Trích từ một comment của Huong Vu về chủ đề một bà mẹ Việt Kiều tố Bệnh viện Chợ Rẫy.
***
Con vừa chết, mẹ lập tức lên mạng gặt vài vạn share từ hành vi chửi những người cố cứu con mình. Dẫn theo là một bầy kền ăn xác.
Chửi tới chửi lui thì vẫn là ý nhấn mạnh sao bà đông tiền thế, điều kiện bà nhiều thế mà con bà vẫn chết ahuhu!!!!!
Tiền đông mà cãi được mệnh giời, thì đã đéo có thằng tỉ phú nào ngỏm, kể cả tỉ phú Mỹ!!!!!
***
Để chuyển cấp cứu 1 bệnh nhân từ vn sang Mỹ bằng máy bay chuyên dụng, cần qua các cửa nào các mày tham khảo bài này nhé.
Vụ em trai 19 tuổi tử vong - Trước hết xin chia buồn cùng gia đình bệnh nhân !
Khi đọc bài viết của bà mẹ Mình thấy có gì đó sai sai thì phải? Bởi lẽ mình làm công tác vận chuyển bệnh đi nước ngoài nhiều năm (kể cả thị trường Mỹ) thì thấy những điều trong bài viết của ngừoi Mẹ thì phi lý vô cùng. Đơn giản:
Để chuyển 1 b/n trong tình trạng đang nằm ICU thế này đi Mỹ hoàn toàn không đơn giản chỉ là cái bệnh án, mà nó còn liên quan nhiều đến vấn đề pháp lý khác. Medical report chỉ là 1 trong nhiều điều kiện cần mà thôi, chưa kể phía BV Chợ Rẫy làm 1 Medical report bằng tiếng Anh trong vòng 1 ngày là quá nhanh và họ quá chuyên nghiệp cho 1 BV nhà nước tại Việt Nam rồi.
Sau khi có Medical report thì phía BV tiếp nhận sẽ tiến hành hội chẩn, nếu cần họ sẽ liên lạc trực tiếp với BV tại Việt Nam (hay BS điều trị) để tham khảo thêm tình trạng hiện tại. Sau đó, các bước thường tiến hành như sau:
1/ Đánh giá tình hình b/n của BV nơi tiếp nhận (thường nhanh nhất phải mất 6-12h)
2/ Đánh giá và chấp nhận của đơn vị vận chuyển
(nếu b/n đang nằm ICU thì chắc chắn 100% là phải vận chuyển bằng chuyên cơ vì cần các TTBYT hổ trợ đặc biệt là việc thở oxy liều cao thì máy bay thương mại không đủ lượng Oxy ...muốn mang bình Oxy lên máy bay thì qui định phải bình nhôm chứ không thể là bình sắt nhé)
Nhanh nhất phải mất 6-12h.
Rồi báo giá và thương lượng giá cả, chưa kể nếu liên quan đến Cty bảo hiểm nhất là phía nước ngoài thì phải đợi ít nhất 48h
3/ Sau mục 1,2 OK thì có xác nhận bằng form của đại sứ quán và BV sẽ là đơn vị trực tiếp gửi thư đến ĐSQ Mỹ để xin visa khẩn cấp cho b/n thì mới đảm bảo là nhanh được (chưa kể là uy tín của BV chứ đừng nói chỉ là uy tín của Bs ở Mỹ bảo lãnh thì không ăn thua nhé)
Các thủ tục xin visa bao gồm cả bảo lãnh viện phí của BV tiếp nhận: Cái này là hoàn toàn không đơn giản vì việc chứng minh tiền sạch hay thu nhập và tài khoản ngân hàng mà phía Việt Nam thì rất khó còn nếu có sponsor từ phía Mỹ thì may ra chỉ có những gia đình triệu phú với khai thuế rõ ràng và trong sạch: Riêng cái này thường tốn rất nhiều thời gian và ít nhất phải 5-7 ngày nếu chứng minh được nguồn tiền đủ để không tạo cho Mỹ 1 gánh nặng.
(Tôi đã từng gặp 1 ca là đại gia tại Vũng Tàu, mặt dù tiền trong TK ngân hàng là 30 tỷ nhưng phía BV bên Mỹ vẫn yêu cầu chuyển tiền deposit cho BV là 500K dola nhưng không thể chuyển ngay được và làm các thủ tục bảo lãnh này mất 10 ngày phía BV mới đồng ý)
Riêng 3 khoản này phái mất ít nhất là 10 ngày. Trừ khi cỡ gia đình như ông Hoàng Kiều (chứng minh rõ về thu nhập trên đất Mỹ) chứ còn phần lớn các gia đình Việt kiều nhà ta để sponsor và chứng minh đảm bảo khoảng 1 triệu đola cho b/n thì e rằng hy hữu.
Như vậy: Với ca bệnh vừa rồi thì thông tin mà bà mẹ đăng có lẽ do bức xúc nói hơi bừa và thiếu căn cứ riêng cái vụ đòi chuyển b/n đi Mỹ này mà dân làm Escort chắc ai cũng dễ hiểu là nó quá vô lý
***
Bệnh viêm tụy cấp
Các mày đọc bài này để biết về bệnh viêm tuỵ cấp- nguyên nhân tử vong của thằng cu 19 tuổi mà kền đang la liếm câu vìu.
Cứu vật - vật trả ơn. Cứu nhơn...
Người thầy thuốc làm công việc cứu nhơn và thường nhận lại cái trả oán. Câu chuyện ồn ào tôi đọc được sáng nay trên FB về một ca Viêm Tụy Cấp nặng đã tử vong sau nhiều ngày cứu chữa tại bệnh viện Chợ Rẫy như giúp tôi ôn lại nhiều hình ảnh thuở sinh viên.
Ngày tôi còn là sinh viên năm thứ Ba, thực tập tại khoa nội tiêu hóa bệnh viện Chợ Rẫy, tôi ấn tượng nhất với các bệnh nhân Viêm Tụy Cấp. Nhiều bệnh nhân mới gặp bữa trước tỉnh táo, sinh viên đến hỏi bệnh sử, ghi bệnh án, qua bữa sau đã... lên đường. Ít có loại bệnh nào mà bệnh nhân chết nhanh như vậy.
Tuyến tụy hay còn gọi là lá mía có chức năng tiết ra dịch tụy. Chất dịch này có các thành phần men tiêu hóa vô cùng lợi hại đúng nghĩa. Các men đó được tiết ra và hòa trộn vào thức ăn để phân rã thức ăn thành các thành phần chất dinh dưỡng cơ bản.
- Protease dùng để phân cắt chất đạm. Những miếng thịt, miếng cá được enzyme Protease phân cắt thành các acid amin.
- Lipase dùng để phân cắt các miếng mỡ, dầu thành các thành phần nhỏ hơn.
- Amylase dùng để phân cắt các miếng bột đường.
Ngoài ra tụy còn tiết Insulin dùng để vận chuyển đường...
Thức ăn sau khi được nhào nặn một cách cơ học, được trộn với acid Chlohydric của dịch vị dạ dày sẽ được tống xuống tá tràng. Tại đây, tuyến tụy tiết hỗn hợp dịch tụy vào thức ăn để tiếp tục quá trình tiêu hóa.
Điều kỳ diệu của cơ thể là tuyến tụy dù tiết ra các chất làm tan rã đạm, đường, bột, béo... của thức ăn nhưng nó lại không làm hư hại... chính nó. Chất dịch tụy chảy trong ống tụy có cơ cấu đặc biệt, không bị dịch tụy làm hư hại.
Cho đến một ngày nào đó, sau bữa ăn thịnh soạn nhiều rượu bia, no ứ hự, làm kích thích tuyến tụy tiết quá nhiều dịch, hoặc bị kẹt sỏi mật, hoặc bị chấn thương dập tuỵ tạng, chất dịch tụy kia bị xì dò ra xung quanh... Các men tiêu hóa này phát huy vai trò của nó là làm phân rã, tiêu hủy bất cứ chất hữu cơ nào mà nó gặp được. Mô tụy bị ngấm dịch tụy và bị phân hủy như số phận của thức ăn mà ta nuốt vào bụng. Đây là tình cảnh éo le: quân ta giết quân mình!
Nếu may mắn dịch tiết ít, cơ thể chỉ bị hư hao thoáng qua, hình thành một vỏ bao để cô lập vùng " chiến sự" , tạo thành nang giả tụy. Hoặc quá trình xì dò rỉ rả cân bằng với khả năng tự vệ của cơ thể thì tạo nên quá trình viêm tụy mạn tính. Nếu không may dịch tụy tiết ra ồ ạt thì sẽ tàn phá mô xung quanh gây hoại tử. Một quá trình nhiễm trùng, nhiễm độc xảy ra trong ổ bụng, gây ra những cơn đau dữ dội. Quá trình hoại tử, nhiễm trùng nhiễm độc đó diễn ra rất nhanh, chức năng gan thận sẽ lần lượt bị suy và hầu hết đưa bệnh nhân vào cửa tử. Khó có thể biết được quá trình viêm tụy sẽ diễn ra như thế nào. Trước đây không có siêu âm, CT, MRI thì chỉ căn cứ vào tình trạng lâm sàng, xét nghiệm các men tụy trong máu như đo Amylase, Lipase, Protease để chẩn đoán, để đánh giá mức độ phóng thích men tụy.
Khi đã xác định được viêm tụy cấp thì không cho bệnh nhân ăn bất cứ thứ gì vì điều đó làm kích thích tiết dịch tụy nhiều hơn. Một chai nước muối sinh lý cắm sẵn để giữ mạch và truyền thuốc khi cần thiết.
Tôi không nói về khoa ICU của bệnh viện Chợ Rẫy, nơi có những thiên thần áo trắng đáng kính nhất, nơi tập trung những trí tuệ cao nhất ngày đêm theo dõi bệnh nhân, nơi trang bị những thiết bị cứu người hiện đại nhất. Tôi chỉ nói về căn bệnh dễ chết nhất mà tôi từng biết.
Không lạ khi một bà mẹ bị mất con và trút sự đau đớn của mình lên bệnh viện bằng những mô tả xấu xí nhất. Nếu những thịnh nộ đó được xả ra và làm cho bà mẹ được thăng bằng thì cũng hãy cứ để cho việc đó xảy ra. Dẫu cho cơn thịnh nộ có nhiều lần hơn như vậy thì các y bác sĩ cũng đã làm hết sức của mình và cũng không thể dành nhiều thời gian hơn để hứng chịu cơn thịnh nộ ấy. Bởi lẽ đội ngũ áo trắng đó sau khi phải ngồi lật lại từng trang bệnh án để giải trình thì sẽ lại phải vội vã lao vào bên trong khoa ICU kia để gi ành giật từng nhịp tim, từng hơi thở của các bệnh nhân khác đang đối mặt với tử thần.
Xin thông cảm!
Xin hãy share để những ai đang nặng lời mắng nhiếc hiểu được sự tình.
15 ngày là nhanh nhất.
Trả lờiXóaTheo mình biết đây là người nhà của Bác sĩ Hồ Thanh Đính là trưởng khoa ở Chợ Rẫy. Đúng là người nhà giết nhau.
Trả lờiXóaSorry, là bs HT Bình (khg phải Đính).
Trả lờiXóaĐi Mỹ dễ hay khó?
Trả lờiXóaTrên tài khoản FB nhận là mẹ của bệnh nhân viết nguyện vọng đưa con sang Mỹ điều trị. Theo nội dung của Status, chuyến bay SOS gồm 1 bác sĩ Mỹ và 2 trợ lí, cùng máy móc tối tân, chi phí 7 tỉ đồng. Tiền chữa trị từ 1,5 – 2 triệu đô la. Điều kiện làm VISA là một bản tóm tắt bệnh án bằng tiếng Anh và giấy xác nhận căn bệnh này ở Việt Nam không chữa được.
Nhưng sự việc không đơn giản như vậy. Để đưa được bệnh nhân sang Mỹ điều trị, việc đầu tiên là Bệnh viện Chợ Rẫy phải cung cấp Medical Report, bệnh viện bên Mỹ căn cứ vào đó và qua trao đổi điện thoại hoặc các hình thức khác để đánh giá tình trạng bệnh nhân, từ đó quyết định nhận hay không nhận điều trị.
Bước thứ 2, là đơn vị vận chuyển đánh giá bệnh nhân. Cụ thể, bệnh nhân ICU (điều trị tích cực) thì phải vận chuyển bằng máy bay SOS với đầy đủ các phương tiện và nhân lực cấp cứu. Tuy nhiên, thời gian bay mất khoảng 18 tiếng, trong khi máy bay SOS chưa được trang bị máy lọc máu, nên đơn vị vận chuyển sẽ từ chối.
Giả sử bệnh nhân không phải lọc máu, tức là máy bay SOS nhận vận chuyển, thì bước tiếp theo sẽ là cơ quan bảo hiểm Mỹ khảo sát bệnh nhân. Thời gian khảo sát của bảo hiểm cũng khá lâu, rồi báo giá thỏa thuận để kí hợp đồng bảo hiểm, cũng phải mất 2 – 3 ngày.
Chứng minh năng lực tài chính, mà cụ thể là số tiền như người mẹ nói, là 7 tỉ và 2 triệu đô la, tức là khoảng trên dưới 55 tỉ đồng. Phải chứng minh tiền sạch, không trốn thuế, với hàng đống giấy tờ và mất nhiều thời gian.
Tiếp theo là bước làm VISA khẩn cấp, để nhanh phải có sự bảo lãnh của bệnh viện tiếp nhận, hoặc có sự bảo trợ của thượng nghị sĩ như bà mẹ viết trên Facebook.
Bắt buộc phải có phiên dịch chuyên môn y khoa. Phải kí cam kết không được có ý kiến vào quá trình chẩn đoán và điều trị, bất kì sự can thiệp nào vào chuyên môn sẽ bị bệnh viện bên Mỹ từ chối điều trị tiếp.
Nói chung, thủ tục đi Mỹ điều trị với bệnh nhân ICU rất khó để có thể làm được.
Nhớ lại câu chuyện bà Helen Huỳnh sống ở Mỹ, bị ung thư máu. Em gái bà là người duy nhất đủ tiêu chuẩn để hiến tủy cho chị. Có 3 bệnh viện ở Mỹ đứng ra hỗ trợ làm thủ tục để em gái sang Mỹ, nhưng suốt 4 tháng trời nỗ lực bất thành, chính phủ Mỹ kiên quyết từ chối mặc dù mọi thủ tục đều tốt đẹp, trừ mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài 3 phút là bà không vượt qua, Lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn đã chiếu cố cho phỏng vấn đến lần thứ 3 nhưng vẫn trượt.
Gia đình bà Helen Huỳnh đã gõ cửa các nơi cầu cứu, trong đó có Dân biểu Lowenthal, Thượng nghị sĩ Harris, Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn, nhưng đều chẳng đi đến đâu. Cuối cùng, bà Helen Huỳnh phải chấp nhận cái chết trên giường ICU tại Mỹ, sau 4 tháng mòn mỏi chờ đợi.
Làm thủ tục đi Mỹ điều trị bệnh không dễ, nhất là bệnh nhân ICU, nên những người Việt có tiền thường chọn cách đi Singapore vì không phải làm Visa, các thủ tục lại khá đơn giản. Nhưng cái dở khi đi Singapore, là khi hết tiền điều trị, thì cho dù bệnh có nặng đến mấy cũng bị đuổi ra khỏi viện. Hơn nữa, trong quá trình điều trị, nếu bác sĩ có sơ suất gây tử vong, thì cũng miễn ý kiến vì bác sĩ họ trả lời năng lực của họ chỉ đến đó.
Trong câu chuyện bệnh nhân 19 tuổi tử vong do VTC ở Bệnh viện Chợ Rẫy, người mẹ do quá sốt ruột và nôn nóng, bà đã gọi điện sang Mỹ và mọi thông tin đưa con sang Mỹ điều trị cũng chỉ biết qua điện thoại. Ngay như thông tin bác sĩ bên Mỹ muốn gửi thuốc về điều trị, cũng không phù hợp vì chuẩn chất lượng của Mỹ gọi là JCI quy định, bác sĩ không có quyền kê đơn và gửi thuốc từ xa như vậy.
Trong hoàn cảnh của bà mẹ đi xa có con ở nhà bệnh nặng và tử vong, chẳng ai có thể phán xét những bức xúc của bà. Cái đáng trách là những người ngoài cuộc, đáng ra họ cần có cái nhìn bình tĩnh, thấu đáo, để chia sẻ những bài viết hay bình luận có trách nhiệm; thay vì mượn những lời bức xúc trong lúc không tỉnh táo của bà mẹ, để công kích và hạ nhục đội ngũ y bác sĩ.