Chia sẻ

Tre Làng

BÙI TÍN - KẺ PHẢN BỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐÃ CHẾT

Bài chép về từ FBer Nguyễn Tiến Trung

Bùi Tín sinh năm 1927, Tín có tài làm báo và đã từng giữ chức vụ Đại tá, Phó Tổng biên tập báo Nhân dân.

Là người có tham vọng lớn và mắc bệnh thèm địa vị, trước biến cố của các nước trong hệ thống XHCN vào cuối thập niên 90, vốn có tiếng là “nhanh nhạy” nên vị đại tá này cho rằng chỉ vài tháng nữa, nước Việt Nam XHCN rồi cũng sẽ bị sụp đổ và nhanh chóng lên kế hoạch “chiêu hồi” với những mong sẽ quay trở lại với vị thế cao hơn.

Tháng 9 năm 1990 Bùi Tín được cử sang Pháp dự hội nghị hàng năm của báo L’Humanites (Nhân Đạo, báo của Đảng Cộng sản Pháp), do đã cấu kết với các tổ chức chống cộng từ trước, Tín trốn ở lại, rồi xin tỵ nạn chính trị tại Pháp, với lý do là để “đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền”.

Và điều tiếp theo có lẽ không cần phải nói chắc mọi người cũng hiểu. Đã chót tay nhúng chàm, đâm lao thì phải theo lao, Bùi Tín không thể làm theo điều mình nghĩ. Y phải nói, phải viết, phải điên cuồng chống cộng, bởi đó là cái duy nhất mà phía bên kia cần ở Tín. Nếu không phải vậy, người ta nuôi báo cô Tín làm gì. Chỉ tội cho người thân, gia đình Bùi Tín. Thà Tín lâm bệnh mà chết hay đơn giản lao vào cái xe đang chạy trên đường nào đó mà đi thì có lẽ hình ảnh Tín trong vai người chồng, người cha mẫu mực sẽ còn mãi trong ký ức họ, để rồi họ có thể đem ra khoe, kể về những kỷ niệm hạnh phúc ngọt ngào khi gia đình còn đoàn tụ bên nhau với bạn bè và cả thế hệ mai sau của dòng tộc với cả sự tự hào. Nhưng thực tế thật trớ trêu, Bùi Tín không chết theo cách ấy, hắn sống và âm thầm giết từng thành viên trong cái gia đình đã từng hết mực kính trọng yêu thương hắn. Tín giết họ bằng những hành vi đê hèn của mình. Y trả lời phỏng vấn các đài quốc tế, viết bài, viết sách, nói chuyện… thôi thì đủ kiểu miễn là để chứng minh được với các quan thày hải ngoại là y là một tên vong nô số 1. Y lớn tiếng xuyên tạc tình hình trong nước, đả phá cái chế độ mà mới ngày hôm qua đây thôi còn trọng dụng và nuôi dưỡng y. Láo hỗn hơn, hắn còn xuyên tạc và bôi nhọ Hồ Chủ Tịch, người đã hy sinh suốt cuộc đời vì dân, vì nước. Cũng chính Bác là người đã tạo điều kiện để Bùi Tín được phát triển.

Và mới đây thôi khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Bùi Tín cũng lại trả lời phỏng vấn RFI bôi nhọ vị Tướng kính yêu của cả dân tộc chúng ta.

Thật nhục nhã cho một kiếp trâu, ngựa như Bùi Tín. Song nói cho cùng Tín cũng thật đáng thương. 88 tuổi, có lẽ ở tuổi này,giống như bao người khác, Bùi Tín cũng đã nghĩ đến hậu sự của mình. Nếu như những người Việt bình thường khác, ai cũng mong muốn có một mái nhà bình yên, con cháu vui vầy khi về già và nhất là khi ốm đau được người thân chăm sóc, khi ra đi, linh hồn mình được thấy người thân đưa tiễn thương tiếc, khóc than và hơn hết được nằm ở đâu đó gần gũi và được con cháu thỉnh thoảng đến viếng thăm. Tất cả những điều giản dị tưởng như tất yếu với những người bình thường thì với Bùi Tín đó chỉ là những giấc mơ không có thật. Bởi ngay khi còn sống, người thân, gia đình, đồng đội, bè bạn đã chôn chặt ông ta với tấm bia miệng ghi rõ “sống nhục, chết càng nhục”.

Bùi Tín sống như chết trên căn gác xép chật chội cùng một người phụ nữ. Tín bị người Việt hải ngoại nghi kỵ, dò xét. Ngay đến Võ Văn Ái, chủ biên tờ Quê mẹ và Nguyễn Gia Kiểng tờ Thông luận rất phản động cũng viết bài miệt thị coi Bùi Tín là “phần tử bất hảo không đáng tin”. Mới đây thôi ngày 23/6/2012, trong cuộc nói chuyện tại San Joses – Mỹ, chính Bùi Tín đã bị cộng đồng người Việt tẩy chay, chửi rủa, đuổi khỏi diễn đàn. Nhìn cảnh Bùi Tín già nua, dúm dó, bị nhóm cờ vàng la hét, chửi bới, bắt phải quỳ xin lỗi vì đã làm bộ đội giải phóng miền Nam mới thấy hết sự nhục nhã của Tín. Còn đâu Đại tá Bùi Tín, Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, vua biết mặt, chúa biết tên, còn đâu nữa bóng dáng hiên ngang của một viên sỹ quan cấp cao của quân giải phóng Việt Nam có mặt tại dinh Độc lập vào đúng ngày giải phóng đất nước 30/4/1975???. Bùi Tín luôn đau ốm, sống đơn độc không bằng hữu. Với đồng lương thất nghiệp nhà nước Pháp cho, Bùi Tín chỉ đủ trả tiền thuê nhà. Không biết buôn, biết bán, Tín cố sống bằng nghề chửi lại đất nước đã sinh ra và nuôi nấng hắn, dẫu cái vốn này đến giờ cũng cạn. Tất cả chỉ mong có miếng mà bỏ vào mồm. Tín đâu còn có thể nghĩ khi Tín chết người ta sẽ tổ chức hậu sự cho hắn thế nào bởi đến miếng ăn hàng ngày y còn chẳng lo nổi. Thật tội cho Bùi Tín song nghĩ cho cùng đó là cái kết cục tất yếu của những kẻ phản bội, bán nước cầu vinh.

18 nhận xét:

  1. Nặc danh13:07 11/8/18


    Linh Nguyễn
    10 phút ·
    Con người ta khi chết luôn tìm về cố hương. Tôi nhớ một liệt sỹ ớ phía bắc khi trinh sát trong đất của Trung Quốc bị bắn. Anh đã lết chút sức tàn để bò về phần đất mẹ, phần đất máu thịt của Việt Nam.

    Còn Tín thì khác, ông ta từng có quê hương, nhưng ông ta đã phán bội nó. Con người ta khi gần đất xa trời thường tìm về cội nguồn. Nhưng tín không có được diễm phúc đó. Bởi chính ông ta đã biến mình thành kẻ trở cờ chết không có chỗ chôn trên quê hương.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh14:08 11/8/18


    Kim Như Hoàng
    2 giờ ·
    Bùi Tín nghe nói đã chết.

    Là một Đại tá, Phó TBT báo Nhân dân, Tín là một trong những ng được hưởng phúc lợi đầy đủ nhất từ chế độ. Thế nhưng cái thời nhiễu nhương, đất nước khốn khó, đầy đủ nhất so với đa số không có nghĩa là đủ với Tín.

    Thực ra, Tín đánh hơi thấy Liên Xô, Đông Âu sẽ sụp đổ, Tín nghĩ cơ hội có thể đã tới với mình, biết đâu VN cũng sẽ nối gót, lúc đó với "uy tín" của kẻ từng là quân nhân, nhà báo, Tín muốn chớp thời cơ, tranh thủ sự ủng hộ của Tây để trục lợi. Người ta gọi Tín là loại cơ hội chính trị.

    Nhưng thủ đoạn của Tín thì non và đời thì quá đen cho Tín, Cộng sản VN éo sụp đổ vào cái thời Tín còn sống để Tín bước lên vũ trường nhảy nhót. Tín trở thành kẻ phản bội, trở về thì không thể, Tín mất quê hương, còn đám chống cộng Hải ngoại không thể cho Tín một vị trí tốt, bản thân chúng còn éo lo nổi cho chúng. Tín đâm lao thì phải theo lao, nhưng sâu trong tâm hồn hắn, hắn biết mình mất cả cuộc đời.

    Thời nào, cũng có những tấm gương cho những kẻ phản bội.

    Cái chết, biết đâu sẽ là sự giải thoát cho cuộc đời vốn chẳng còn gì của hắn. Chết yên đi thôi.

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh14:29 11/8/18

    Bùi Tín, trước đây 1 chút là Bùi Văn Bồng. Chỉ nói thêm là quá : cám cảnh.

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh15:36 11/8/18

    Nên rạch ròi một chút, khi Bùi Tín từ báo Quân đội nhân dân chuyển sang báo Nhân Dân thì ông ta không còn là đại tá nữa, chỉ là cựu đại tá. Khi bỏ tổ quốc theo bọn phản động ở nước ngoài, về chức vụ ông ta là phó tổng biên tập báo Nhân Dân, không thể gọi là đại tá phó tổng biên tập được, gọi như thế là làm sang cho ông ta.

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh16:20 11/8/18

    Bùi Tín, nạn nhân của thói vĩ cuồng và cơ hội chính trị của chính mình

    Cuối đời, Bùi Tín từng bộc bạch: "Có, mình nhớ nước lắm. Có đêm mình mơ được về nước. Sướng quá mình vất dép đi chân trần chạy dọc theo bờ Hồ, thỉnh thoảng dừng lại đưa tay với những rặng liễu đang rủ bóng xuống mặt hồ xanh biếc. Có lần mình mơ được chạy mấy vòng quanh Hồ Tây lộng gió. Ôi những giấc mơ đó sao mà hạnh phúc. Tôi nói thật 100%".

    Câu này tôi tin ổng nói thật. Nhưng quá nhiều lần ổng tráo trở nên chẳng mấy ai tin:

    - Bùi Tín khoe ổng là sỹ quan cao cấp nhất (đại tá) của QĐNDVN đi theo xe tăng húc đổ Dinh Độc lập vào ngày 30/4/1975 và tiếp nhận đầu hàng của Chính quyền Dương Văn Minh. Sự thật, khi đó Bùi Tín mang quân hàm thượng tá và đến sau, khi Dương Văn Minh đã đọc tuyên bố đầu hàng và lúc đó, đã có mặt Thiếu tướng Nguyễn Công Trang;

    - Bùi Tín khi sang Pháp đã xin lưu vong với quan điểm “phê phán đường lối hiện hành của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam mà ông cho rằng đã xa rời lý tưởng cộng sản”. Sau đó đói ăn, Bùi Tín đành bắt tay với đám chống cộng hải ngoại và ngả sang phê phán cả chế độ cộng sản và lý thuyết xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi một sự đổi mới tự do dân chủ một cách thật sự và nhanh chóng ở Việt Nam;

    - Bùi Tín xuất hiện tại cuộc triển lãm Mùa xuân Việt Nam do Thị trưởng Paris, Jean Tiberi, phối hợp với cộng đồng Pháp ngữ tổ chức tại Forrum des Halles – Trung tâm văn hóa Pari từ 20/3 đến 20/5/2008. Đây là hoạt động mang tính quốc gia giữa hai nhà nước. Bùi Tín tự nhận là được mời. Thị trưởng Tiberi nói: “Không, phía Pháp không mời (Bùi Tín)". Đại diện sứ quán Việt Nam nói ngay: “ông Bùi Tín là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Chúng tôi không chấp nhận sự có mặt của ông ta ở tất cả các hoạt động mang tính quốc gia giữa Pháp và Việt Nam”. Ngay lập tức, Thị trưởng Tiberi cho người đến mời Bùi Tín rút khỏi cuộc triển lãm.

    Ngoài ra, để “câu khách” là đám chống cộng hải ngoại, Bùi Tín đã bịa ra nhiều câu chuyện bôi nhọ lãnh đạo ĐCSVN, trong đó có cả Hồ Chủ Tịch. Tuy nhiên, trong cuộc nói chuyện với ông Hà Minh Huệ, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam được tờ Công an nhân dân trích dân vào năm 2012, Bùi Tín nói: “Mình cũng kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh chứ”.

    Qua đây, chúng ta thấy sự tráo trở của ổng dù trong tâm khảm, ổng vẫn yêu và nhớ Việt Nam, vẫn kính trọng Hồ Chủ Tịch nhưng do đã chót sa chân vào con đường phản quốc, giao du với đám chống cộng nên từ 1 kẻ cơ hội chính trị, Bùi Tín trở thành một kẻ tráo trở, lật lọng. Đây là bài học để mỗi người tránh xa bệnh vĩ cuồng, ảo tưởng về một lực lượng đối lập hòng tiến thân trên chính trường như kiểu của Bùi Tín.

    Bùi Tín đã chết, tôi không muốn nặng lời với ổng, chỉ thuật lại vài nét trong một cuộc đời “nửa đỏ, nửa đen” với ngôn ngữ khách quan, “trung tính”.

    Trả lờiXóa
  6. sinh lão bênh tử là thứ không thể thoát được của một con người nhưng có người ra đi được người ta tưởng nhớ nhưng có những người trong suốt cuộc đời chỉ đem lại tai tiếng và sự khinh bỉ, bùi tín đã ra đi mà không nhận được một sự thương xót nào từ những người biết đến cái tên ông, phải chăng một cuộc đời như vậy là quá vô vị, mong ông siêu thoát và nếu có sống một kiếp người nữa thì hãy sống sao cho đẹp hơn kiếp trước của mình

    Trả lờiXóa
  7. Nguyễn Văn21:36 11/8/18

    Chết là hết. Ai cũng trở về với đất. Nếu thật sự có thế giới bên kia thì cầu mong cho những đồng chí, đồng đội thuở nào (đã về với đất trước ông) mở lòng từ bi mà tha thứ cho ông.

    Trả lờiXóa
  8. Hoàng Hôn20:30 25/8/18

    Sự ra đi của kẻ phản bội có làm cho ai buồn không, hay chỉ là sự thờ ơ, không quan tâm của đồng bọn, của những người mà tín đã đang tâm quay lưng để chạy theo những những lời dụ dỗ, hứa hẹn của đám tư bản kia

    Trả lờiXóa
  9. Tháo quân hàm Đại tá, chạy theo lời hứa danh quyền, địa vị, danh lợi của Việt Tân, của cái gọi là phục hưng Việt Nam Cộng hoà, chế độ XHCN ở Việt Nam sẽ sụp đổ như Đông Âu – Và lời hối hận sau khi bỏ chạy theo Việt Tân được 17 năm. Thế mới hiểu hơn, lý luận cao, kiến thức rộng mà không có bản lĩnh vững vàng, không có niềm tin thì cũng chỉ là “con sâu bám lá cây”.

    Trả lờiXóa
  10. Sự ảo tưởng đã giết chết lý trí, tinh thần và bản lĩnh của ông ta. Nó làm ông ta lao vào viết, viết và viết điên cuồng như một con thiêu thân. Không từ một thuật ngữ, không ngại ngần viết về những cái không có thật… miễn sao “bôi xấu” vào cái chế độ, Đảng, Nhà nước mà ông ta từng khôn lớn, trưởng thành. Kết cục của ngày hôm nay với ông ta là đáng lắm

    Trả lờiXóa
  11. Những tên phản động, tay cầm Đôla , miệng hô hào, chửi Đảng, nói xấu chế độ, đả kích, bôi nhọ lãnh tụ, “đấu tranh cho dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do”, “tôn giáo” theo ý phản động, hãy đọc, ngẫm nghĩ, đừng bỏ cả đời mình đi theo tội lỗi, để rồi cuối đời cô độc, ân hận, oán thân mình. Hãy nhìn vào cái gương Bùi Tín ngay trước mắt mình đây mà soi vào đó, không hối cải rồi sớm muộn gì mình cũng thế mà thôi

    Trả lờiXóa
  12. Bùi Tín đã chết ở Pháp sau gần 30 năm sống leo lắt và cô đơn. Sự ra đi của Bùi Tín đã gợi lại cho người ta về số phận của một kẻ phản bội lại quê hương, dân tộc sẽ như thế nào

    Trả lờiXóa
  13. Không giữ được niềm tin chính trị, chạy theo những cám dỗ danh vọng tầm thường, Bùi Tín ảo tưởng về một vị trí xứng đáng trong chế độ Việt Nam cộng hòa mà ông ta và những kẻ phản quốc đã đấu tranh phục hưng nó. Chính lời dụ dỗ của Việt Tân đã dẫn đến cái ngã rẽ khiến cuộc đời của Bùi Tín thảm bại nơi đất khách quê người mà không còn cơ hội trở lại quê hương như thế này

    Trả lờiXóa
  14. Cái đau đớn mà Bùi Tín phải chịu đựng trong tháng năm tuổi già cuối đời là sự ghẻ lạnh và coi thường của cả dân tộc Việt Nam, kể cả những người đã từng là đồng nghiệp của ông ta. Đó có thể nói là cái đáng sợ nhất của mỗi con người khi ở tuổi già.

    Trả lờiXóa
  15. Chính lời dụ dỗ của Việt Tân đã dẫn đến cái ngã rẽ khiến cuộc đời của Bùi Tín thảm bại nơi đất khách quê người mà không còn cơ hội trở lại quê hương. Cuộc đời và số phận của Bùi Tín là điển hình cho sự trả giá đối với một kẻ vong nô, phản bội. Và hi vọng đó là bài học răn đe cho những kẻ vẫn đang ôm mộng tiền tài và quyền lực mà bán rẻ đất nước./.

    Trả lờiXóa
  16. Những loại người như vậy chúng ta không cần nhắc đến làm gì. Kết cục của một kẻ phản bội đất nước để đi theo lời hứa hão huyền của bọn phản động lưu vong. Để rồi cuối đời cũng không được ra đi một cách thanh thản

    Trả lờiXóa
  17. Mọi người hãy lấy Bùi Tín làm gương. Mỗi người đều có lòng tham, sự ích kỷ của riêng mình, vốn dĩ hai thứ đó không có giới hạn. Nhưng mỗi người cũng chỉ có một cuộc đời duy nhất, nên sống sao mà khi gần kết thúc cuộc sống rồi nhìn lại không thấy ân hận.

    Trả lờiXóa
  18. Cuối cùng thì cũng tiếc cho 1 con người , chỉ vì đi sai 1 nước cờ "trở gió" mà thân bại danh liệt, trở thành kẻ phản bội trong khi đã bỏ bao nhiêu công sức trong cuộc kháng chiến.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog