Thuốc độc ở chính trong ta!
Chiếc kim đâm ngọt vào đầu ngón tay. Giọt máu đầu tiên rỉ ra bị lau bỏ. Những giọt tiếp theo bị hút vào một ống thủy tinh đem ly tâm, tách lấy huyết tương, nhỏ trên giấy thử. Đây là cảnh thử máu kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tồn dư trong người của các học viên thuộc Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn của 4 huyện ngoại thành Hà Nội gồm Sóc Sơn, Đông Anh, Hoài Đức và Mê Linh do Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường-Bộ Y tế thực hiện ngày 19/1/2018. Kết quả, trong tổng số 67 người tham gia có 35 người ở mức an toàn; 31 người ở mức nguy cơ (tức là đang có thuốc BVTV lưu tồn trong máu); 1 người ở mức rủi ro (nguy hiểm hơn mức nguy cơ). Đáng nói là, hầu hết là cán bộ từ lãnh đạo xã, Giám đốc-Phó giám đốc các Trung tâm học tập cộng đồng xã, thị trấn, nhân viên BVTV, văn hóa, giáo dục…không trực tiếp tham gia vào sản xuất trên ruộng đồng như nông dân.
Chiếc kim đâm ngọt vào đầu ngón tay. Giọt máu đầu tiên rỉ ra bị lau bỏ. Những giọt tiếp theo bị hút vào một ống thủy tinh đem ly tâm, tách lấy huyết tương, nhỏ trên giấy thử. Đây là cảnh thử máu kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tồn dư trong người của các học viên thuộc Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn của 4 huyện ngoại thành Hà Nội gồm Sóc Sơn, Đông Anh, Hoài Đức và Mê Linh do Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường-Bộ Y tế thực hiện ngày 19/1/2018. Kết quả, trong tổng số 67 người tham gia có 35 người ở mức an toàn; 31 người ở mức nguy cơ (tức là đang có thuốc BVTV lưu tồn trong máu); 1 người ở mức rủi ro (nguy hiểm hơn mức nguy cơ). Đáng nói là, hầu hết là cán bộ từ lãnh đạo xã, Giám đốc-Phó giám đốc các Trung tâm học tập cộng đồng xã, thị trấn, nhân viên BVTV, văn hóa, giáo dục…không trực tiếp tham gia vào sản xuất trên ruộng đồng như nông dân.
Không phải ở vùng xa, vùng sâu mà ngay chính Hà Nội. Không phải là nông dân mà cán bộ, lãnh đạo cơ sở đều có mức tồn dư thuốc trừ sâu vượt ngưỡng trong máu. Đúng là tránh trời không khỏi nắng, từ nông sản, từ không khí, từ ngước ngầm bị dính hóa chất, không tha bất cứ một ai ! Hết thành phố lại quay về đến nông thôn, nơi nhiều người tưởng sạch sẽ hơn. Thế nhưng thử máu nông dân ở một xã tại tỉnh Hà Nam, tỷ lệ phần trăm bị vượt ngưỡng còn khủng khiếp hơn nhiều kết quả thử máu của cán bộ ở Hà Nội, đặc biệt có cả những đứa trẻ chưa bao giờ ra đồng cũng dính nặng. Nhìn ánh mắt thơ ngây trong trẻo hỏi: "Chú ơi, sao cháu không ra đồng mà trong máu lại có thuốc trừ sâu" chẳng biết nói thế nào nữa.
Mời mọi người cùng đọc và chia sẻ ý kiến về loạt bài này.
Máu cán bộ Hà Nội nhiễm độc:
Máu nông dân Hà Nam nhiễm độc:
Mỗi người Việt từ lọt lòng đến sắp xuống lỗ, tiêu thụ hơn 1 kg thuốc sâu/năm
Video lời sám hối của một người nông dân máu nhiễm độc. Bà trồng dưa chuột bao tử một lứa phun 25 lần, có khi sáng phun, chiều hái thậm chí hái luôn thuốc vẫn nhỏ tong tong bởi dưa to hơn đầu ngón cái là không bán được nên ngày nào cũng phải hái 2 lần:
PS: Giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu của Việt Nam tăng nhanh chóng từ khoảng vài triệu đô la Mỹ trong những năm 1990-1991 lên khoảng trên 800 triệu USD năm 2017. Trong mười năm (2000–2011), số lượng các loại thuốc trừ sâu đã được đăng ký và sử dụng tại Việt Nam đã tăng gấp 10 lần. Trước năm 2000, số lượng ai là khoảng 77, tương ứng với 96 sản phẩm, kinh doanh; Trong năm 2000, tăng lên đến 197, tương ứng với 722 sản phẩm, kinh doanh; và vào năm 2011, nó tăng lên đến 1.202, tương ứng với 3.108 sản phẩm thương mại. Hiếm có nước nào lại có cả rừng tên thuốc như Việt Nam, loạn cào cào nên người dân không thể biết được đã đành khi mua toàn lệ thuộc vào đại lý khuyến cáo mà cán bộ quản lý cũng không biết hết, nhiều loại trong số đó là độc hại, nhiều loại trong số đó là cùng một hoạt chất! Bình quân mỗi người từ đứa trẻ lọt lòng đến ông già sắp xuống lỗ tiêu thụ hơn 1 kg thuốc sâu với giá trị là khoảng 8 USD.
Chú thích ảnh: Cảnh mịt mù đánh thuốc cho hoa ở Mê Linh, cảnh những bình thuốc to như cái bể dung tích tới 1000 lít, những đống thuốc to như bao tải sau một buổi phun, cận cảnh lá hoa hồng sau khi phun thuốc đọng lại những giọt màu xanh (cũng nhiều khi màu trắng mờ như phấn, tùy loại thuốc) cũng ở Mê Linh.
Nghĩ mà thấy đau xót cho người Việt Nam của chúng ta đang hàng ngày, hàng giờ vào trong người những thứ rau củ quả đồ ăn có chất bảo quản, chúng ta miệng thì luôn kêu rằng thằng Tàu nó hại người Việt, nhưng nói thật với các bạn rằng chả có thằng tàu nào nó hại chúng ta cả, mà chỉ toàn là người Việt hại người Việt. Nào là bơm tạp chất vào tôm, nào là bơm hóa chất để kích thích tăng trưởng rau màu, nào là cho lợn, cho gà ăn những chất tăng trưởng, tạo nạc. BẢo sao Việt Nam chúng ta nhiều người mắc bênh ung thư, cứ cái đà này thì chả bao lâu giống nòi của chúng ta bị đe dọa nghiêm trọng.
Trả lờiXóa"Giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu của Việt Nam tăng nhanh chóng từ khoảng vài triệu đô la Mỹ trong những năm 1990-1991 lên khoảng trên 800 triệu USD năm 2017. Trong mười năm (2000–2011), số lượng các loại thuốc trừ sâu đã được đăng ký và sử dụng tại Việt Nam đã tăng gấp 10 lần. Trước năm 2000, số lượng ai là khoảng 77, tương ứng với 96 sản phẩm, kinh doanh; Trong năm 2000, tăng lên đến 197, tương ứng với 722 sản phẩm, kinh doanh; và vào năm 2011, nó tăng lên đến 1.202, tương ứng với 3.108 sản phẩm thương mại. Hiếm có nước nào lại có cả rừng tên thuốc như Việt Nam, loạn cào cào nên người dân không thể biết được đã đành khi mua toàn lệ thuộc vào đại lý khuyến cáo mà cán bộ quản lý cũng không biết hết, nhiều loại trong số đó là độc hại, nhiều loại trong số đó là cùng một hoạt chất! Bình quân mỗi người từ đứa trẻ lọt lòng đến ông già sắp xuống lỗ tiêu thụ hơn 1 kg thuốc sâu với giá trị là khoảng 8 USD". Những con số trên cho thấy mức độ sử dụng thuốc trừ sâu của người Việt Nam kinh khủng đến mức nào, mà tôi nghĩ con số này còn tăng lên chứ không giảm đi. Nếu không có một chế tài giám sát nghiêm đầu vào, và cách sử dụng thuốc trừ sau hiệu quả, khoa học thì căn bệnh ung thư sẽ luôn dình dập trong mâm cơm của mỗi gia đình.
Trả lờiXóaDân mình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật còn tràn làn quá, kinh nghiện thì ít mà dùng thì cứ thi nhau bơm có kể đâu, chưa nói đến việc xử lý sau khi sử dụng nữa rồi cuối cùng chính bản thân chúng ta cũng là người hứng chịu hậu quả này
Trả lờiXóaKhông phải ở vùng xa, vùng sâu mà ngay chính Hà Nội. Không phải là nông dân mà cán bộ, lãnh đạo cơ sở đều có mức tồn dư thuốc trừ sâu vượt ngưỡng trong máu. Đúng là tránh trời không khỏi nắng, từ nông sản, từ không khí, từ ngước ngầm bị dính hóa chất, không tha bất cứ một ai ! Hết thành phố lại quay về đến nông thôn, nơi nhiều người tưởng sạch sẽ hơn. Thế nhưng thử máu nông dân ở một xã tại tỉnh Hà Nam, tỷ lệ phần trăm bị vượt ngưỡng còn khủng khiếp hơn nhiều kết quả thử máu của cán bộ ở Hà Nội, đặc biệt có cả những đứa trẻ chưa bao giờ ra đồng cũng dính nặng. Nhìn ánh mắt thơ ngây trong trẻo hỏi: "Chú ơi, sao cháu không ra đồng mà trong máu lại có thuốc trừ sâu" chẳng biết nói thế nào nữa.
Trả lờiXóaKết quả, trong tổng số 67 người tham gia có 35 người ở mức an toàn; 31 người ở mức nguy cơ (tức là đang có thuốc BVTV lưu tồn trong máu); 1 người ở mức rủi ro (nguy hiểm hơn mức nguy cơ). Đáng nói là, hầu hết là cán bộ từ lãnh đạo xã, Giám đốc-Phó giám đốc các Trung tâm học tập cộng đồng xã, thị trấn, nhân viên BVTV, văn hóa, giáo dục…không trực tiếp tham gia vào sản xuất trên ruộng đồng như nông dân.
Trả lờiXóaGIỜ CÁI GÌ CŨNG PHUN THUỐC NÊN ĂN VÀO THÌ TỒN DƯ THUỐC TRONG NGƯỜI CHỨ SAO. TOÀN NGƯỜI MÌNH HẠI NHAU THÔI.
NÓI THỰC RẰNG VÌ LỢI NHUẬN MÀ KHÔNG ÍT BÀ CON NÔNG DÂN, THƯƠNG LÁI TRỘN, PHUN THUỐC VÀO HOA MÀU ĐỂ LÀM CÂY, QUẢ TĂNG TRƯỞNG NHANH, THỜI GIAN BẢO QUẢN LÂU. DO ĐÓ MỚI DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM, TỒN DƯ THUỐC TRONG CƠ THỂ. TOÀN HẠI NHAU HẾT THÔI. GIỜ RA NGOÀI ĂN GÌ CŨNG SỢ RỒI.
Trả lờiXóaBà con ơi xin đừng hại đồng bào mình nữa, vì lợi nhuận mà làm cho cả nước ung thư thì chẳng đáng đâu mà còn là diệt chủng đấy bà con ạ những thuốc cực độc dính vào thực phẩm bảo sao tỉ lệ ung thư ngày càng gia tăng, xin bà con đấy, hãy vì người con đất Việt tương lai nước Việt cùng một giống đồng bào cả trăm bọc trăm trứng cả
Trả lờiXóathuốc độc trong chúng ta thì cũng do chúng ta xả ra môi trường chứ cũng đâu phải tự nó có đâu, con người tự diệt nhau như này thì đâu cần đế một cơn đại hồng thủy hay thiên thạch nào đâu, không sớm thay đổi thì tương lai đâu khó đoán trước
Trả lờiXóaLàm nông nghiệp quả thực là cần đến thuộc hóa học nhưng sử dụng như thế nào cho đúng cách thì điều đó các cán bộ lãnh đạo có kiến thức chuyên môn giúp người dân sử dụng sa cho đúng cách để đạt được hiệu quả
Trả lờiXóaỞ Việt Nam ở tất cả các cấp vẫn đang tồn tại một Mô HÌNH làm việc đó là để xảy ra hậu quả rồi sau đó mới đi khắc phục còn các quản lí, phòng ngừa còn đang thờ ơ trong khi đó mỗi giờ cứ trôi qua các sai phạm cứ thế tăng lên, người dân vẫn đang sống trong môi trường nguy hiểm xung quanh mình.
Trả lờiXóaPhần lớn người phun TTS đều thực hiện việc pha thuốc theo cảm tính và kinh nghiệm. Đặc biệt họ không cần bất kỳ loại bảo hộ lao động nào. Nếu có cũng chỉ là một tấm khăn mỏng để bịt mũi. Không ít trường hợp người phun thuốc bị dị ứng da, thậm chí “say” thuốc do hít phải lượng lớn TTS đang phun. Ấy vậy mà cũng vẫn không chừa. Bảo sao mà việt nam ta lại lắm ung thư đến thế. Toàn là tự mình hại độc mình mà thôi
Trả lờiXóaHiện nay các loại TTS được bán công khai, ai cũng có thể mua với số lượng không hạn chế. Chính vì được sử dụng quá rộng rãi mà số ca ngộ độc do TTS có chiều hướng gia tăng. Ngay tại Trung tâm Chống độc - BV Bạch Mai, trong vòng 2 năm qua đã tiếp nhận đến 130 bệnh nhân vào điều trị, trong đó gần 30% tử vong. Đó là chưa kể những trường hợp quá nặng, người nhà bệnh nhân xin về và những trường hợp tử vong từ tuyến dưới khi chưa kịp chuyển lên tuyến trên hoặc tử vong ngay trên đường đi cấp cứu.
Trả lờiXóaHầu hết các hộ dân làm nông nghiệp đều sử dụng TTS như một “bảo bối” để bảo vệ năng suất cây trồng chứ không mấy quan tâm đến việc TTS có gây hại cho người trực tiếp phun và hệ thiên địch xung quanh hay không. Phần lớn người phun TTS đều thực hiện việc pha thuốc theo cảm tính và kinh nghiệm. Họ còn không dùng cả đồ bảo hộ, chính tính mạng của họ họ còn chẳng quan tâm tới nói gì tới người tiêu dùng
Trả lờiXóaTình trạng luống rau trồng để cho gia đình ăn và luống rau đem bán là có thật. Không thể đổ hết lỗi cho người dân. Vì luật pháp và quản lý không nghiêm nên xảy ra như vậy. Cũng có nhiều người muốn làm ra sản phẩm an toàn nhưng không có người hỗ trợ, họ nản rồi quay lại cách làm cũ. Cứ một cái vòng luẩn quẩn như vậy và dần dần chúng ta đang chết từ từ
Trả lờiXóaCâu chuyện thuốc trừ sâu cho thấy bức tranh rộng lớn hơn rằng ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn chỉ nói những điều tốt đẹp, nhưng làm thì khác. Rất mâu thuẫn khi định hướng nông nghiệp của Việt Nam là nông nghiệp công nghệ cao, chất lượng cao... mà mỗi năm nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn thuốc trừ sâu, trừ cỏ đổ xuống ruộng đồng. Rồi bao nhiêu người ăn phải thực phẩm tồn dư chất độc, có nguy cơ nhiễm bệnh. Thiệt hại ấy ai chịu trách nhiệm?
Trả lờiXóaKhông thể chấp nhận mãi tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đã đặt vấn đề sợ ảnh hưởng tới xuất khẩu thì cũng nên đặt ra cái "sợ" lớn hơn là ảnh hưởng tới chính sức khỏe của người dân mình, trong đó có nông dân. Cái chúng ta chưa từng đặt vấn đề là tại sao giá lúa gạo trong nước bằng giá xuất khẩu, thậm chí cao hơn giá xuất khẩu...Chính là ở cái tâm lý, miễn mình vẫn được dùng đồ tốt là được
Trả lờiXóaĐơn cử như lúa, khi chúng ta vừa sạ lúa xong là tiến hành xịt thuốc diệt mầm bệnh; bơm nước vô ruộng là phải xịt thuốc diệt cỏ; sau đó tùy theo loại sâu bệnh mà tiếp tục xịt nhiều loại thuốc khác nhau (thường phải vài lần), cứ 1 lần bón phân là sau đó phải xịt thuốc BVTV. Trước thu hoạch khoảng 20 ngày, phun thuốc dưỡng hạt. Thử hỏi tại sao chúng ta năm nào cũng nhập không biết bao nhiêu tấn thuốc BVTV như vậy
Trả lờiXóaTrước kia trồng lúa mùa, mỗi năm 1 vụ duy nhất, giống lúa ngày đó rất khỏe, bụi lớn, cây lúa mọc cao nên chuyện sâu bệnh gần như không có. Nhưng từ lúc tăng từ 1 vụ lúa mùa/năm lên 2 vụ, thậm chí 3 vụ, ruộng đất không có thời gian phơi ải để diệt mầm bệnh nên phải phun thuốc trừ sâu. Âu cũng là do chúng ta chạy theo lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua tất cả. Đến khi bệnh tật ra đấy lại đổ tại số.
Trả lờiXóachúng ta đang tự đầu độc lẫn nhau mà không hề biết sợ hãi, bị một chút ngoài da thì lo lắng đi mua thuôc chữa cho khỏi, nhưng tẩm thuốc độc vào người nhau để chết dần chết mòn vô phương cứu chữa thì là vô tư coi như bình thường, khắc phục chất độc màu da cam làm gì khi chúng ta đang tự bù lại đúng lượng hóa chất vào môi trường
Trả lờiXóanông dân nhà mình cứ thấy bơm vào sâu nó chết bán được rau thế là bơm chứ có bao giờ nghĩ cách xử lý những thứ tàn dư đâu, một phần cũng do trình độ, nhận thức của họ, nhưng cũng đáng lên án khi họ quá vô trách nhiệm khi để những thứ đấy ra môi trường
Trả lờiXóa