Tàu dự kiến được nhà thầu Pháp thiết kế, sản xuất với mỗi đoàn tàu trị giá gần 300 tỷ đồng, có thể chở hơn 900 người, tốc độ vận hành thương mại 35 km mỗi giờ.
FullscreenThiết kế đoàn tàu tuyến Metro Nhổn-ga Hà Nội.
Đường sắt đô thị Thủ đô đoạn Nhổn – ga Hà Nội có tổng chiều dài 12 km, đường ray đôi trải dài từ vùng ngoại ô phía Tây đến đường Trần Hưng Đạo. Để phục vụ cho việc vận hành dự án đoạn trên cao từ Nhổn đến Cầu Giấy vào năm 2020, 10 đoàn tàu với thiết kế theo tiêu chuẩn Châu Âu, sử dụng vật liệu hợp kim nhôm sẽ được chế tạo tại Pháp.
Gói thầu số 6 của dự án có giá trị khoảng 7.667 tỷ đồng, trong đó gần 3.000 tỷ đồng dành cho tư vấn, thiết kế, sản xuất và lắp đặt 10 đoàn tàu phục vụ tuyến Metro này.
Theo thiết kế, đoàn tàu có chiều rộng từ 2,75 m đến 3 m, chiều dài khoảng 80 m đối với tàu 4 toa và 100 m với tàu 5 toa.
Đơn vị thiết kế cho hay, ý tưởng trang trí tàu được lấy cảm hứng từ các gam màu thân thiện với thiên nhiên, màu xanh mang ý nghĩa hình ảnh của thủ đô Hà Nội và thể hiện vẻ đẹp hiện đại, năng động; kết hợp gam màu đỏ hồng của quả thanh long đại diện cho nông sản Việt Nam. Các gam màu này được hài hòa bởi màu ghi xám, tạo cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu cho thị giác.
Bên trong tàu sử dụng màu trắng và xanh lá mạ làm chủ đạo, màu đỏ hồng làm điểm nhấn giúp tạo cảm giác dễ chịu cho người dùng.
Đoàn tàu có khả năng chuyên chở 850 đến 950 người, mật độ khoảng từ 6 đến 8 người/m2; khai thác tốc độ thương mại 35 km mỗi giờ, tốc độ thiết kế 80km mỗi giờ.
Trên các toa tàu có không gian dành cho xe lăn của người khuyết tật (được ký hiệu đặc biệt trên sàn) và ghế ngồi dành riêng cho người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
Ông Julien Barjou, Giám đốc Kỹ thuật dự án của Alstom cho hay: “Quy chuẩn của các tay cầm trên tàu được thiết kế riêng cho người Việt Nam, dựa theo nghiên cứu về nhân khẩu học, chiều cao, hình dáng".
Cạnh phần khớp nối giữa các toa có trang bị bình cứu hỏa mini.
Cabin dành cho lái tàu được thiết kế thoáng, tầm nhìn bao quát. Trên bàn điều khiển có màn hình hiển thị.
Phương án thiết kế đoàn tàu này được liên doanh nhà thầu Pháp đệ trình lên Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị để lấy ý kiến các cơ quan chức năng trước khi đưa vào sản xuất.
Tàu được chiếu sáng bằng đèn LED, tự động điều chỉnh độ sáng đối với đoạn trên cao và đoạn đi ngầm.
Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đi qua quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm; được khởi công từ tháng 9/2010, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2017. Tuy nhiên, đầu năm 2017 thành phố báo cáo lùi tiến độ đến sau năm 2021.
Tổng mức đầu tư dự án sau hai lần tăng giá, đến nay đã lên đến gần 36.000 tỷ đồng.
Pháp thiết kế thì yên tâm rồi, tất cả các công trình hay vật liệu mà pháp xây đều có tuổi thọ rất là cao, chẳng thế mà cả một góc phố thủ đô vẫn tồn tại những công trình từ thời Pháp mà vẫn đứng vững với thời gian, căn bản tàu ngon cần một tuyến đường sắt cũng ok cũng tốt thì mới đi lại trơn tru, chứ siêu vẹo thì nguy hiểm lắm
Trả lờiXóahoàn thành được tuyến này thì thuận lợi cho người dân đi lại được bao nhiêu, xe cộ cũng không còn ùn tắc như ngày xưa nữa, mà với với để cho anh pháp làm người dân mình cũng bớt lo mỗi khi đi dưới chân công trình xây dựng
Trả lờiXóaĐoàn tàu này mà đi vào hoạt động thì yên tâm rồi, đường đỡ ách tắc mà quá trình vận hành cũng yên tâm hơn so với mấy cha tua của kia xây, thế mới biết kinh tế mình phát triển thì đòi sống dân sinh, dịch vụ được cải thiện biết bao nhiêu.
Trả lờiXóa