Bài của con Chung Nguyen.
Kẻ già này, vừa đọc được thư cảm ơn của tập đoàn xây dựng Hoà Bình gửi báo Giáo Dục đã kề vai sát cánh cùng mình đòi tiền tâp đoàn FLC, khiến các anh chị kền kền báo này sướng như giáp hạt ăn bạch thủ, khoe khắp các diễn đàn.
Như vậy là các bạn Hoà Bình đã chính thức xác nhận mình có gọi báo chí vào cuộc, trái ngược với tuyên bố trước đó với FLC, hành vi này là tiền hậu bất nhất, biểu hiện của kẻ bất khả tín.
Đây bản chất là dịch vụ đòi nợ thuê, tất nhiên Giáo Dục chưa phải ở tầm của Thiên Uy hay Dân An. Giáo Dục không có công cụ hay chiến thuật để áp chế, không có quan hệ với đại bàng người nhiều họa tiết tha thu, và quan trọng là ở vị thế thấp, họ không có gan để ló đầu ra mặt chơi face-to-face với một tập đoàn hàng đầu đất nước.
Giáo Dục chỉ có đội ngũ phóng viên tuyển ở các vùng quê cách xa Hanoi 400km, có tên miền, giấy phép thuê, laptop Lenovo pen 2 và wifi câu trộm. Chấp các anh chị hỏi 1000 thằng làm báo, tôi đảm bảo thậm chí đéo một đứa nào biết trụ sở của báo này ở đâu. Thế cho nên, họ đòi nợ bằng cách tận dụng các nguồn lực hạn chế sẵn có, với hy vọng chăn được tiền của một trong hai, hoặc cả hai, thế thôi. Bên Hoà Bình phải đi thuê dịch vụ cỡ này, hẳn cũng trăn trở lắm rồi.
Chúng ta vòng lại tranh chấp giữa Hoà Bình và FLC, cái gì cũng phải có đầu cuối, biết rõ sự vụ, thì mới nói được lời công đạo, hợp lý, hợp tình.
Năm 2014, FLC và Hoà Bình ký hợp đồng với nhau, theo đó, Hoà Bình thi công một dự án của tập đoàn FLC ở Sầm Sơn. Mọi chuyện diễn ra bình thường đúng pháp luật, cứ chốt khối lượng là tiền về đều như chạy thận, ai nấy đều vui. Tuy nhiên trong quá trình thi công, phía Hoà Bình đã không đáp ứng được tiến độ theo yêu cầu của FLC dù bị thúc giục và nhắc nhở nhiều lần, nên đã bị buộc phải thanh lý hợp đồng.
Các anh chị cần nhớ, FLC được như ngày hôm nay là nhờ tiến độ thi công các dự án một cách thần tốc. Tất cả các dự án của tập đoàn này đều nằm ở những vị trí xương xẩu nhất, xa hạ tầng giao thông, hoang vu hẻo lánh, suất đầu tư cực lớn nên buộc phải bù lại bằng tốc độ thi công ngày đêm để tiết giảm chi phí. Hoà Bình, rất tiếc, không đáp ứng được yêu cầu chính đáng này.
Quá trình thanh lý hợp đồng lại phát sinh một số vấn đề, theo đó, Hoà Bình không cung cấp đủ hồ sơ giấy tờ cần thiết để chốt khối lượng, một số hạng mục chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, FLC buộc phải thuê bên thứ 3 sửa chữa nhưng Hoà Bình từ chối khấu trừ thanh toán, và Hoà Bình không chấp nhận các khoản phạt chậm tiến độ theo đúng hợp đồng.
Chính những điều này đã khiến hai bên không thể thanh lý được hợp đồng dù đã đưa cả kiểm toán độc lập vào xử lý. Không ai bắt chẹt các bạn Hoà Bình hết, mà kể cả bắt chẹt, Hoà Bình luôn có trong tay một option cuối cùng, đó là đưa tranh chấp ra toà án để giải quyết.
Một tập đoàn xây dựng top đầu, đã niêm yết với giá trị vốn hoá gần 5k tỉ chắc chắn không bao giờ có chuyện yếu thế hay lép vế trong tranh chấp pháp lý. Gì chứ riêng về tiền với quan hệ, thì Hoà Bình ít có thua ai ở đất này. Họ không muốn ra toà, vì đơn giản là lẽ phải không trong tay họ. Cho dù phía FLC bên kia đã chủ động chìa cành olive hữu nghị, Hoà Bình, đã quyết định không chọn hoà bình in the end.
Và bi kịch của cả 2 (giờ là 3) phía, bắt đầu từ chính sự thiếu thấu cảm, thiếu tinh thần luật pháp, đi ngược lại các giá trị văn minh như vậy đấy...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét