Như tin đã đưa: Tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất tuyệt đối (100%) giới thiệu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng, để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV khai mạc vào ngày 22/10 tới đây.
Ngay sau khi thông tin trên được đăng tải, đã xuất hiện nhiều luồng ý kiến. Trong khi đại đa số đó là quyết định đúng đắn của TƯ Đảng cộng sản VN; vì đây là thời điểm mà việc nhất thể hoá chức danh có thể diễn ra, hanh thông và thuận lợi nhất... thì một số ý kiến đã nêu ra quan điểm phản đối.
Và thay vì đưa ra lí do chưa nên nhất thể chức danh người đứng đầu đảng cộng sản và nhà nước thì họ nhắc lại một ý trong nội dung phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng tại cuộc tiếp xúc cử tri tại Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội để nói rằng, cá nhân ông TBT đã bất nhất; rằng ông phủ nhận nhưng chính ông lại dẫm đạp lên nó để thực hiện việc nhất thể hoá chức danh cho cá nhân ông. Theo đó, khi trao đổi với cử tri về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Tổng Bí thư cho rằng: “Đây là vấn đề đã được Trung ương bàn nhiều lần. Một số tỉnh, thành cũng đã tổ chức thí điểm không tổ chức HĐND ở một số nơi. Nhưng thực tế nhân dân là người làm chủ, ở đâu có nhà nước ở đó phải có giám sát của nhân dân. Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông? Ở Trung ương thì Quốc hội giám sát Chính phủ, còn ở địa phương HĐND giám sát hoạt động của chính quyền địa phương.
“Do vậy, cần thực hiện theo đúng nguyên tắc cơ bản ở đâu có chính quyền ở đó phải có giám sát, và quan trọng là làm sao cho giám sát phải có thực quyền. Hiện Đảng đã đổi mới rất nhiều, dân chủ và lắng nghe ý kiến của nhân dân. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND phải gắn với đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND, đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, nâng cao chất lượng cán bộ và đại biểu HĐND, đặc biệt làm sao để đại biểu HĐND phải đủ bản lĩnh năng lực trong giám sát”.
Phát biểu của tổng bí thư trong cuộc tiếp xúc này cũng được nhiều người chia sẻ và nhắc lại. Tất nhiên không ngoài bêu rếu mục đích đã được chỉ ra ở trên.
Câu hỏi được đặt ra là phát biểu nói trên có khiến ông TBT bị vạ miệng và khiến mình rơi vào thế khó không? hay những kẻ này không đủ trình độ để hiểu được ý tứ của ông Tổng bí thư?
Với nội dung được trích dẫn ở trên sẽ không quá khó để nhận ra ý tứ của ông Tổng bí thư. Ông cho rằng, việc hợp nhất hai chức danh đứng đầu sẽ làm cho người được đảm nhiệm có quyền lực khủng, rất lớn. Do đó, trước khi thực hiện điều này thì cần phải có một cơ chế giám sát quyền lực đủ mạnh, đảm bảo quyền lực khi rơi vào tay một người sẽ không bị tha hoá, cá nhân người đó sẽ không lạm quyền.
Chỉ ra điều này để thấy, ông TBT Nguyễn Phú Trọng không hề phản đối việc hợp nhất 2 chức danh, mà chính ông là người khởi xướng để đảm bảo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, tránh tư tưởng bè phái, cục bộ.. Tuy nhiên, để thực hiện nó cần có điều kiện kèm theo với tư cách là để khi thực hiện nó tránh và có ít nhất các hệ luỵ đi kèm. Đây cũng là tinh thần biện chứng mà những người theo học thuyết Mác - Lênin luôn ghi nhớ và thực hiện cho kỳ được.
Từ vấn đề chỉ ra ở trên, sẽ rất dễ thấy thời điểm hiện tại đã hội tụ đủ những điều kiện để hợp nhất thể hoá hai chức danh TBT - chủ tịch nước ở cấp cao nhất (TƯ) và cơ chế giám sát quyền lực đã đủ mạnh để thực hiện điều đó.
Cụ thể, nếu như trước đây đối với các sai phạm lớn, liên quan đến các thành viên Bộ chính trị đảng cộng sản thì sẽ có vùng cấm; hoặc sẽ có những cơ chế dễ chịu nhất đối với những cá nhân có sai phạm. Vậy nhưng điều đó đã bị loại bỏ khi mới đây, đã có thành viên Bộ chính trị đảng cộng sản và hàng loạt uỷ viên TƯ bị bắt, xử lý trước pháp luật và theo điều lệ đảng cộng sản. Nghĩa là cùng với hành lang của cơ chế giám sát thì việc thực hiện trên thực tế đã diễn ra và đảm bảo điều đó không có vùng cấm. Và sẽ chẳng có gì là quá lạ nếu cá nhân được đảm nhiệm cương vị nhất thể hoá vi phạm cũng sẽ bị xử lý.
Một vấn đề mà những ai theo dõi bên lề của Hội nghị TƯ 8 khoá XII đang diễn ra sẽ biết. Một trong những nội dung được đưa ra thảo luận trước vấn đề nhân sự là việc thảo luận, thống nhất ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Đây được cho là một vòng kim cô và cũng là công cụ đảm bảo việc giám sát quyền lực trong đảng cộng sản. Và không phải ngẫu nhiên trước khi bàn đến nội dung này thì ban chấp hành TƯ Đảng cộng sản Vn lại có động tác này. Âu đó cũng là để gửi cho người dân, cán bộ đảng viên thông điệp cứng rắn về giám sát quyền lực đối với các chức danh quan trọng của đảng cộng sản và nhà nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét