Chia sẻ

Tre Làng

HÀ GIANG, LẠNG SƠN, SƠN LA VÀ CÒN ĐÂU NỮA?

Cuteo@

Sau Hà Giang tiếp đến là Sơn La và Lạng Sơn với câu chuyện thời sự "Điểm cao bất thường". 

Ngày 18/7/2018, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ra Quyết định thành lập Tổ công tác của Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2018 để kiểm tra xác minh dấu hiệu bất thường về kết quả thi tại Hội đồng thi Sở GD&ĐT Sơn La và Sở GD&ĐT Lạng Sơn.

Tại Lạng Sơn, người ta chỉ phát hiện 1 Danh sách 35 thí sinh có điểm cao bất thường được lưu truyền trên mạng xã hội. Theo bảng điểm này, số lượng điểm trên 8 và 9 tại hai môn Ngữ Văn và Lịch sử cao đột biến. Tổng 3 môn thi Ngữ Văn, Toán, Lịch sử và điểm ưu tiên của 35 thí sinh trong bảng nêu trên không có thí sinh nào dưới 24 điểm. Được biết, trong số 35 thí sinh có điểm cao bất thường trên, có những học sinh lực học rất bình thường và hầu hết các thí sinh này đều sinh năm 1994 – 1997 trong khi các thí sinh tham dự thi THPT quốc gia năm nay thường là thí sinh sinh năm 2000.

Một quan chức của tỉnh Lạng Sơn cho biết, 35 thí sinh nói trên là thí sinh tự do, đều thuộc Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 2, thuộc Trung đoàn CSCĐ Đông Bắc, Bộ Tư lệnh CSCĐ, nên bố trí thi tại điểm trường THPT Chu Văn An. 

Tại Sơn La, khi Bộ GD-ĐT công bố điểm thi, theo bảng thống kê trong top 15 thí sinh có điểm cao nhất kỳ thi THPT quốc gia năm nay, có 2 thí sinh đến từ Sơn La. Đặc biệt là điểm công bố của 2 thí sinh này đều cách xa so với điểm thi thử trước đó diễn ra tại trường.

Một phân tích dữ liệu điểm thi của Sơn La cho thấy kết quả là bất thường, tuy mức độ không nghiêm trọng như ở Hà Giang và điểm thi chênh lệch tập trung ở các môn Lý, Toán.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng vẫn ra Quyết định thành lập Tổ công tác để kiểm tra xác minh dấu hiệu bất thường về kết quả thi tại Hội đồng thi tại Sơn La.

Tất nhiên, để xảy ra chuyện rồi mới đôn đáo xử lý là bị động và gây ra các tác động tiêu cực tới xã hội và việc kiểm tra, xử lý ở 3 tỉnh ấy chỉ là giải pháp tình thế, giải quyết phần ngọn của vấn đề, mà không thể quét hết những tiêu cực đã và đang xảy ra trong ngành giáo dục. Do đó, sẽ cần đến những giải pháp căn cơ hơn để giải quyết vấn đề này tận gốc, mà trọng tâm vẫn là vấn đề con người và quy trình coi thi, chấm thi, lên điểm. Song nói gì thì nói, những tiêu cực vừa qua ở Hà Giang, Lạng Sơn và Sơn La, nếu không rốt ráo giải quyết và đưa thủ phạm ra ánh sáng sẽ làm cho dư luận ngày thêm bất bình và sẽ không gì có thể cứu vãn được uy tín vốn đã ít ỏi của Bộ GD&ĐT. Và người chịu trách nhiệm chính là ông Phùng Xuân Nhạ.

Theo người viết, sẽ thuyết phục hơn nếu như Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ mạnh dạn ra các quyết định tương tự cho một số tỉnh thành khác nữa, bởi dư luận vẫn đặt câu hỏi: "Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La và còn đâu nữa"?

Nhìn một cách tổng thể, sự kiện Hà Giang không chỉ mang lại nỗi buồn cho ngành Giáo dục mà nó còn làm mai một niềm tin của người dân vào chế độ. Tuy nhiên, trong cái rủi lại có cái may. May mắn là nhờ sự công khai minh bạch và sự quan tâm của người dân nên sự việc được phát giác và xử lý. Sự kiện này cũng thức tỉnh những người làm công tác giáo dục về sự xuống cấp về trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên và ngay cả những người làm công tác quản lý cũng như các lãnh đạo từ Bộ đến địa phương. Tất nhiên, qua việc phát hiện những lỗ hổng, những yếu kém trong phối hợp... chúng ta cũng dần hoàn thiện được quy trình kỹ thuật cho việc thi cử, tuyển sinh, tuyển dụng ở các cấp.

15 nhận xét:

  1. Nói không với tiêu cực tốn tiền quá anh Dục ạ. Vẫn chúc mừng thành tích của các anh vừa được Nhà nước tuyên dương .

    Trả lờiXóa
  2. Nhìn một cách tổng thể, sự kiện Hà Giang không chỉ mang lại nỗi buồn cho ngành Giáo dục mà nó còn làm mai một niềm tin của người dân vào chế độ. Tuy nhiên, trong cái rủi lại có cái may. May mắn là nhờ sự công khai minh bạch và sự quan tâm của người dân nên sự việc được phát giác và xử lý. Sự kiện này cũng thức tỉnh những người làm công tác giáo dục về sự xuống cấp về trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên và ngay cả những người làm công tác quản lý cũng như các lãnh đạo từ Bộ đến địa phương. Tất nhiên, qua việc phát hiện những lỗ hổng, những yếu kém trong phối hợp... chúng ta cũng dần hoàn thiện được quy trình kỹ thuật cho việc thi cử, tuyển sinh, tuyển dụng ở các cấp.

    Trả lờiXóa
  3. Hà GIang, Sơn La, ,Lạng Sơn chỉ là những tảng băng nổi trong vấn đề tiêu cực của kì thi THPTQG năm nay. MOng rằng bộ giáo dục sẽ tiếp tục có những đoàn thanh tra, kiểm tra với các địa phương khác để dảm bảo công bằng cho thí sinh các vùng khác. THêm vào đó cần xử lí nghiêm những con người đã gây nên tình trạng này, làm mất đi niềm tin của người dân vào nền giáo dục nước nhà.

    Trả lờiXóa
  4. Thực sự thì vụ việc ở Hà Giang đã gây ra không ít những xôn xao trong dư luận vừa qua. Cá nhân tôi thực sự rất bức xúc trước hành vi này và mong rằng các cơ quan chức năng sẽ sớm tìm ra những địa phương khác còn vi phạm. Mong rằng vụ việc này sẽ được giải quyết triệt để để có thể mang lại công bằng cho các em học sinh. THêm phải đó cần có các đoàn kiểm tra đối với các tỉnh khác để không bỏ sót sai phạm.

    Trả lờiXóa
  5. CHẮC chắn còn rất nhiều những sia sót trong quá trình chấm thi của kì thi năm này. Hà giang,Lang Sơn, Sơn LA chỉ là những phát súng mở đầu trong công cuộc thanh tra, kiểm tra ,làm trong sạch kì thi lần này. Phải để cho các thí sinh nhận được số điểm bằng chính năng lực của mình. Phải để các trường ĐH đón nhận được những thí sinh có đủ năng lực..

    Trả lờiXóa
  6. Người ta có quyền nghi ngờ về tính trong sạch của tất cả các đia phương trên cả nước không chỉ của năm nay mà còn của năm trước nữa sau khi sự kiện tiêu cực ở Hà Giang bị phát giác. Không ai có thể khẳng định chắc chắn điều gì với những sai lầm trong quy chế thi cử mang tính hệ thống do con người tạo ra như thế. Sự kiện này cũng thức tỉnh những người làm công tác giáo dục về sự xuống cấp về trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên và ngay cả những người làm công tác quản lý cũng như các lãnh đạo từ Bộ đến địa phương.

    Trả lờiXóa
  7. Hoa Co May20:32 21/7/18

    Tin rằng việc thanh tra lại điểm thi đại học không chỉ dừng lại ở các tỉnh miền băc mà sẽ được tiến hành một cách toàn diện trên cả nước, thi đại học trước nay luôn được tin tưởng là kỳ thi chất lượng và đem lại nhiều hi vọng cho phụ huynh sau 12 năm đèn sách của con mình, không thể để một số kẻ xấu biến nó thành cái oi để kiếm tiền được

    Trả lờiXóa
  8. các tỉnh miền bắc mà chơi kiểu này chả khác gì tự đánh mất uy tín của mình cả, mong là chỉ tồn tại ở vài nơi chứ thanh tra đến đâu mà lòi ra đến đấy thì đúng là ngành giáo dục cần phải xem xét lại rồi, lại thêm một mối lo cho trung ương nữa

    Trả lờiXóa
  9. Tôi đồng tình quan điểm với bài viết, phải kiểm tra lại tất cả các trường hợp ở các tỉnh khác nhất là số thí sinh thi vào các trường nhạy cảm điểm cao, ra trường có việc làm ngay, lương cao và dễ thăng tiến . Điều này nguy hiểm cho XH vì tạo ra 1 lớp CB không có trình độ mà phẩm chất lại quá tệ, cái đó mới là mất mát lớn cho xã hội

    Trả lờiXóa
  10. Cả nước chờ xem vụ này Thủ tướng chỉ đạo các Bộ giải quyết và xử lý thế nào cho nhân dân lấy lại niềm tin. Kiểm tra luôn các năm trước cũng do ông lương này làm và rà soát lại tất cả các điểm thì khác vụ này phải chỉ vài trường hợp là bị chìm luôn rồi. Quá khủng khiếp và choáng váng, thương con nhà nghèo học suốt ngày đêm mà ko bằng đứa chơi mà bố mẹ có tiền có quyền.

    Trả lờiXóa
  11. Kẽ hở và nguyên nhân sâu xa của vấn đề gian lận điểm thi tốt nghiệp là cái đích vào trường đại học để rồi vào được ắt được ra. Cần chống khuynh hướng chỉ coi trọng đầu vào, thiếu nghiêm túc trong quá trình đào tạo, sàng lọc, loại bỏ sinh viên dỏm, thiếu kiến thức. Nếu không như thế, chất lượng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ở Việt Nam không tin dùng? Để rồi mới xảy ra cái sự vụ gian lận thế này.

    Trả lờiXóa
  12. Thiết nghĩ sau các kỳ thi nên có sự thanh tra, điều tra đối với hai nhóm sau: 1. Nhóm điểm thi có sự tố cáo như "Hà Giang" vừa qua hay có nghi vấn nào đấy; 2. Lấy xác suất ngẫu nhiên một số điểm thi và thực hiện việc thanh tra, điều tra lại xem như giả định có một sự tố cáo nào đó. Tôi đảm bảo với phương pháp hậu điều tra này sẻ đảm bảo sự nghiêm minh hơn nữa trong các kỳ thì tới.

    Trả lờiXóa
  13. Bằng mọi giá để có bằng đại học thì chỉ đúng khi vào cơ quan nhà nước, còn các cty ngoài nhà nước thì kỹ năng mới quyết định mức lương và chức vụ. chạy trường, chạy điểm, hậu tuyển sinh, hậu tốt nghiệp....tất cả những hành động của những người đó đều là người lớn làm hết, các em, các cháu chỉ là người được " hưởng" những " tấm gương sáng" đó do người lớn tạo ra, rồi soi vào và tiếp tục mang sang các thế hệ sau.

    Trả lờiXóa
  14. Chắc chắn là còn nhiều địa phương khác nữa, chỉ là nó có nổi cộm quá lên như của Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn này không mà thôi. Nhưng quan trọng là chúng ta cần tìm ra động cơ của nó? 114 em, đều là con ông cháu cha cả, chắc lại định chạy vào mấy trường lớn, như công an cảnh sát sau tiện theo nghề cha mẹ đây. Tôi đề nghị kiểm tra tất cả các trường hợp đủ điểm vào các trường Công an, Quân đội. Đây chính là mắt xích tiêu cực lớn nhất từ trước tới nay mà không ai dám đụng đến.

    Trả lờiXóa
  15. Giờ không phải nhất định phải đến Hà Giang để thì tốt nghiệp nữa mà còn có thể đến Sơn La, Lạng Sơn nữa này. Nhưng nói thẳng là đầu tiên các em phải là con ông cháu cha nữa nha. "Trong một kỳ thi có nhiều đối tượng thi. Con em của lãnh đạo thi, người thân của lãnh đạo thi nhưng tôi nghĩ không có chuyện lãnh đạo nói phải đưa con tôi vào trường đại học nào cả. Tôi nghĩ rằng không có chuyện đó- Không có chuyện đó nhưng có thể sẽ nói "sửa điểm cho con tôi" à nha.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog