Chia sẻ

Tre Làng

Không ghi hình cán bộ tiếp dân nếu chưa xin phép: QUY CHẾ ĐƯỢC BAN HÀNH ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Không ghi hình cán bộ tiếp dân nếu chưa xin phép: Quy chế ban hành đúng quy định

HỒNG THÁI

Kinhtedothi - Luật sư Trần Văn Toàn (Đoàn Luật sư Hà Nội) khẳng định, nội quy tiếp công dân của UBND TP Hà Nội có căn cứ, đúng quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Không ghi hình cán bộ tiếp dân nếu chưa xin phép: Tạo sự nghiêm túc

Mới đây, ngày 3/1, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 12/QĐ-UBND ban hành nội quy về việc tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân TP. Quyết định nêu trên được căn cứ theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật Tiếp công dân năm 2013, Nghị định số 64/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân và đề nghị của Trưởng ban Tiếp công dân TP.


Luật sư Trần Văn Toàn

Nội quy kèm theo Quyết định số 12 cho biết, cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân số 34 phố Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm) và số 20 Hoàng Diệu (Hà Đông) có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh các vấn đề liên quan đến chính sách, pháp luật thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội…

Nội quy cũng quy định rõ, đối với công dân khi đến Trụ sở Tiếp công dân TP làm việc “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”.

Theo luật sư Trần Văn Toàn, công chức thi hành công vụ và thi hành công vụ tại công sở là hai vấn đề khác nhau mà không thể quy đồng làm một để so sánh. Do đó, nhiều người so sánh việc ghi hình cảnh sát giao thông và ghi hình công chức tại công sở là giống nhau, đó là nhận định không đúng. Khi cảnh sát giao thông làm việc tại hiện trường, không gian làm việc là nơi công cộng và không có quy chế riêng cho không gian này như trụ sở cơ quan Nhà nước. Khi công chức làm việc trong trụ sở cơ quan thì lại có quy chế riêng cho việc ra vào cơ quan và hành vi của công dân và công chức trong cơ quan Nhà nước.

“Chúng ta không được so sánh để kết luận bạn được ghi hình cảnh sát giao thông thì tại sao không được ghi hình công chức trong công sở. Theo tôi, đối với việc ghi hình công chức tại công sở bị điều chỉnh bởi hai lĩnh vực pháp luật là dân sự và hành chính. Trong đó, pháp luật về dân sự điều chỉnh quyền nhân thân về hình ảnh, còn pháp luật về hành chính điều chỉnh hành vi của công chức và công dân tại công sở. Hiện nay, đã có quy định của pháp luật về vấn đề này nên việc được hay không được ghi hình đã nói rất rõ” - luật sư Toàn chia sẻ.

Cũng theo luật sư Trần Văn Toàn, trước tiên, phải khẳng định công chức Nhà nước có đầy đủ quyền nhân thân về hình ảnh của mình, theo quy định của Bộ luật Dân sự. Do đó, khi công chức đang làm công vụ hay không làm công vụ, quyền nhân thân đó còn nguyên vẹn. Điều đó có nghĩa việc ghi hình nếu không được sự đồng ý của anh ta là phạm luật. Điều này thì cơ quan nhà nước sử dụng công chức không thể quyết định thay công chức được. Có ý kiến cho rằng, khi đang làm công vụ thì công chức không có quyền ngăn cản người khác ghi hình, đó là quan điểm không đúng. Bạn không bị tước đi bất cứ quyền dân sự nào, kể cả khi bị xử lý hình sự nói gì đến việc thực hiện công vụ. Do đó, việc ghi hình công chức tại công sở, nơi họ đang thực hiện công vụ mà không có sự đồng ý của họ là không được phép.

Đối với cơ quan quản lý công sở và công vụ, việc ghi hình phải được xem xét dưới góc độ công vụ. Nếu việc ghi hình phục vụ giải quyết công vụ thì phải do cơ quan Nhà nước tiếp dân thực hiện và việc ghi hình này phải được đưa vào biên bản và phải được công dân đồng ý, vì ghi hình ảnh công dân. Việc công dân tự ý ghi hình ảnh công chức là sai về pháp luật dân sự và điều này không có giá trị vì việc ghi hình không phục vụ mục đích công vụ mà phục vụ mục đích cá nhân.

“Do đó, tôi cho rằng, quy chế tiếp công dân của UBND TP Hà Nội mới ban hành là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn” – luật sư Toàn khẳng định.

Xung quanh nội quy này, có ý kiến cho rằng, việc không cho ghi hình cán bộ tiếp dân sẽ hạn chế quyền tiếp cận thông tin của công dân và khiến công dân không có bằng chứng chống lại việc công chức lạm quyền hoặc thực hiện không đúng chuẩn mực công vụ. Luật sư Trần Văn Toàn cho hay, việc công dân đến làm việc với công chức và có được ghi hình buổi làm việc hay không không liên quan đến quyền tiếp cận thông tin. Việc không được tự do ghi hình cá nhân khác không làm mất đi quyền tiếp cận thông tin của công dân.

3 nhận xét:

  1. Quy này không phải là Hà nội là thành phố đầu tiên ban hành quy định này. mà trên cả nước hiện nay có rất nhiều tỉnh thành và các bộ ban ngành đều ban hành quy định này. Và cũng xin nói rằng trước khi ban hanh hành quy định nào thì cũng cần có thời gian để đó thệ hiện sự đúng đắn của mình.

    Trả lờiXóa
  2. Quy định của Hà Nội là có căn cứ vì những và thể hiện sự đồng thuận với số đông người dân và các báo nói riêng. có thể nghiên cứu quy định này để áp dụng với các tỉnh thành và các địa phương khác, chỉ có lũ dân chủ ảnh hưởng đến việc hoạt động của chúng mới xuyên tạc nhiều đến thế.

    Trả lờiXóa
  3. Với đại đa số phiếu đồng thuận với quy định của Hà Nội đã cho thấy việc ban hành của nó là
    đúng đắn và là điều kiện cần thiết cho những cán bộ khi tiếp xúc với nhân dân tránh những hành động lợi dụng việc quay phim chụp ảnh để có những hoạt động chống phá vi phạm pháp luật.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog