Khoai@
Trên báo Giáo Dục Việt Nam có bài "Thầy giáo làm đơn xin ra khỏi công đoàn nhà trường" của tác giả Hưng Long (xem link dưới) viết về thầy giáo Đặng Minh Thống, là giáo viên bộ môn Tin học của Trường Trung học phổ thông Vĩnh Lộc (phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh) làm đơn xin ra khỏi tổ chức công đoàn của nhà trường vì cho rằng công đoàn của nhà trường không bảo vệ được quyền lợi cho người lao động.
Báo viết rằng, thầy Thống quyết tâm ra khỏi công đoàn của trường vì cho rằng việc tham gia công đoàn tại nhà trường chưa mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động.
Đáng chú ý, báo dẫn lời thầy Thống rằng, "đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu nhà trường phải công khai minh bạch, báo cáo tài chính nhưng bị trù dập và công đoàn trường không đứng ra để bảo vệ". Mời xem ảnh chụp màn hình.
Trong bài có đoạn "Trả lời câu hỏi của Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam liên quan đến vấn đề thầy có sợ bị nhà trường cho thôi việc không khi dám đấu tranh chống tiêu cực trong nhà trường?".
Với câu hỏi trên, phóng viên đã "vô tình" đóng đinh trong đầu người đọc rằng, cứ lên tiếng chống tiêu cực trong nhà trường hoặc phản đối điều gì đó thì sẽ bị nhà trường cho thôi việc. Đây là "kết luận" hàm hồ, nếu không muốn nói là chủ quan, phiến diện.
Thực tế, chuyện giáo viên lên tiếng chống tiêu cực trong nhà trường và bị trù dập, bị kỷ luật, bị cho thôi việc là có, nhưng không phải phổ biến. Nhiều trường còn khuyến khích giáo viên làm những việc tốt như thế này.
Ở bài báo này, phóng viên đã mắc sai lầm khi đặt câu hỏi như vậy. Nhưng thầy Thống thì không. Thầy đã trả lời rằng, thầy không sợ vấn đề bị đuổi việc và nhà trường phải rõ ràng “trắng – đen” trong các hoạt động của trường.
Thiết nghĩ, người làm báo cần có thái độ công tâm. Ngoài vấn đề đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn thì sự cẩn trọng là hết sức cần thiết. Rất không nên có câu hỏi hay kết luận khiến người đọc hiểu sai vấn đề.
Đã có rất nhiều bài báo giật title câu like,xuyên tạc bẩn chất của vấn đề,làm người đọc hiểu diễn biến sự việc theo chiều hướng tiêu cực.Một số nhà báo viết báo mà tay nhanh hơn não,cứ thoải mái viết,gõ chữ mà không biết mình đang viết gì,nói gì.Lương tâm nhà báo của 1 số người còn "hạn chế" quá.Là người trung chuyển giữa thông tin và dư luận,mong các nhà báo hãy sống có tâm và có tầm để thông tin truyền đi đúng với bản chất của nó,đừng để xảy ra những sai lầm đáng tiếc trong nghiệp "khua chữ" của mình.
Trả lờiXóa