Lê Thiếu Nhơn
Phóng viên giả gây tai họa thật
Thách thức đặt ra cho Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng trên cương vị mới ở Bộ Thông Tin Truyền Thông: Trường hợp những người tự xưng phóng viên báo Nhân Đạo & Đời Sống cũng như phóng viên báo Người Hà Nội làm náo loạn ở miền Tây Nam bộ, là dấu hiệu rõ nét nhất của sự ô nhiễm môi trường báo chí.
Cơn bát nháo này từ đâu ra?
Từ quan niệm làm báo kiểu làm tiền.
Văn phòng đại diện mở khắp nơi, tuyển dụng lung tung nhằm thu hoạch cho lãnh đạo báo. Văn phòng đại diện không có kinh phí, chỉ cấp cho con dấu và khoán mỗi năm phải chuyển khoản về toà soạn bao nhiêu tiền. Trưởng văn phòng đại diện cũng chả có chuyên môn gì mà đã cống nạp một khoản tài chính không nhỏ để có cái chức, nên tìm cách vơ vét lại từ những kẻ không biết làm gì thì đi làm… phóng viên. Mỗi cái Thẻ Phóng Viên được cấp đều phải nộp phí đấy. Tổng Biên tập ký trên Thẻ Phóng Viên đã tào lao, mà Trưởng văn phòng đại diện cũng ký lên Thẻ Phóng Viên như một trò hề lố bịch.
Cùng lúc với nhóm người tự xưng phóng viên báo Nhân Đạo & Đời Sống tống tiền cảnh sát giao thông tỉnh Tiền Giang, là một người chìa ra cái thẻ phóng viên báo Người Hà Nội sau khi gây rối tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Người sử dụng thẻ phóng viên báo Người Hà Nội là Lê Đại Thành ban đầu vỗ ngực nhận “cộng tác viên báo Tuổi Trẻ” rồi lại đưa thẻ phóng viên báo Người Hà Nội đã hết hạn sử dụng. Hành vi của Lê Đại Thành là xô xát với cán bộ chi cục thống kê huyện Long Hồ và công an xã Phú Đức, hoàn toàn không khó giải quyết. Vấn đề lớn hơn là những tấm thẻ phóng viên được cấp tuỳ tiện kia, làm sao thanh trừng một cách hiệu quả!
Báo Người Hà Nội trực thuộc Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, từ lâu đã hoạt động co cụm trong bối cảnh chung của loại hình báo chí văn nghệ. Quá khứ huy hoàng của báo Người Hà Nội thời của những Tổng Biên tập như Tô Hoài, Vũ Quần Phương, Bế Kiến Quốc… đã không còn nữa. Ngay tại trụ sở chính của báo Người Hà Nội cũng rất khó khăn, thì việc mở văn phòng đại diện là một giải pháp tình thế đầy mơ hồ và nhiều toan tính. Cái thẻ phóng viên cấp cho Lê Đại Thành có thể xem như một bằng chứng về sự tác oai tác quái của những kẻ lợi dụng danh nghĩa cơ quan truyền thông để kiếm ăn một cách bất chấp luật pháp và đạo lý.
Từ lâu, đã có quy định, ngoài Thẻ Nhà Báo do Bộ Thông Tin Truyền Thông cấp, thì tất cả các báo đều không được phép cấp Thẻ Phóng Viên hoặc các loại thẻ tương tự. Cộng tác viên cũng chỉ được cấp giấy giới thiệu có thời hạn. Vậy, cái Thẻ Phóng Viên mà ông Bùi Việt Mỹ lấy tư cách Tổng Biên tập báo Người Hà Nội để cấp cho Lê Đại Thành, đã là sai nguyên tắc. Ông Lê Đại Thành được cấp Thẻ Phóng Viên với mục đích hoàn toàn trong sáng là để phục vụ công việc viết báo hoặc bán báo cho Người Hà Nội, hay với mục đích khác, có lẽ không khó tìm câu trả lời.
Trường hợp những người tự xưng phóng viên báo Nhân Đạo & Đời Sống cũng như phóng viên báo Người Hà Nội làm náo loạn ở miền Tây Nam bộ, là dấu hiệu rõ nét nhất của sự ô nhiễm môi trường báo chí. Cơn bát nháo này từ đâu ra? Từ quan niệm làm báo kiểu làm tiền. Văn phòng đại diện mở khắp nơi, tuyển dụng lung tung nhằm thu hoạch cho lãnh đạo báo. Văn phòng đại diện không có kinh phí, chỉ cấp cho con dấu và giao khoán mỗi năm phải chuyển khoản về toà soạn bao nhiêu tiền (chưa kể cái gọi là trả lương cho Tổng Biên tập). Trưởng văn phòng đại diện cũng chả có chuyên môn gì mà đã cống nạp một khoản tài chính không nhỏ để có cái chức, nên tìm cách vơ vét lại từ những kẻ không biết làm gì thì đi làm… phóng viên. Mỗi cái Thẻ Phóng Viên được cấp đều phải nộp phí đấy. Tổng Biên tập ký trên Thẻ Phóng Viên đã tào lao, mà Trưởng văn phòng đại diện cũng ký lên Thẻ Phóng Viên như một trò hề lố bịch. Các loại phóng viên có Thẻ Phóng Viên lôm côm ấy, cứ toả đi khắp nơi để đe doạ và nhũng nhiễu bá tánh. Bởi lẽ, họ không viết được bài, mà có viết được thì báo họ cũng không trả nhuận bút. Hành nghề phóng viên kiểu đó, thì khác gì cướp cạn giữa ban ngày?
Ông Trương Minh Tuấn khi lãnh đạo Bộ Thông Tin Truyền Thông đã thu hồi Thẻ Nhà Báo rất gay gắt, nhưng chỉ giải quyết phần ngọn nhỏ lẻ. Còn phần gốc nằm ở các văn phòng đại diện tự thu tự chi, tự cấp thẻ, tự ra giá cho mỗi bài báo bắt nạt doanh nghiệp và lương dân. Công việc chấn chỉnh hoạt động báo chí, đang chờ đợi sự ra tay quyết liệt của Quyền Bộ trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông. Ông Nguyễn Mạnh Hùng chỉ cần làm một cuộc rà soát nghiêm túc, sẽ thấy ngay nhiều sự bất ổn. Thậm chí, có văn phòng đại diện còn dùng cả những tay nhà báo đểu từng vào tù vì tội tống tiền, để tiếp tục hành trình nhân danh làm báo để làm tiền! Cần mạnh tay dẹp loạn nhà báo dỏm, nhất là tình trạng những tờ báo dặt dẹo có trụ sở ở Hà Nội mà mở tràn lan văn phòng đại diện không kinh phí, không lương bổng, không nhuận bút, không phóng viên!
Với những loại phóng viên như thế này thì cần có những biện pháp mạnh để trừng trị cho thích đáng cũng như là một lời cảnh báo cho tất cả những con người đang có hành vi trên. Qua đó để không bị mất hình ảnh người nhà báo , người mang sự thật đến người dân bị làm mất hình ảnh và danh tiếng của mình!
Trả lờiXóaĐây sẽ là những con sâu làm giàu nồi canh khi những tên này đang lợi dụng chức trách của mình để làm những chuyện phi pháp , cũng qua đó cho thấy được cần phải có những biện pháp cứng rắn để răn đe cũng như giữ được những hình ảnh tốt đẹp của nghề báo trí , người mang thông tin chân thật đến cho người dân!
Trả lờiXóaNHững phóng viên không có đầy đủ chuyên môn năng lực và đạo đức thì tốt hơn hết là tống cổ hoặc xử lí thật nặng. KHông thể để bôi nhọ thanh danh của ngành báo đưuọc.
Trả lờiXóa.
Trả lờiXóa