Khoai@
Theo hãng AFP, Wa Lone (32 tuổi) và Kyaw Soe Oo (28 tuổi) bị bắt hồi tháng 12/2017 khi đang mang trong người nhiều tài liệu được cho là bí mật nhà nước liên quan đến bài điều tra nghi vấn quân đội sát hại 10 người thuộc cộng đồng Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine. Cả 2 người này đều bị tòa tuyên bảy năm tù giam vì vi phạm luật về bí mật nhà nước có từ thời thuộc địa.
Phóng viên Wa Lone và Kyaw Soe Oo được giải tới tòa án hôm 27/8.
Thẩm phán Ye Lwin của tòa án quận ở thành phố Yangon cho biết, cả Wa Lone và Kyaw Soe Oo sẽ được trừ thời gian đã trải qua trong trại giam kể từ tháng 12 năm ngoái.
Được biết, cả 2 phóng viên bị bắt khi đang điều tra thông tin về vụ các lực lượng quân đội "sát hại 10 người thuộc cộng đồng Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine".
Trong các phiên xử, cả hai đều không nhận tội. Họ cho biết rằng hai cảnh sát đã trao cho mình các tài liệu tại một nhà hàng ở thành phố Yangon trước khi bị bắt và rằng họ bị cảnh sát gài bẫy.
Và như thường lệ, các tổ chức như "bảo vệ tự do báo chí", "Liên hiệp châu Âu" và các nước như Mỹ, Canada và Australia đã tận dụng cơ hội này để đánh bóng "giá trị nhân quyền" bằng cách kêu gọi Miến Điện hủy bản án và tha bổng cho hai nhà báo.
Với cương vị là Tổng biên tập Reuters, ông Stephen J Adler nói: "Hôm nay là một ngày buồn cho Miến Điện, cho các phóng viên của Reuters là Wa Lone và Kyaw Soe Oo cũng như báo chí khắp nơi".
Trong một diễn biến khác, trên mạng Twitter, gã Phil Robertson - Phó Giám đốc phụ trách về châu Á của cái gọi là "Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch" cũng đã không bỏ lỡ cơ hội này để cáo buộc vô căn cứ với Việt Nam: “Hệ thống tư pháp của Miến Điện hôm nay tự làm xấu mặt mình với bản án đối với các nhà báo Reuters Wa Lone và Kyaw Soe Oo. Đây là loại bản án tôi chỉ chờ đợi từ một tòa án ở Campuchia hoặc Việt Nam".
Phản bác lại những lời chỉ trích và cáo buộc cảm tính, vô căn cứ trên, Thẩm phán Ye Lwin nói rằng, Tòa án đã đối xử công bằng với 2 phóng viên và họ (các phóng viên) cũng cần được xử (công bằng) như những công dân của Myanmar. Ông Ye Lwin cũng nói thêm, luật pháp không thể tha thứ cho bất kỳ ai lợi dụng danh nghĩa phóng viên để xâm hại tới bí mật nhà nước và chúng tôi biết, đằng sau hai kẻ xâm phạm bí mật nhà nước Myanmar kia là ai.
Có lẽ việt nam tương lai cũng nên làm quả như myanmar đấy, chứ đám phóng viên nước ngoài nó lộng hành quá, bao nhiêu là hành động can thiệp vào nội bộ, rồi thì công khai đối trọng, mà có đưa ra được cái gì chứng thực đâu
Trả lờiXóa