Chia sẻ

Tre Làng

GẠC MA - CÁI CỚ CỦA BỌN XÉT LẠI VÀ CƠ HỘI


Nói nhanh cho vuông: Việc cố tình nhồi chi tiết "Có lệnh không được nổ súng" vào cuốn sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử là một minh chứng cho sự mất dạy. 

Mất dạy là bởi từ cái clip xuất hiện trên mạng cách đây 4 năm, Lê Mã Lương - Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự VN phát biểu tại một cuộc gặp mặt của nhóm Minh Triết, trong đó ông Lương nhấn đi nhấn lại là "Có lệnh không được nổ súng" ở Gạc Ma và đó là lý do khiến 64 chiến sĩ của ta chết oan uổng.

Bất chấp việc ngay sau đó, cựu binh Lê Hữu Thảo đã lập tức phản bác trên trang Facebook cá nhân và nhiều lần trả lời báo chí trong và ngoài nước rằng "bản thân tôi là người trực tiếp có mặt ở Gạc Ma ngày 14/3/1988 nhưng chưa từng nghe đến lệnh không được nổ súng". 

Sau đó, ông Lê Mạnh Hà (con trai nguyên Bộ trưởng QP Lê Đức Anh) cũng lên tiếng về vấn đề này và cho rằng, nếu có, may chăng là có chỉ thị "không được nổ súng TRƯỚC" để Trung Quốc không có cớ gây hấn và đưa thêm lực lượng xuống Trường Sa.

Ấy vậy mà bọn chúng vẫn cố tình giả điếc và tìm mọi cách để "chính thống hóa" cái thông tin mất dạy là "Có lệnh không được nổ súng" bằng cách đưa vào một cuốn sách được xuất bản hợp pháp.

Vì sao tôi nói bọn chúng cố tình? Bởi ngay trong cái backdrop quảng bá cho cuốn sách, có kẻ nào đó đã đưa vào đó dòng chữ với đại ý là "sự thật trước khi đưa ra ánh sáng mặt trời". 

Chúng khoét sâu vào sự kiện Gạc Ma với 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam bị Trung Quốc sát hại và đính kèm theo đó "lệnh cấm nổ súng" để ngầm truyền đến dư luận rằng "chính quyền Việt Nam đã ngấm ngầm bán nước, mở cửa cho Trung Quốc chiếm đoạt chủ quyền của VN ở Trường Sa và ở Biển Đông nói chung".

Chúng viết về Gạc Ma để mọi người quên đi cả chiến dịch CQ-88 thắng lợi như thế nào.

Chúng viết về Gạc Ma với 64 chiến sĩ hy sinh mà không biết rằng, ngay trong trận đó, 24 lính Trung Quốc cũng thương vong. VN không nổ súng thì vì sao chúng nó chết?

Chúng viết về Gạc Ma mà cố tình không nhắc đến chuyện thuyền trưởng Vũ Phi Trừ của tàu HQ 604 "chỉ huy quân trên tàu sử dụng các loại súng AK47, RPD, B-40, B-41 đánh trả quyết liệt khiến nhiều lính Trung Quốc thương vong, buộc đối phương phải bỏ xuồng nhảy xuống biển bơi trở về tàu".

Chúng viết về Gạc Ma mà không biết rằng am mưu ban đầu của TQ là chiếm cùng lúc 3 thực thể Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao nhưng cuối cùng đến tận bây giờ, Việt Nam vẫn giữ được Cô Lin và Len Đao.

Chúng viết về Gạc Ma mà cố tình không cho dư luận biết rằng chỉ trong năm 1988, VN đóng giữ thêm 11 đảo chìm.

Nếu cái gọi là "có lệnh không được nổ súng" như Lê Mã Lương nói ở khách sạn Công đoàn mấy năm trước thì liệu chúng ta có được kết quả ấy? Hỏi đã là trả lời.

Là một tướng quân đội, là một giám đốc bảo tàng quân sự... đáng nhẽ Lê Mã Lương phải là người tuyên truyền mạnh mẽ về CQ-88 và làm cho người dân hiểu rõ hơn về quá trình bảo vệ chủ quyền đất nước chứ không phải đi phao tin đồn nhảm như vậy.

Kế thừa thắng lợi của chiến dịch CQ-88, VN hiện nay đang đóng giữ và kiểm soát 21 thực thể (bao gồm đá, đảo nổi, đảo chìm, rạn san hô...) ở Trường Sa.

Nhưng 21 thực thể ấy chỉ là con số mà phía VN chính thức công bố. Theo tài liệu của Thượng viện Mỹ, từ năm 1990 đến 2008, Việt Nam kiểm soát thêm 10 điểm, từ 2008 đến 2014 thì kiểm soát thêm 18 điểm tại quần đảo Trường Sa. Tính đến năm 2015, Việt Nam đã mở rộng khu vực kiểm soát lên 48 đảo, cồn và rạn san hô. Con số mà Mỹ đưa ra này còn nhiều điều cần phải bàn nhưng tôi đưa ra đây làm ví dụ để minh chứng rằng: Việt Nam KHÔNG để mất đảo như bọn khốn phao tin.


Từ chỗ chỉ đóng quân ở 5 đảo (năm 1975), tăng thêm 4 đảo (năm 1978) đến chỗ 48 điểm, đảo thì người ta gọi là gì?

Chính quyền "bán nước" hay "để mất hết biển đảo" như con thần lũ và đồng bọn chúng nó hay bóng gió mỉa mai mà được thế này thì nên "bán" khỏe hơn nữa.

21 nhận xét:

  1. Đúng thật là rất bực minh khi có những kẻ lại đi xuyên tạc rằng có lệnh không được nổ súng . Cụ thể theo tài liệu của Thượng viện Mỹ, từ năm 1990 đến 2008, Việt Nam kiểm soát thêm 10 điểm, từ 2008 đến 2014 thì kiểm soát thêm 18 điểm tại quần đảo Trường Sa. Tính đến năm 2015, Việt Nam đã mở rộng khu vực kiểm soát lên 48 đảo, cồn và rạn san hô. Như vậy nếu như có lệnh không được nổ súng thì các đảo có được giử vf phát triển như hiện nay không

    Trả lờiXóa
  2. Là một tướng quân đội, là một giám đốc bảo tàng quân sự... đáng nhẽ Lê Mã Lương phải là người tuyên truyền mạnh mẽ về CQ-88 và làm cho người dân hiểu rõ hơn về quá trình bảo vệ chủ quyền đất nước chứ không phải đi phao tin đồn nhảm như vậy.

    Trả lờiXóa
  3. Là một thiếu tướng quân đội nhân dân Việt Nam mà ông Lê Mã Lương đã thiếu trách nhiệm trong việc biên tập sách, đưa những thông tin sai sự thật nhằm diễn biến hòa bình người đọc ko biết sự thật đây mà, ko hiểu là mộtthiếu tướng mà lại có thể viết ra những cuốn sách như vậy thì thế hệ sau sẽ hiểu sai thế nào về lịch sử nước nhà, một trận chiến đau thương

    Trả lờiXóa
  4. KHông nhắc đến và biên tập hì thôi chứ đã làm, tôi cũng đồng tình quan điểm phải làm đến nơi đến chốn, không thể chỉ nói một mặt của vấn đề, phân tích phải toàn diện, sát thực thì mọi người mới có cái nhìn đúng đắn, chuẩn xác về sự việc, chứ để phát tán rộng rãi cuốn GM- vòng tròn bất tử này ra thế giới như hiện giwof liệ cái nhìn lệch lạc về QĐ Việt Nam chắc chắn không tránh khỏi!

    Trả lờiXóa
  5. Thật sự khốn nạn. Một chi tiết tuy nhỏ, nhưng có khả năng thay đổi toàn bộ sự thật lịch sử. TÔi có nên nhìn nhận sự việc này dưới góc độ một hành động phá hoại tinh vi và có chủ đích chăng??

    Trả lờiXóa
  6. Đó không chỉ là những dấu hỏi đặt ra xung quanh việc nguyên cớ từ đầu ông tướng này khẳng định có lệnh cấm nổ súng tại Gạc Ma năm 1988, trong khi những người trong cuộc lại phủ nhận điều đó? Đoạn phỏng vấn mới đây với ông Lê Hữu Thảo (Hà Tĩnh), một cựu binh may mắn trở về từ Gạc Ma năm 1988 cho thấy rất rõ điều này?

    Trả lờiXóa
  7. sau năm 1975, với quá trình học hành thường xuyên và tham gia công tác bảo tàng khiến tướng Lương không có điều kiện tiếp cận và có được những cứ liệu sống động đó.

    Trả lờiXóa
  8. Tháng 4/1986 Tư lệnh Giáp Văn Cương dẫn đầu đoàn cán bộ HQ, có sự tham gia của cơ quan BQP đi kiểm tra, chỉ đạo các mặt toàn bộ quần đảo Trường Sa, tôi là trợ lý phòng Công binh cùng anh Đỗ Thông tham gia đoàn. Đoàn đi gồm 2 tầu HQ505 và HQ511.

    Trả lờiXóa
  9. Tháng 11 năm 1986 nhà C3 đầu tiên được lắp dựng trên đảo chìm Thuyền Chài. Nhà tận dụng cột điện gỗ thông ở Cam ranh của Mỹ cắt ra, kết cấu dầm gỗ thông, lát ghi nhôm lợp vòm tôn.

    Trả lờiXóa
  10. Cuốn sách đã được chỉnh sửa hàng trăm lần, với 48 lần biên tập, cập nhật mà vẫn có 8 lỗi, trong đó có 2 lỗi nghiêm trọng (lỗi 1 và lỗi 8) là do "cậu đánh máy", hay do người biên soạn?

    Trả lờiXóa
  11. Lịch sử luôn có những khúc quanh, những chuyện chưa thể giải mã được. Nhưng sẽ là có lỗi, nếu như có cơ hội và điều kiện để giải mã nó mà chúng ta vẫn làm thinh, buông xuôi mọi thứ!

    Trả lờiXóa
  12. Tôi thật sự thất vọng với những người cầm bút đã viế nên cuốn sách này. Trong lòng tôi chỉ đau đáu một câu hỏi: đã không có tâm, sao còn viết sử???
    Thật sự buồn, khi xương máu cha ông đời trước đổ xuống lại bị đáp lại bằng một hành động không thể xấc láo hơn!

    Trả lờiXóa
  13. Trung Quốc đã cho lính lên tranh chấp với ta, chúng giật cờ không được, tên chỉ huy đã dùng súng ngắn bắn chết Trung uý Trần Văn Phương sỹ quan chỉ huy của Lữ đoàn 146.

    Trả lờiXóa
  14. Bằng các hành động dũng cảm không chùn bước trước mũi súng của quân thù. Với quyết tâm cho tầu ủi bãi, dùng Pông tông neo cắm, lắp dựng nhà C3 chúng ta đã chốt giữ được 12 đảo chìm trong khi Trung Quốc chiếm được 6 đảo chìm. Trong đó xảy ra chiến sự ở khu vực 3 đảo chìm họ chỉ chiếm được 1 đảo Gạc Ma, chúng ta vẫn giữ được Cô lin và Len Đao.

    Trả lờiXóa
  15. Sau sự kiện 14/3/1988, cả nước hướng về Trường Sa, nhân dân thế giới lên tiếng ủng hộ chúng ta. Nguồn lực đầu tư cho Trường Sa được huy động, hệ thống công trình trên quần đảo Trường Sa được đầu tư và tập trung lực lượng xây dựng cơ bản vững chắc.

    Trả lờiXóa
  16. Nguyễn Văn18:22 16/7/18

    LML mua danh 3 vạn, bán danh 3 đồng.

    Trả lờiXóa
  17. Ông Lương nên tự kiểm điểm đi, nếu không Nhà nước phải điều tra cho rõ những phát biểu sai sự thật của ông Lương xem có thế lực nào đứng đằng sau không; Trường hợp rõ ràng và nguy hại thì cần có biện pháp thích đáng, nếu ông Lương không giải thích được rõ ràng thì kể cả việc hạ bỏ quân hàm của Ông để làm gương cho kẻ khác.

    Trả lờiXóa
  18. Cứ chiếu theo quy định của Đảng về các biểu hiện của tự diễn biến biến tự chuyển hóa mà lột mẹ cái Thiếu tướng của thằng tướng này đi. Càng sớm càng tốt.

    Trả lờiXóa
  19. Đấy chính là âm mưu thâm độc diễn biến hoà bình trên mặt trận văn hoá tư tưởng của Mỹ đối với Việt Nam, hành động xuyên tạc, xét lại lịch sử của kẻ cơ hội chính trị Lê Mã Lương đã bị phơi bày ra trước sự thật. Đó là điều không thể tha thứ khi chúng nó đã lừa bịp thế hệ hôm nay và mai sau. Thế hệ tương lại rồi sẽ phán xét chúng.

    Trả lờiXóa
  20. Đừng bao giờ vì ý thích cá nhân mà đổi trắng thay đen, thay đổi lịch sử, vì đó là giá trị cốt lõi của một dân tộc. Xuyên tạc sự thật lịch sử là tội vô cùng thất đức và khó có thể tha thứ vì nó ảnh hưởng đến thế hệ tương lai! Mong rằng những người có liên quan nhớ đến điều này, và làm việc cho trọn chữ tâm của nghề. Hãy nhớ lấy, tất cả những việc bây giờ đang làm, sau này hậu bối sẽ phán xét!

    Trả lờiXóa
  21. Tự nhiên lại cho cái lũ phản động bấy lâu nay đói ăn có cái để nhai lại rồi, giá trị lịch sử đang bị những người viết ra cuốn sách này chà đạp không thương tiếc, không hiểu tại sao trong ô tác giả lại có một cái tên mà ai trong chúng ta cũng phải để ý, người này có vấn đề thật chăng

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog