Khoai@
Như hôm trước đã viết trong bài Đã sai còn già mồm, tôi đã viết, chị Trần Thị Bích Ngân, giám đốc công ty TNHH MTV Mỹ Phẩm N-Collagen ở phường 6, TP Cà Mau ấm ức khi công an phá khóa, khám xét kho Mỹ phẩm của chị. Bằng cách thông tin 1 chiều cho báo chí, chị Ngân ám chỉ rằng, việc khám xét kho của chị chỉ do lực lượng công an làm và việc khám xét đó là sai vì không có lệnh. Anh nhà báo tôi quên tên của tờ Zing cũng viết theo hướng này.
Nay tôi nói thẳng, chị Ngân sai hoàn toàn. Chị có dấu hiệu của tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 BLHS.
Chi tiết vụ việc mời xem tại đây:
Tôi xin ngắn gọn thế này, công an phát hiện ông Mã Cáo là người chở hàng của chị đi giao cho một người tên Trang, là chủ cửa hàng bán Mỹ phẩm ở phường Hộ Phòng, TX.Giá Rai (Bạc Liêu). Khi kiểm tra, 2 thùng hàng ông Mã Cáo chở không có hóa đơn chứng từ như quy định mà theo phiếu thanh toán có giá trị 39 triệu đồng. Hành vi của ông Mã Cáo là vi phạm hành chính. Chuẩn chưa?
Tại điểm 3 Điều 128 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về "Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính" quy định "3. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người quy định tại khoản 2 Điều này, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức thuế, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám".
Căn cứ Điều 129, đoàn liên ngành sẽ khám xét theo Điều 129 quy định về "Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính".
Tôi trích nguyên văn Điều 129 cho hoành:
"1. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
3. Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và 02 người chứng kiến.
4. Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được giao cho người chủ nơi bị khám 01 bản".
Đã là khám xét thì dù chị không đồng ý thì cơ quan chức năng vẫn tiến hành bình thường. Ở đây, công an đã cực kỳ nhân văn khi thuyết phục chị mở khóa kho hàng bất thành. Chỉ sau khi chị nhất định không hợp tác, họ mới làm theo quy trình là phá khóa.
Việc phá khóa để khám xét là đúng pháp luật, thưa chị Ngân và anh nhà báo có ý ủng hộ chị.
Trước mặt anh trai chị, và đại diện chính quyền địa phương cùng các lực lượng quản lý thị trường, người ta phát hiện và thu giữ nhiều thùng hàng, mã hàng không có hóa đơn chứng từ. Lực lượng chức năng đã niêm phong, tạm giữ 186 kiện hàng gồm: nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, tem “chống hàng giả”, dụng cụ dùng để sang chiết, pha chế, đóng gói mỹ phẩm và mỹ phẩm đã thành phẩm của Công ty N-Collagen, 1 thau nhựa chứa mỹ phẩm đang pha chế (trọng lượng 10,2 kg), 3 can nhựa chứa dung dịch dùng để pha chế mỹ phẩm (trọng lượng 27 kg), 70 bao bì bằng giấy carton có in tên Công ty N-Collagen (chưa qua sử dụng)...Mời xem hình dưới:
Theo chị, chị "nhà phân phối độc quyền" sản phẩm làm trắng da, mờ sẹo, chống nắng, dưỡng ẩm... mang thương hiệu Collagen... có nghĩa chị không được pha chế, đóng gói, dán mác...Trong khi đó, trả lời báo chí về việc trong kho có mỹ phẩm đang pha chế, chị nói: "Hàng nhận về có khi bị vỡ thì tôi cho nhân viên. Gần 20 nhân viên mua kem khác trộn vào cho 'ngợi kem' rồi chia nhau xài chứ đâu phải kem chiết rót".
Rõ ràng, chị đóng gói lại sản phẩm bị vỡ là sai vì chị chỉ có chức năng phân phối chứ không có chức năng đóng gói. Chị tự ý mua kem khác trộn vào kem bị vỡ cho 'ngợi kem' thì càng sai vì chị không được phép điều chế kem.
Chính chị Ngân cũng xác nhận, "có vài thùng chứa 1 loại mỹ phẩm chưa có giấy công bố sản phẩm hàng hóa". chị cũng nói "Sản phẩm chưa có giấy là tôi mang về để đại lý dùng thử chứ chưa bán ra thị trường".
Cơ quan chức năng hoàn toàn có quyền nghi ngờ chị tự chế biến Mỹ phẩm rồi sau đó dán nhãn kèm giấy công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa để bán kiếm lời. Nghi ngờ đó là có cơ sở bởi họ thu giữ cả thau đang khuấy, dung dịch, vỏ hộp, nhãn dán và dụng cụ sang chiết khác.
Tôi đồ rằng, sau khi mẫu hàng được kiểm nghiệm, rất có khả năng chị phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015.
Là người làm ăn đàng hoàng, không có lý do gì để ngăn cản đoàn kiểm tra theo luật chị Ngân ạ.
P/s: Tất cả các hình ảnh trong bài đều do cơ quan chức năng cung cấp trong vụ việc này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét