Chia sẻ

Tre Làng

Cứu vãn biểu tình, đám phản động tiếp tục dối trá, bịa đặt!


Ngày 23 tháng 5 năm 2018, Quốc hội Việt Nam bắt đầu thảo luận về dự án Luật Đặc khu Kinh tế mới, trước khi bỏ phiếu thông qua vào cuối kỳ họp. Dự luật qui định rằng nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, nhà đầu tư nước ngoài có thể thuê đất ở đặc khu kinh tế với thời hạn 99 năm, thay vì chỉ 70 năm như luật hiện nay. Ngay sau đó, nhiều chuyên gia và đại biểu Quốc hội đã đồng loạt phản đối dự luật, vì cho rằng mô hình đặc khu không những không đem lại hiệu quả kinh tế như kỳ vọng, mà còn tạo ra nhiều nguy cơ an ninh. Đáp lại, Quốc hội đã lùi thời hạn bỏ phiếu thông qua dự luật Đặc khu, để có thời gian chỉnh sửa những điều khoản gây tranh cãi.

Tuy nhiên, sau khi Quốc hội đồng ý sửa dự luật, các tổ chức chống Cộng trong và ngoài nước vẫn tiếp tục kêu gọi biểu tình. Dù họ tuyên bố biểu tình để phản đối dự luật Đặc khu, một số người biểu tình lại giơ biểu ngữ lên án nhà nước Việt Nam “bán nước”. Dù họ tuyên bố đây là một cuộc biểu tình yêu nước, nhiều người biểu tình lại giơ cờ Mỹ và ảnh Tổng thống Mỹ, chứ không giơ cờ Tổ quốc Việt Nam. Ngoài ra, cuộc biểu tình được phát động bởi nhóm Đô Thành Sài Gòn, một nhóm chống Cộng cực đoan, muốn lật đổ chế độ hiện tại để dựng lại chế độ Việt Nam Cộng hòa. Như vậy, ngay từ đầu, đây đã là một cuộc biểu tình thiếu trung thực, mang tính “treo đầu dê, bán thịt chó”.


(Ảnh 01 – Người biểu tình giơ biểu ngữ quy chụp nhà nước Việt Nam “bán nước”. Ảnh chụp ở TP.HCM hôm 10/06/2018)

(Ảnh 02 – Người biểu tình giơ cờ Mỹ và ảnh Tổng thống Mỹ, thay vì giơ cờ Việt Nam)
(Ảnh 03 – Quan điểm chống Cộng cực đoan của người phát động biểu tình)

Ngày 10 tháng 6, cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” ở Bình Thuận đã bùng phát thành bạo động, khiến 8 xe ô tô bị đốt, 3 cơ quan nhà nước bị phá hủy, 28 cảnh sát cùng nhiều dân thường bị thương, và Quốc lộ 1A bị tắc trong một ngày rưỡi. Ngay sau cuộc bạo động đó, đảng khủng bố Việt Tân đã kêu gọi biểu tình để làm tắc đường, nhằm tạo hỗn loạn trong xã hội Việt Nam. Do đó, từ ngày 17 tháng 6, cơ quan công an đã ngăn chặn phong trào biểu tình này bằng các biện pháp mạnh, để bảo vệ an ninh quốc gia và sự an toàn của dân chúng.

Cùng lúc đó, ngày 15 tháng 6, các tổ chức chống Cộng đã lập hai trang Facebook mới để thu thập, móc nối và định hướng người biểu tình, nhằm xây dựng một phong trào biểu tình kéo dài, như họ từng làm hồi mùa hè năm 2011. Cụ thể, một số nhân vật quan trọng trong Diễn đàn Xã hội Dân sự - như Nguyễn Quang A, Hoàng Hưng, Nguyên Ngọc - đã thành lập nhóm “Lão Mà Chưa An”, tập hợp các trí thức lớn tuổi tự xưng là “bô lão”. Cùng lúc đó, Nguyễn Hồ Nhật Thành lập trang “Nhật ký Biểu tình”, tập hợp các thanh niên trẻ. Sau khi thành lập, Lão Mà Chưa An đã dẫn dắt phong trào biểu tình bằng cách liên tục ra các thông báo, thư ngỏ, kiến nghị; còn Nhật ký Biểu tình làm việc này bằng cách tập hợp thông tin của những người tham gia biểu tình, cùng hình ảnh và truyện kể của họ. 

Từ ngày 18 tháng 6, hai trang Lão Mà Chưa An và Nhật Ký Biểu Tình bắt đầu phối hợp với nhau trong việc thu thập, móc nối và hỗ trợ người biểu tình. Hai nhóm này cam kết hỗ trợ chi phí thuốc men, khám chữa bệnh cho người bị đánh; hỗ trợ luật sư cho người bị “sách nhiễu”; hỗ trợ tiền cho gia đình người bị khởi tố. Tiền quyên góp để làm những việc trên được gửi đến tài khoản của ông Nguyễn Quang A, hoặc của Quỹ Lương tâm do ông Quang A quản lý. Đây là một hiện tượng đáng chú ý, vì Diễn đàn Xã hội Dân sự của Nguyễn Quang A chính là tổ chức đầu tiên hướng sự chú ý của dư luận vào chi tiết “cho thuê đất 99 năm” trong dự luật Đặc khu Kinh tế, để thổi phồng nguy cơ mất chủ quyền từ dự luật, nhằm kích động người dân. Trong khi đó, Nguyễn Hồ Nhật Thành từng mở nhiều khóa huấn luyện người hoạt động chống chính quyền, và mời Nguyễn Quang A tham gia giảng dạy. Như vậy, nhóm Nguyễn Quang A vừa là kẻ chủ mưu tạo sóng truyền thông, vừa là kẻ tìm cách lãnh đạo phong trào biểu tình sau khi biểu tình bùng phát.

Để cổ vũ và cứu vãn biểu tình, hai nhóm vừa nêu tiếp tục thiết lập quyền lực của họ trong phong trào biểu tình. Cụ thể, vào ngày 24 và 26 tháng 6, CLB Lê Hiếu Đằng, một phần của nhóm Nguyễn Quang A, liên tục ra hai tuyên bố, để nhắc lại các yêu sách của phong trào biểu tình, đồng thời phản đối nhà nước xử lý người biểu tình bằng vũ lực. Ngày 27 tháng 6, ông Lê Công Giàu, cựu Tổng Thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, viết một thư ngỏ cho những người biểu tình thuộc lớp trẻ, để hướng dẫn họ cách tổ chức một phong trào biểu tình thành công. Trong thư, ông Giàu viết rằng theo kinh nghiệm của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, thì phong trào biểu tình phải “xác định rõ hướng đi” và phải có tổ chức lãnh đạo để “tập hợp lực lượng quần chúng”. Các văn bản vừa nêu đều được trang Lão Mà Chưa An đăng lại.

Cũng trong tuần qua, trang Bauxite Việt Nam đăng ảnh chụp từ một cuộc họp mặt và biểu tình mini, qui tụ các thành viên CLB Lê Hiếu Đằng và Giám mục Nguyễn Thái Hợp. Ngày 26 tháng 6, trang này đăng lại một thư ngỏ để phản đối dự luật Đặc khu, do Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam soạn từ ngày 8 tháng 6 năm 2018. Như vậy, có khả năng Diễn đàn Xã hội Dân sự sẽ phối hợp với phía Công giáo để duy trì phong trào biểu tình, bạo động kéo dài, như họ từng làm năm 2016, trong vụ Formosa.


Trong khi đó, trang Nhật ký Biểu tình tiếp tục tập hợp tin, ảnh về những người biểu tình, để liên lạc với họ. Ngoài ra, họ cũng quảng bá biểu tượng “hoa hồng cài trên hàng rào kẽm gai”, để mô tả đoàn biểu tình như những người trẻ, ôn hòa, có học, yêu nước, giàu lý tưởng, là nạn nhân đáng thương cần được bảo vệ, và giàu tình thương; trong khi cơ quan công quyền là những người “áp bức dân”, “cấm cản tự do”, “phản bội tổ quốc”. Một số nhân vật chống Cộng khác, như “Tuấn tự thú”, Nguyễn Lân Thắng và doanh nhân Lê Hoài Anh, cũng tích cực giúp họ quảng bá hình ảnh này.

Tóm lại, nhóm Lão Mà Chưa An và Nhật Ký Biểu Tình đang chia nhau quyền lãnh đạo phong trào biểu tình. Lão Mà Chưa An lãnh đạo giới già, còn Nhật Ký Biểu Tình lãnh đạo giới trẻ. Lão Mà Chưa An giữ đường lối và yêu sách của cuộc biểu tình, còn Nhật Ký Biểu Tình giữ hình ảnh của cuộc biểu tình. Hai nhóm này phối hợp với nhau trong việc thu thập người biểu tình và thiết lập đường dây liên lạc, tương trợ giữa họ. Cả hai cố kéo dài phong trào biểu tình càng lâu càng tốt.

Hiện nay, Quốc hội đã đồng ý sửa dự luật Đặc khu, biểu tình đã bùng phát thành bạo động, và đảng Việt Tân đã phát động phong trào biểu tình gây tắc đường để lật đổ chế độ. Nếu Nguyễn Quang A và Nguyễn Hồ Nhật Thành chỉ biểu tình để sửa dự luật Đặc khu, họ sẽ thấy mình đã đạt được mục đích, và không nên biểu tình nữa. Còn nếu A và Thành tiếp tục thu thập lực lượng để tổ chức biểu tình kéo dài, ta có lý do để nghi ngờ rằng họ biểu tình vì mục đích chính trị khác, tương tự mục đích của đảng Việt Tân. Việc nói dối người dân, lợi dụng người dân cho mục đích chính trị riêng là không thể chấp nhận.

Để "trấn an" dư luận sau vụ bạo động, nhóm Luật khoa Tạp chí đã chủ động tuyên truyền về tính hợp lý của biểu tình. Cụ thể, Vincente Nguyen viết rằng rằng phong trào biểu tình không phải là một đám đông ngu dốt và phá hoại, mà là một phương pháp hợp lý để thay đổi văn hóa và cấu trúc quyền lực của xã hội.

Quan điểm của Vincent Nguyen có phần đúng. Biểu tình là một hoạt động chính trị bình thường, và quyền biểu tình đã dược công nhận trong Hiến pháp Việt Nam. Nhưng ở mọi quốc gia, người biểu tình đều phải tuân thủ pháp luật. Khi người biểu tình gây nguy hại đến tài sản, tính mạng của người khác, đến an toàn giao thông và an ninh quốc gia, như trong cuộc bạo động ở Phan Rí và lời kêu gọi biểu tình của Việt Tân, thì cơ quan công an có lý do để ngăn chặn biểu tình theo quy định của luật pháp.

(Ảnh 04 – Đảng Việt Tân ra lời kêu gọi biểu tình để gây tắc đường, nhằm lật đổ chế độ)

Cũng trên Luật khoa Tạp chí, Nguyễn Quốc Tấn Trung viết rằng sau vụ bạo động ở Bình Thuận, không nên viện cớ “người dân thiếu hiểu biết” để giới hạn quyền làm chủ của người dân và trao quyền lực cho giới tinh hoa. Thay vào đó, nên chủ động mở rộng quyền làm chủ của người dân, để giúp người dân dần mở rộng hiểu biết, và quen dần với việc làm chủ xã hội. Sau khi xem xét kỹ lưỡng, chúng tôi không đồng ý với ý kiến này. Nâng cao hiểu biết cho người dân là việc của trường học và thư viện, chứ không phải việc của các nền dân chủ. Việc của nền dân chủ là chọn những người phù hợp nhất để đảm nhiệm từng công việc chung. Nếu ta đòi hỏi nền dân chủ thiên vị giới bình dân, chỉ để giúp nâng cao nhận thức của giới bình dân, ta sẽ ngăn nền dân chủ thực hiện chức năng của nó.

Như vậy, Luật khoa Tạp chí đang đi chệch hai hệ thống mà họ đã chọn, là hệ thống luật pháp và hệ thống dân chủ. Nếu tình trạng này còn tiếp diễn trong những tuần tới, ta sẽ có lý do để tin rằng Luật khoa Tạp chí cũng là một tổ chức “treo đầu dê, bán thịt chó”, lợi dụng các lý tưởng chính trị để thâu tóm quyền lực riêng, tương tự nhóm Nguyễn Quang A.

Cũng trong tuần qua, nhiều tổ chức, cá nhân thổi phồng tầm ảnh hưởng của biểu tình để gây hoang mang trong dư luận, nhằm trục lợi. Cụ thể, Diễn đàn Xã hội Dân sự và RFI đang tuyên truyền rằng phong trào biểu tình thể hiện quan điểm chung của đa số người dân Việt Nam, vì vậy Nhà nước Việt Nam cần nhượng bộ phong trào, thay vì “đàn áp”. Trong khi đó, Phạm Chí Dũng tung tin đồn rằng biểu tình “được ngầm hậu thuẫn bởi một thế lực trong đảng cầm quyền”. Việt Nam Thời báo của Dũng, đài VOA và đảng Việt Tân tuyên truyền rằng phong trào biểu tình sắp phát triển thành một cuộc “cách mạng mùa hè”, quy tụ mọi tầng lớp nhân dân để lật đổ chế độ.

Để xác định tầm ảnh hưởng trong thực tế của phong trào biểu tình, chúng tôi đã vẽ biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm mà người sử dụng Google dành cho các từ khóa trong một tháng qua. Biểu đồ cho thấy trong hai tuần trở lại đây, lượng search từ “biểu tình” và “đặc khu” đã trở lại ổn định. Như vậy, do cuộc bạo động ở Phan Rí và chính sách cứng rắn của cơ quan công an, sóng truyền thông ủng hộ biểu tình gần như không còn. Nhóm Nguyễn Quang A, nhóm Phạm Chí Dũng và đảng Việt Tân nên chấp nhận sự thật này, thay vì cố tạo hi vọng giả, nhằm duy trì sự ủng hộ của các nhóm quá khích trong nước và các nhà tài trợ hải ngoại.

(Ảnh 05 - Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm mà người sử dụng Google dành cho các từ khóa trong một tháng qua)Càng cố đấm ăn xôi, thì tự họ "giúp" dân chúng nhìn ra bản thân là những kẻ không từ thủ đoạn, không màng số phận của dân chúng chỉ để chạy theo "thành tích" với ông chủ thực sự bên kia quả địa cầu mà thôi

3 nhận xét:

  1. Nặc danh12:55 2/7/18

    Khi người người dân đã hiểu đầy đủ và kĩ càng về đặc khu kinh tế thì những lời kêu gọi biểu tình bạo loạn như thế này sẽ không còn có tác dụng nữa đâu. Bản chất của bọn phản động đã lộ rõ. Chúng không bao giờ quan tâm đến sự ổn định và phát triển của đất nước. Chúng chỉ khư khư cái dã tâm chống phá đất nước này thôi. Người dân VN cần tỉnh táo, không để bọn chúng lôi kéo thực hiện âm mưu dơ bẩn này.

    Trả lờiXóa
  2. Cũng trong tuần qua, nhiều tổ chức, cá nhân thổi phồng tầm ảnh hưởng của biểu tình để gây hoang mang trong dư luận, nhằm trục lợi. Cụ thể, Diễn đàn Xã hội Dân sự và RFI đang tuyên truyền rằng phong trào biểu tình thể hiện quan điểm chung của đa số người dân Việt Nam, vì vậy Nhà nước Việt Nam cần nhượng bộ phong trào, thay vì “đàn áp”. Trong khi đó, Phạm Chí Dũng tung tin đồn rằng biểu tình “được ngầm hậu thuẫn bởi một thế lực trong đảng cầm quyền”. Việt Nam Thời báo của Dũng, đài VOA và đảng Việt Tân tuyên truyền rằng phong trào biểu tình sắp phát triển thành một cuộc “cách mạng mùa hè”, quy tụ mọi tầng lớp nhân dân để lật đổ chế độ.

    Trả lờiXóa
  3. Sao nhà nuóc không bắt cổ thằng chó già mặt chém Nguyền Quang A nhỉ, để nó hoành hành lâu quá rồi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog