờiXóaCHẢ BÍT THỰC HƯ THÊ NÀO NHỈ?
Cuốn tự truyện của anh, có thể sẽ tiếp tục đẩy khoảng cách giữa Công Vinh và những đồng đội cũ lớn hơn nhưng không thể phủ nhận giá trị mà anh đã tạo nên trong hồi ký. Đó là một phần sự thật của nền bóng đá Việt Nam lần đầu tiên được hé lộ, cho dù xung quanh những câu chuyện anh kể vẫn còn có quá nhiều các tranh cãi.
Trả lờiXóa