Emanuel Macron - gà nuốt dây thun
Tham vọng:
Kể từ khi lên nắm quyền Tổng thống Pháp cách đây 18 tháng, chàng trẻ tuổi Emmanuel Macron dường như vẫn đang mộng du cùng những chính sách đầy tham vọng.
Thời cơ vàng để chú trống choai Macron nổi lên như một nhà lãnh đạo mới của Âu Châu hiện ra trong bối cảnh Thủ tướng Đức quyền lực Angela Merkel thất bại trước phe cựu hữu mới nổi và phải từ chức chủ tịch đảng cầm quyền, Ý rơi vào vòng xoáy của những đảng dân túy và nước Anh thì vẫn đang loay hoay trong việc tách khỏi EU…
Tiếng gáy:
Sau vụ liên quân Anh, Mỹ tấn công bằng tên lửa vào Syria hồi 14-4-2018, Macron, từng “kể công” là chính mình, chứ không phải ai khác, đã “thuyết phục” người đồng cấp Mỹ Donald Trump triển khai cuộc tấn công (?).
Trong vụ không kích nói trên, ai cũng biết nước Pháp chỉ là kẻ theo đóm ăn tàn (Pháp có phóng vài quả tên lửa mà 2/3 trong số đó đã bị xịt), thế nhưng sau đó trống choai Macron lại lăng xăng đứng ra trên sân khấu đòi làm kép chính trong vai trò kết nối giữa Mỹ và Nga nhằm tìm một giải pháp chính trị cho Syria.
Cũng sau cuộc không kích này, y hệt con ễnh ương trong chuyện ngụ ngôn Pháp cố phình to để có thể “ngang” với con bò, Macron tự tin “nổ” với báo chí rằng “Tôi cũng ngang cơ với Putin đấy nhé”.
Gà trống choai Gaulois cũng đã dám vuốt râu hùm khi gần đây đã xách động châu Âu “thành lập quân đội riêng” nhằm thoát khỏi cái ách của tổ chức quân sự Bắc Đại Tây dương (NATO) do Mỹ cầm càng. Lập tức, Donald Trump phản pháo, coi “tuyên bố của Macron là lời xúc phạm nước Mỹ” và mỉa mai rằng “trước khi châu Âu xây dựng quân đội riêng thì họ nên sòng phẳng nộp khoản đóng góp thường niên cho NATO cái đã”.
Khoản này đòi hỏi mỗi quốc gia thành viên phải đóng góp 2% GGP, trong khi lâu nay nước Pháp mới chỉ đóng góp tầm 1,82%. Và để có tiền trả nợ cho NATO, năm ngoái chính quyền của Macron đã buộc phải đề xuất tăng ngân sách quốc phòng từ 34,2 tỷ euro lên 50 tỷ euro vào năm 2025.
Thương thay, Macron bới đâu ra tiền trả nợ NATO - nếu không tăng “thuế xăng dầu”?
Trong bối cảnh ấy, cuộc khủng hoảng xã hội mang tên Áo khoác vàng (Gilets Jaunes) chống tăng thuế và phản đối Macron diễn ra trong những ngày vừa qua chính là lời cảnh báo cho những tham vọng của chú trống choai trẻ người non dạ.
Thế cờ bí:
Dưới mắt những người mang Áo khoác vàng, Macron bị coi là “tổng thống của nhà giầu” khi quyết định bỏ thuế tài sản đánh trên tầng lớp giầu có, với mục đích giữ chân - đúng hơn, là giữ tiền của họ - ở lại với nước Pháp.
Đây cũng là biện pháp “thả thính” của nước Pháp đối với các nhà đầu tư châu Âu đang nhấp nhổm rời bỏ nước Anh, do lo ngại về hậu quả của Brexit.
Để xoa dịu những người biểu tình, trong bài diễn văn “đấm ngực sám hối” trên truyền hình Pháp vào hôm thứ Hai tuần trước, Macron đã phải nhượng bộ bằng các biện pháp tăng lương tối thiểu 100 euros/tháng từ tháng 1- 2019, bãi bỏ việc đánh thuế trên lương hưu dưới 2.000 euros/tháng và các khoản làm thêm ngoài giờ; khuyến khích chủ lao động cho nhân viên tiền thưởng miễn thuế. Trước đó, việc áp “thuế xăng dầu”, đối tượng phản đối của các cuộc biểu tình cũng đã được đình hoãn.
Dù cuộc khủng hoảng đã tạm thời dịu đi trong thời điểm trước mắt, nhưng Macron khó có thể thoát ra khỏi một thế cờ bí trong tương lai.
Bởi những cam kết “nhân nhượng” mới của Macron sẽ làm thất thu cho ngân sách nước Pháp ít nhất thêm khoảng 10 tỷ Euros. Nếu tính cả những khoản thu bị hụt vì “giảm nghèo” khác thì con số này có thể lên đến 15 tỷ.
Trong một khía cạnh khác, nước Pháp phải tuân thủ luật chơi khống chế lạm chi (déficit) dưới mức 3% như đã ký kết với các thành viên EU, nếu không sẽ bị phạt. Nhưng hiện nay lạm chi của Pháp đã đang ở mức báo động 2,8% rồi và dự báo sẽ lên tới 3,5 % khi những “biện pháp chữa cháy” của Macron buộc phải thực hiện mà vẫn chưa tìm ra khoản thu mới nào để “cân đối”.
Để có tiền bù đắp cho những “biện pháp chữa cháy”, Macron có thể vay nợ các Ngân hàng. Tuy vậy, nguyên tắc bất di bất dịch của các ông trùm tài chính xưa nay là “chỉ cho nhà giầu vay tiền”, trong khi đó, mức nợ hiện tại của Pháp đã lên tới 99% PIB. Hơn nữa, nước Pháp cũng cần phải học thuộc bài học từ chính phủ Hy Lạp, khi vay nợ với lãi suất tới 20% và đã phải rao bán cả các hải đảo để có tiền trả nợ.
Cái vòng luẩn quẩn hiện ra:
Muốn có tiền, phải tăng thuế; tăng thuế gây ra khủng hoảng; khủng hoảng cho nên mới phải “chữa cháy”; muốn “chữa cháy” lại phải tốn tiền; muốn có tiền, dĩ nhiên, lại phải tăng thuế…
Không chỉ gà trống choai Macron đang nuốt phải dây thun mà cả nước Pháp cũng đang đứng trước một tương lai bất trắc.
Đánh thuế vào người nghèo thì gây ra bất ổn xã hội (mà thực ra nghèo quá thì cũng chả có tiền mà đóng), còn đánh thuế vào “nhà giàu” thì sợ họ “bỏ nước” mà đi.
Macron có lẽ chỉ còn giải pháp cuối cùng là mang giới trung lưu ra mà đẽo.
Rõ ràng, tầng lớp này chưa đủ giầu để có thể dọn nhà sang nước khác và cũng không đủ nghèo, để có thể làm một cuộc “cách mạng vô sản”.
Nguồn: ở đây
Hóa ra tưởng Emanuel Macron thế nào nhưng cũng chỉ là một thằng bất tài mà thôi, cũng toàn chính sách viển vông mà quan trọng nhất là đời sống của người dân thì lại chẳng quan tâm, toàn tăng thế thì người lao động làm sao mà sống nổi, sống để nuôi bọn nhà giàu lắm tiền à, bất công xã hội mà tiếp tục tăng thì không chừng sẽ có nội chiến đấy Macron à #MacronDemission
Trả lờiXóaNền dân chủ phương tây dạo này chuyên chọn đuọc những thằng ngáo đá
Trả lờiXóa