Chia sẻ

Tre Làng

BẠO LỰC BÙNG PHÁT TRONG BIỂU TÌNH Ở PHÁP

Khoai@

Các cuộc biểu tình phản đối chi phí sinh hoạt cao cũng như cách thức điều hành Chính phủ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã sang tuần thứ 8 liên tục và không có dấu hiệu nào cho thấy dừng lại. Thậm chí, biểu tình luôn bất ngờ chuyển biến từ ôn hòa sang bạo động, gây thiệt hại về người và của cho cả chính phủ lẫn người dân.


Hầu hết các cuộc tuần hành ban đầu là ôn hòa và về sau đã chuyển thành bạo lực khi những người biểu tình quá khích ở Paris đốt nhiều xe cộ và dựng rào chắn ở khu Đại lộ Saint Germain.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner cho biết, khoảng 50.000 người đã tham gia biểu tình trên khắp nước Pháp, trong đó có các thành phố Bordeaux, Toulouse, Rouen và Marseille. Con số này cao hơn số lượng người đã xuống đường hôm 29/12 nhưng ít hơn so với các cuộc biểu tình của phe “Áo vàng” các tuần trước đó.












Tại Paris, 3.500 người đã tham gia biểu tình, lớn hơn nhiều so với việc chỉ có 800 người xuống đường 1 tuần trước. Cuộc biểu tình tại thủ đô của nước Pháp ban đầu diễn ra ôn hòa nhưng đến chiều đã trở thành bạo lực khi những người biểu tình ném chai lọ, gạch đá về phía cảnh sát chống bạo lực. 

Cảnh sát đã phải bắn hơi cay để ngăn người biểu tình vượt qua sông Seine và tiến vào khu tòa nhà Quốc hội. 

Một nhà hàng nổi trên sông đã bị phóng hỏa đốt cháy và một cảnh sát đã bị thương trong quá trình giằng co. 

Ít nhất 34 người biểu tình ở Paris đã bị bắt giữ để thẩm vấn.

Không hiếm các hình ảnh về người biểu tình tấn công, đốt phá các Trụ sở hành chính, nhà hàng, khách sạn, đả thương cảnh sát. 

Cũng không hiếm hình ảnh cảnh sát Pháp được trang bị tận răng, tấn công trấn áp người biểu tình quá khích một cách dã man. Nhiều khuôn mặt người biểu tình được đưa lên mạng với các vết thương do cảnh sát đánh đập dã man.

Người phát ngôn Chính phủ Pháp Benjamin Griveaux xác nhận ông và các thành viên trong văn phòng Chính phủ Pháp đã phải sơ tán khỏi văn phòng ở thủ đô Paris sau khi những người biểu tình dùng các thiết bị xây dựng phá cửa xông vào khu văn phòng Chính phủ. 

Bạo lực cũng đã được ghi nhận tại các khu vực Montpellier và Troyes – nơi người biểu tình đã tìm cách xông vào các tòa nhà chính quyền. Tại Avignon, nhiều người cũng đã cố đột nhập vào Tòa án thành phố. Bạo lực cũng đã được ghi nhận ở Beauvais.

Phong trào biểu tình “Áo vàng” đã bùng phát ở Pháp hôm 17/11 nhằm phản đối kế hoạch tăng thuế xăng dầu của chính phủ và yêu cầu cải thiện đời sống người dân. Về sau, phong trào mở rộng sang chỉ trích Tổng thống Emmanuel Macron “vô cảm” trước những nhu cầu thiết yếu của người dân. Trước làn sóng biểu tình, ông Macron hồi tháng trước đã công bố gói biện pháp trị giá 10 tỷ euro (11 tỷ USD) để giảm thuế cho người hưởng lương hưu, tăng lương cho người lao động có mức thu nhập thấp nhất và hoãn kế hoạch tăng thuế nhiên liệu. 

Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn không khiến nhiều người biểu tình hài lòng và vẫn tiếp tục xuống đường. Trong tuần qua, giới chức Pháp có tín hiệu cho thấy đang chuyển sang cách tiếp cận cứng rắn hơn với các cuộc biểu tình. Trong bài phát biểu đầu năm mới, ông Macron tuyên bố những phát biểu thù nghịch sẽ không được tha thứ.

Ông Eric Drouet - một trong những thủ lĩnh của phe “Áo vàng” – giữa tuần qua cũng đã bị bắt và đang đối mặt với việc phải ra hầu tòa vì mang vũ khí khi đi biểu tình. Hôm 4/1 vừa qua, Người phát ngôn của Chính phủ Pháp Benjamin Griveaux đã lên tiếng chỉ trích những người vẫn biểu tình là “những kẻ kích động muốn nổi dậy và về cơ bản muốn lật đổ chính quyền”. 

Song, các nhà quan sát cho rằng cách tiếp cận mới của Chính phủ tiềm ẩn nguy cơ phản tác dụng trong bối cảnh người dân vẫn bất bình với các chính sách kinh tế của chính quyền. Cho đến nay đã có 10 người thiệt mạng liên quan đến biểu tình, trong đó đa số các trường hợp tử vong diễn ra trong các vụ tai nạn giao thông liên quan đến các vụ người biểu tình phong tỏa các tuyến đường hồi tháng 11 và tháng 12

4 nhận xét:

  1. Một nước tư bản văn minh như Pháp mà thường xuyên xảy ra những bất ổn, bạo loạn như thế này thì thật đáng quan ngại cho tương lai của các nước tư bản. Khi mà những chính sách chỉ nhằm mục đích phục vụ cho giai cấp thống trị, không đảm bảo lợi ích cho người dân nghèo thì bạo loạn, biểu tình xảy ra là điều tất yếu.

    Trả lờiXóa
  2. Chẳng có chuyện biểu tình ôn hòa đâu bởi lẽ những cuộc biểu tình rồi nó cuối cùng cũng sẽ bị kích động lên thành những biển lửa và vũ trang gậy gộc đánh phá. Một đất nước phát triển như Pháp laị là nước phải chịu cảnh biểu tình hơn 8 tuần bởi chứa đằng sau chế độ tư bản chủ nghĩa đó còn rất nhiều bất công, tình trạng người bốc lột người vẫn đang còn bởi thế nên xảy ra bạo lạo kéo dài là điều khó có thể tránh khỏi.

    Trả lờiXóa
  3. bạo lực xảy ra và leo thang ở đây vì chính quyền và người dân không tìm được tiếng nói chung trong việc thực hiện các chủ trưởng ,chính sách hay bảo hiểm xã hội. Một đất nước tư bản tự cho mình là văn minh mà lại liên tục xảy ra những vụ việc biểu tình bạo loạn như vậy. Thật đáng quan ngại cho nền văn minh của các nước tư bản phương tây.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog