42 bài thi Ngữ văn ở Sơn La thay đổi điểm sau chấm thẩm định
Theo danh sách do Sở GD&ĐT Sơn La cung cấp, 42 bài thi Ngữ văn của thí sinh tỉnh này được điều chỉnh điểm sau khi chấm thẩm định. Trước đó, tổ công tác tuyên bố 12 bài bị hạ điểm.
42 thí sinh trong danh sách có điểm số sau chấm thẩm định chênh lệch so với điểm công bố hôm 11/7 từ 0,25 đến 4,5 điểm. Một số trường hợp điểm tăng so với điểm ban đầu.
Danh sách cụ thể như sau:
Trước đó, tại buổi họp báo ngày 23/7, tổ công tác của Bộ GD&ĐT cho biết 17 bài thi có sự khác nhau giữa điểm ghi trên bài thi và điểm đã nhập vào máy (chênh lệch từ 0,25 đến 2 điểm).
Kết quả chấm thẩm định cho thấy có 12 bài thi có điểm thấp hơn so với chấm lần đầu từ 1 điểm trở lên, trong đó có 1 bài có điểm thấp hơn 4,5 điểm so với chấm lần đầu.
Như vậy, căn cứ danh sách trên, số lượng bài thi chênh từ 1 điểm trở lên khớp với thông báo của tổ công tác. Ngoài ra, một số bài có sự chênh lệch điểm trước - sau dưới 1 điểm.
Trao đổi với VietNamNet về việc tại sao số lượng bài chênh lệch điểm do tổ công tác cung cấp không khớp với con số do sở thống kê, ông Phạm Đăng Quang - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La - lý giải số bị lệch này là những bài thi bị lệch ít (dưới 1 điểm).
Theo ông, với môn Ngữ văn, chênh lệch 0,25 hay 0,5 giữa những người chấm khác nhau là điều bình thường do quan điểm, cảm nhận của người chấm.
Tổ công tác cũng kết luận kết quả chấm thẩm định của 110 bài thi môn Ngữ văn được dùng thay thế cho kết quả chấm các bài thi này do Hội đồng thi Sở GD&ĐT Sơn La đã công bố ngày 11/7.
Kết quả chấm thẩm định của 110 bài này được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp năm 2018 theo quy chế.
Ngoài môn Ngữ văn, tổ công tác xác minh một số bài thi có dấu hiệu bị sửa chữa. Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết tổ công tác chưa đưa ra được kết luận bao nhiêu bài thi bị sửa điểm và sửa như thế nào.
Về cơ bản, nhiệm vụ của tổ công tác Bộ GD&ĐT đã hoàn thành, công việc tiếp theo là của cơ quan công an điều tra ở địa phương.
Nguyễn Sương
Về cơ bản, nhiệm vụ của tổ công tác Bộ GD&ĐT đã hoàn thành, công việc tiếp theo là của cơ quan công an điều tra ở địa phương. Hi vọng mọi việc tiếp theo được điều tra, xử lý suôn sẻ và nghiêm túc để sớm đưa những đối tượng, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm trước pháp luật
Trả lờiXóaThật lạ kỳ khi mới xảy ra vụ việc tại Hà Giang thì một cấp phó của CA Sơn La qua kênh cá nhân đã gọi điện cho một người làm ở Số 15 TBT và 40 HB xem ai ở 83 đi lên
Trả lờiXóaÍt ra thì Sơn La cũng không nâng điểm một cách trắng trợn như Hà Giang, có thể do cảm quan người chấm khác nhau. Cũng có thể người chấm cố tình chấm dễ đi một chút để nâng cho các thí sinh lên tuy nhiên không nâng quá đà. Dù sao thì điểm thực đã được trả lại cho các bài thi này.
Trả lờiXóaVậy là cũng có nâng điểm nhưng không nhiều như Hà Giang, một số bài có thể là do cách chấm khác nhau do độ lệch khá nhỏ. Đáng chú ý nhất là một bài lệch 4 điểm, đây có thể là trường hợp được nâng điểm, cần cơ quan công an điều tra rõ.
Trả lờiXóaÍt ra thì Sơn La cũng không nâng điểm một cách trắng trợn như Hà Giang, có thể do cảm quan người chấm khác nhau. Cũng có thể người chấm cố tình chấm dễ đi một chút để nâng cho các thí sinh lên tuy nhiên không nâng quá đà. Dù sao thì điểm thực đã được trả lại cho các bài thi này.
Trả lờiXóaVậy là cũng có nâng điểm nhưng không nhiều như Hà Giang, một số bài có thể là do cách chấm khác nhau do độ lệch khá nhỏ. Đáng chú ý nhất là một bài lệch 4 điểm, đây có thể là trường hợp được nâng điểm, cần cơ quan công an điều tra rõ.
Trả lờiXóaNguyên nhân của tình trạng này theo tôi đó chính là căn bệnh thành tích. Các cha mẹ vẫn coi thành tích của con cái như chất men ngọt ngào thi vị cho cuộc sống của mình và là nguyên liệu để xây dựng giá trị cho cả gia đình. Nếu điều kiện không cho phép, nghĩa là các con không đủ khả năng đem lại thành tích, các cha mẹ coi việc chạy chọt để làm đẹp thành tích là đương nhiên và là một việc phải làm để hoàn thành trách nhiệm nuôi dạy con của mình.
Trả lờiXóaCha mẹ là số phận của con cái. Cha mẹ chính là người tạo ra con cái, tạo ra cả quan niệm sống, hình thành các thói quen, hành vi của con. Không thể có chuyện con cái gây ra mà không có lỗi của cha mẹ trong đó. Chính vì vậy, những người làm cha mẹ có các quan niệm sai lầm về thành tích, về sự thành đạt …. đều có thể tạo ra những đứa con thất bại hoặc tiêu cực.
Trả lờiXóaha mẹ là số phận của con cái. Cha mẹ chính là người tạo ra con cái, tạo ra cả quan niệm sống, hình thành các thói quen, hành vi của con. Không thể có chuyện con cái gây ra mà không có lỗi của cha mẹ trong đó. Chính vì vậy, những người làm cha mẹ có các quan niệm sai lầm về thành tích, về sự thành đạt …. đều có thể tạo ra những đứa con thất bại hoặc tiêu cực.
Trả lờiXóahi ĐH và CĐ nên chuyển về cho các trường tự lo tổ chức. Các trường tự lên phương án tuyển sinh. Hoàn toàn có thể xét tuyển dựa trên học bạ và điểm thi tốt nghiệp hoặc các phương án khác. Thậm chí trường ĐH nào muốn tổ chức thi cả vấn đáp cho chất lượng cũng có thể tiến hành. Chất lượng đầu vào tốt, đẳng cấp của trường ĐH đó sẽ được nâng lên. Chất lượng nhân lực đến từ các trường sẽ quyết định vị thế của trường trong mắt các thí sinh và xã hội. Thị trường việc làm sẽ đánh giá và áp lực đó sẽ khiến các trường phải lựa chọn phương án thi phù hợp.
Trả lờiXóaKhông thể được. Nhiều năm nay các trường đại học đã rất muốn tự mình tổ chức thi tuyển sinh viên cho trường của mình. Nhưng Bộ GDDT thì không cho phép (mà theo tôi không cho phép là đúng).Thử hỏi nếu các trường ĐH được phép tổ chức thi tuyển sinh viên vào trường của mình thì chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Bộ GDĐT còn được bao nhiêu?
XóaViệc gian lận thi cử theo tôi nghĩ ở quốc gia nào cũng có chứ không riêng gì nước ta. Quan trọng nhất là phải có sự kiểm điểm nghiêm túc và rút ra kinh nghiệm để các kỳ thi sau không còn tái diễn những vụ việc tiêu cực như ở Hà Giang, Sơn La.
Dư luận XH và báo chí cũng đừng ham "đổ thêm dầu vào lửa" nữa, hệ lụy sẽ rất khó lường...
Xã hội Việt Nam bây giờ mắc bệnh thành tích quá nhiều rồi. Còn bé xíu thôi mà lịch học thêm đã dày đặc kín tuần sáng trưa chiều tối. Các bậc làm cha mẹ có bao giờ suy nghĩ thật kỹ xem như thế có tốt không, con mình có thích như vậy hay không? Không quan tâm đến việc con học thế nào, miễn là kết quả cao mang về, nếu không lại bị mắng te tua. Và thêm lần này nữa chạy điểm không đúng thực lực, thì khi vào trường đại học với số điểm giả như thế liệu có học tập tốt được hay không?
Trả lờiXóaSự việc này nếu các lãnh đạo cấp cao xử lý tốt thì sẽ lấy lại được một chút niềm tin từ nhân dân và mở ra một sự thay đổi về giáo dục. Có lẽ từ trước đến giờ mọi người đều có suy nghĩ là việc thi cử không thể tránh khỏi tiêu cực, mấy năm gần đây lại càng có nhiều tiêu cực, chẳng qua là không ai nói ra sự thật, và đến năm nay thì sự việc xảy ra đã quá lộ liễu. Nhân cơ hội này hãy giải quyết triệt để những tiêu cực này.
Trả lờiXóaTheo khách quan thì lý giải số bị lệch này là những bài thi bị lệch ít (dưới 1 điểm).Theo ông, với môn Ngữ văn, chênh lệch 0,25 hay 0,5 giữa những người chấm khác nhau là điều bình thường do quan điểm, cảm nhận của người chấm. Cũng có thể như vậy nhưng vói điểm số chênh lệch lên đến 4,5 điểm thì đó là sự gian lận cố ý, cần rà soát các khâu chấm thi, bảo quản bài thi, nên làm rõ ngọn ngành để nhân dân có lòng tin vào lãnh đạo các cấp.
Trả lờiXóaTheo quy định thì kết quả chấm thẩm định của 110 bài này được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp năm 2018 theo quy chế. Ngoài môn Ngữ văn, tổ công tác xác minh một số bài thi có dấu hiệu bị sửa chữa. Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết tổ công tác chưa đưa ra được kết luận bao nhiêu bài thi bị sửa điểm và sửa như thế nào.
Trả lờiXóaTheo mình thấy điểm nếu thi tự luận thì điểm rất khó để xác minh nhất là do tâm lý với do văn chấm của người chấm nữa chứ không chỉ đơn thuần là nhận kết quả hay không. thấy mức chênh lệch cũng không đáng kể có thể nói bài thi ngữ văn nhất là các môn thi tự luận phụ thuộc rất lớn vào người chấm
Trả lờiXóaTheo danh sách do Sở GD&ĐT Sơn La cung cấp, 42 bài thi Ngữ văn của thí sinh tỉnh này được điều chỉnh điểm sau khi chấm thẩm định. Trước đó, tổ công tác tuyên bố 12 bài bị hạ điểm.
Trả lờiXóa42 thí sinh trong danh sách có điểm số sau chấm thẩm định chênh lệch so với điểm công bố hôm 11/7 từ 0,25 đến 4,5 điểm. Một số trường hợp điểm tăng so với điểm ban đầu.
Trước đó, tại buổi họp báo ngày 23/7, tổ công tác của Bộ GD&ĐT cho biết 17 bài thi có sự khác nhau giữa điểm ghi trên bài thi và điểm đã nhập vào máy (chênh lệch từ 0,25 đến 2 điểm).
Trả lờiXóaKết quả chấm thẩm định cho thấy có 12 bài thi có điểm thấp hơn so với chấm lần đầu từ 1 điểm trở lên, trong đó có 1 bài có điểm thấp hơn 4,5 điểm so với chấm lần đầu.
Cũng có sai phạm nhưng cũng không máu liều như anh hà giang, chắc sống trên cao nguyên đá lâu ngày nên cái máu sợ chết nó bớt đi nhiều mới dám hành động như thế chứ, may mà phát hiện ra kịp không thì lại để mấy đưa đầu đất này gia nhập trường danh giá rồi
Trả lờiXóavụ này thì cũng xử lý thôi chứ giải trình sao nổi, sai cả một quy trình từ đầu đến cuối chứ có phải là một lỗi nhỏ đâu, ngoài khởi tố ra thì đâu còn con đường nào khác cho ban lãnh đạo sở giáo dục tỉnh này
Trả lờiXóaChuyện đơn giản mà không muốn làm thôi chứ muốn là ra hết không cần bài gốc hay mời kỹ sư máy tính về khôi phục gì cả chỉ ra quyết định buộc thôi việc tất cả những ai được phân công trong khâu chấm và chụp ảnh bài thi sau đó là bỏ tù vì làm mất tài liệu thi. Bỏ tù nếu không đồng chí nào khai thì cho thi lại cả tỉnh Sơn La theo đề thi dự phòng thế là xong. Làm được vậy cả nước hoan nghênh.
Trả lờiXóaMấy bài thi đó có dấu hiệu gian lận thì cho thi lại là nhẹ, còn nghiêm khắc hơn là cho rớt tốt nghiệp hết. Đừng nói "các em không có lỗi". Buồn cười quá, người trong cuộc mà không biết thì ai biết? Giống như ở Hà Giang có đứa trượt tốt nghiệp là biết mình dốt đến mức nào rồi mà ra điểm khối thi tới gần 30 điểm thử hỏi làm sao không biết? Điểm trên trời rơi xuống hay sao?
Trả lờiXóaCông an vào cuộc xem các tin nhắn, điện thoại của ai cho 5 cán bộ bị bắt. Khởi tố điều tra buộc họ khai báo. Tất cả những học sinh nâng điểm đều phải bị 0 và cấm thi 5 năm. Cha mẹ hoc sinh thì phải điều tra tội đưa hối lộ. Đến giờ chưa thấy lãnh đạo ngành lên nhận trách nhiệm với dân. Người lớn làm hỏng hết cả 1 thế hệ trẻ rồi. Chỉ tội các em nỗ lực bằng khả năng của bản thân giờ bị con ông cháu cha đẩy hết ra đường. Nghĩ mà căm phẫn.
Trả lờiXóaThi tự luận như trước giờ, chính chữ của thí sinh viết khi mà có dấu hiệu là sẽ truy ra ngay, khó sửa dùm, chứ thi trắc nghiệm như trường hợp sửa trực tiếp thế này rất khó phát hiện, cứ thi tốt nghiệp tự luận và thi ĐH để tự trường ra đề tự thi như đó giờ có sao mà giờ lại thành cải lùi thế này. Theo tôi là nên có quyết định lùi thời gian xét tuyển của các trường ĐH lại để Bộ GD ĐT trực tiếp kiểm tra lại toàn bộ kỳ thi tốt nghiệp vừa rồi trên cả nước. Chứ giao về cho các Sở tự rà soát thì sẽ không bao giờ ra được các vấn đề như ở Hà Giang và Sơn La vừa rồi
Trả lờiXóaDữ liệu trên ổ cứng máy tính khi xóa rồi vẫn có thể khôi phục lại được nếu không bị ghi đè lên phân vùng đó quá nhiều lần. Hi vọng các đơn vị nghiệp vụ của bộ công an có thể khôi phục được bản quét gốc. Khi con trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường mà chúng chứng kiến và tin rằng nỗ lực, tài năng cá nhân không có nghĩa lý gì và thành công chỉ đến với những ai giỏi luồn lách thì sẽ ra sao?
Trả lờiXóaBộ GDDT cần phân định rõ mục đích, xét tốt nghiệp PTTH và tuyển sinh đại học là hai việc khác nhau, cho nên áp dụng thi kiểu 2 trong 1 như hiện nay là không hợp lý. Hãy cho các em đã hoàn thành chương trình phổ thông TH một tấm bằng tốt nghiệp để vào đời với chọn lựa của mình, ai muốn vào ĐH, ai muốn học nghề sớm thì thi vào trường phù hợp và khi đó các trường ĐH, CĐ sẽ phát huy tính tự chủ cao nhất thông qua việc tuyển được đúng đối tượng mà mình mong muốn bằng việc tự quyết định hình thức tuyển chọn của mình. Bộ GDDT không nên làm thay việc của các trường ĐH, CĐ nữa, hãy làm thật tốt việc chăm lo cái nền là các bậc học từ mẫu giáo đến trung học, cả người dạy và người học.
Trả lờiXóaTheo quan điểm của tôi thì Bộ Giáo dục nên phổ cập giáo dục THPT và cho tổ chức thi Đại học như những năm trước. Có thể giảm tải rất nhiều vấn đề.
Trả lờiXóaThứ nhất: giảm tải áp lực cho kỳ thi THPT
Thứ hai: giảm tải tiêu cực trong thi cử
Thứ ba: tiến hành tổ chức thi Đại học theo từng Trường Đại học nhằm đánh giá đúng chất lượng học sinh
Chứ cứ thế này càng ngày càng lộ ra nhiều điểm tiêu cực, nó còn tốn kém, còn không công bằng, còn vất vả đi sửa sai hơn cả cái chi phí thi như trước đây
Chất lượng giáo dục không tốt, xã hội đầy rẫy tiêu cực mà lại giao cho các địa phương thì chất lượng các kỳ thi không những giảm mà còn không đúng với thực chất, gây bất bình cho những học sinh thực sự có năng lực, cố gắng trong học tập, gây bất bình trong xã hội, vì vậy thi kiểu 2 trong 1 là không đủ và không phù hợp với thực tiễn hiện nay, dù vất vả, tốn kém nhưng nên tách việc tuyển sinh vào các trường đại học cho các trường đại học tự tổ chức theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kiểu tuyển sinh hiện nay, thật đáng tiếc, không phản ánh đúng thực chất và nguồn cơn của tiêu cực.
Trả lờiXóavới kết quả như thế này thì nhiều bác sẽ phải vào tù bóc lịch thôi, cái gì cũng có cái giá của nó thôi, vụ này àm qua thì các ông xe hơi nhà lầu còn nếu không thì xác định trả giá thôi, cũng không có gì phải hối hận cả, chỉ tiếc cho giáo dục tỉnh bạn thôi
Trả lờiXóa