Khoai@
Theo RT, nhà chức trách Pháp chi biết, đang chuẩn bị triển khai thêm 8.000 cảnh sát ở Paris và 89.000 cảnh sát trên toàn quốc, trước thông tin những người biểu tình dự kiến tập hợp tại Điện Elysee, Paris ngày 8/12/2018.
Dù chính phủ Tổng thống Emmanuel Macron đã từ bỏ kế hoạch tăng thuế nhiên liệu gây tranh cãi, hàng nghìn người biểu tình vẫn có kế hoạch tuần hành tại Dinh Tổng thống ngày 8/12.
“Thứ Bảy (8/12) sẽ là kết quả cuối cùng” – người phát ngôn nhóm biểu tình Áo khoác Vàng Eric Drouet nói ngày 6/12. “Thứ Bảy sẽ là Elysee, tất cả chúng tôi đều muốn đến Elysee”.
Với lo ngại một cuộc bạo động lớn sẽ xảy ra, Pháp quyết định mở rộng lực lượng cảnh sát một cách đáng kể, nhằm ngăn chặn bạo lực và phá hoại đã tấn công thủ đô vào tuần trước, khiến hơn 130 người bị thương và hơn 400 người bị bắt giữ. Trong cuộc biểu tình bạo lực trước đó, 4 người thiệt mạng khi cảnh sát chống bạo động va chạm với người biểu tình hung hăng.
Bộ Nội vụ Pháp cảnh báo về tình trạng cực đoan.
Thủ tướng Edouard Philippe tuyên bố nếu bạo loạn xảy ra vào cuối tuần này, nó sẽ được xử lý bằng “các phương tiện đặc biệt”. "Chúng ta đang đối mặt với những người không phải ở đây để biểu tình mà để phá hoại và chúng tôi muốn có những phương tiện để kiềm chế họ” – ông nói.
Theo RT, điều này có nghĩa là 75 đơn vị cảnh sát sẽ được triển khai ở Paris, tăng so với 50 đơn vị cuối tuần trước. Cảnh sát cũng sẽ được chỉ thị để trực tiếp theo sát những người biểu tình với lo sợ bạo lực sẽ vượt quá những gì từng xảy ra.
Truyền thông Pháp cũng đưa tin ông Philippe sẽ triển khai 10 xe bọc thép đến các đường phố ở Paris, điều này chưa xảy ra kể từ cuộc bạo động ở ngoại ô Paris năm 2005. Bên cạnh đó, các cửa hàng dọc khu vực Champ-Elysees phải đóng cửa ngày 8/12, hàng chục bảo tàng và các địa điểm văn hóa cũng sẽ bị đóng cửa ngày cuối tuần, bao gồm cả tháp Eiffel biểu tượng.
Với bạo lực tăng cao, tỷ lệ ủng hộ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron giảm xuống thấp còn 18%. Một khảo sát khác vào tuần này cho thấy 66% người Pháp đồng ý với những người biểu tình. Ít nhất 3 đảng cánh tả đã đồng ý thảo luận về một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chống lại chính quyền Tổng thống Macron.
Dù bắt nguồn với tăng thuế xăng dầu, các cuộc biểu tình đã mở rộng thành một phong trào rộng lớn hơn phản đối các chính sách của chính phủ và cải cách kinh tế, bao gồm giảm thuế cho doanh nghiệp, cắt giảm lợi ích người về hưu.
“Cuộc biểu tình không chỉ nhằm vào giá gas. Đó là sự phản ứng chống lại chính sách của chính phủ.” – nhà bình luận chính trị Pháp Jean Bricmont cho biết.
cách đây 160 năm pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta thì giờ đây cũng bằng với thời gian này trong khi pháp đang chìm trong biển lửa thì chúng ta được hưởng không khí hòa bình chiến thắng rực đỏ cờ hòa.không có biểu tình ôn hòa mà ngay sau đó là biểu tình biển lửa. có thể nói việt nam là thiên đường mơ ước của pháp ngay lúc này.
Trả lờiXóaLực lượng cảnh sát Pháp thể hiện sự yếu kém của mình từ rất lâu rồi, ngay cả đến những vụ khủng bố mấy năm trước cũng chỉ biết pray for Pari chứ vẫn phó mặc số phận thôi, ngành an ninh Pháp thật là thối nát quá đi mà, không biết chuẩn bị triển khai thêm 8.000 cảnh sát ở Paris và 89.000 cảnh sát trên toàn quốc có làm nên cơm cháo gì không chứ mình thì vẫn ủng hộ phe áo vàng
Trả lờiXóaMang tiếng từng là một trong những đế quốc thực dân số một thế giới mà thấy từ đầu thế kỷ XX lực lượng bảo vệ cho Pháp liên tiếp bị làm nhục đi quá nhiều rồi, phải chăng dân tộc Pháp bây giờ yếu ớt đến vậy, nhưng người bình thường áo vàng mà cũng không dẹp được thì tôi cũng đến chịu ông Macron rồi đấy, làm tổng thống thì chán, đưa ra chính sách thì chán, đảm bảo an ninh cũng chán nốt luôn
Trả lờiXóaCái kim lâu ngày trong bọc cũng lòi ra đâm chính quyền pháp rồi đây, thế này mà lúc nào mấy anh em dận chủ cũng so sánh biểu tình Việt Nam với các nước trong đó có Pháp. Nào là công an Việt Nam đàn áp người biểu tình, bọn này chắc sang Pháp biểu tình cảnh sát Pháp bắn chết cả lũ rồi, thấy VN còn lành chán !
Trả lờiXóa