Chia sẻ

Tre Làng

ĐỪNG SO SÁNH CSGT LÀM VIỆC NGOÀI ĐƯỜNG VỚI CÔNG CHỨC TIẾP DÂN TRONG CÔNG SỞ

Cuteo@

Ngày 3/1/2019, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 12/QĐ-UBND kèm theo nội quy về việc tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân TP. Ngay sau khi được công bố, văn bản này nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Trên thực tế, Quyết định số 12 bạn hành căn cứ theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật Tiếp công dân năm 2013, Nghị định số 64/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân và đề nghị của Trưởng ban Tiếp công dân TP.

Nội quy kèm theo Quyết định số 12 quy định, đối với công dân khi đến Trụ sở Tiếp công dân TP làm việc "không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân".

Nội dung này gây ra nhiều tranh cãi, trong đó có ý kiến cho rằng, nếu như người dân có quyền ghi âm, ghi hình CSGT làm việc thì cũng tương tự như vậy, họ có quyền ghi âm, ghi hình buổi làm việc tại Trụ sở tiếp công dân của thành phố.

Đồng ý là cả CSGT và cán bộ tiếp dân đều là công chức đang thi hành công vụ, và ở không gian công cộng. Nhưng họ khác nhau ở không gian tác nghiệp. Do đó, nhiều người so sánh việc ghi hình CSGT ghi hình công chức tại công sở là giống nhau, đó là nhận định không đúng.

Chúng ta không được so sánh để kết luận bạn được ghi hình CSGT thì tại sao không được ghi hình công chức trong công sở. 

Quan điểm của người viết là công chức thi hành công vụ và thi hành công vụ tại công sở là hai vấn đề khác nhau mà không thể quy đồng làm một để so sánh. 

CSGT làm việc trên đường hay tại hiện trường thì không gian làm việc là nơi công cộng và không có quy chế riêng cho không gian này như trụ sở cơ quan Nhà nước. 

Khi công chức làm việc trong trụ sở cơ quan thì lại có quy chế riêng cho việc ra vào cơ quan và hành vi của công dân và công chức trong cơ quan Nhà nước.

Đối với việc ghi hình công chức tại công sở bị điều chỉnh bởi hai lĩnh vực pháp luật là dân sự và hành chính. Trong đó, pháp luật về dân sự điều chỉnh quyền nhân thân về hình ảnh, còn pháp luật về hành chính điều chỉnh hành vi của công chức và công dân tại công sở. Hiện nay, đã có quy định của pháp luật về vấn đề này nên việc được hay không được ghi hình đã nói rất rõ” - luật sư Toàn chia sẻ. 

Trước tiên, phải khẳng định công chức Nhà nước có đầy đủ quyền nhân thân về hình ảnh của mình, theo quy định của Bộ luật Dân sự. Do đó, khi công chức đang làm công vụ hay không làm công vụ, quyền nhân thân đó còn nguyên vẹn. Điều đó có nghĩa việc ghi hình nếu không được sự đồng ý của anh ta là phạm luật. 

Có ý kiến cho rằng, khi đang làm công vụ thì công chức không có quyền ngăn cản người khác ghi hình, đó là quan điểm không đúng. Công chức khi thi hành công vụ không bị tước đi bất cứ quyền dân sự nào. Do đó, việc ghi hình công chức tại công sở, nơi họ đang thực hiện công vụ mà không có sự đồng ý của họ là không được phép.

Đối với cơ quan quản lý công sở và công vụ, việc ghi hình phải được xem xét dưới góc độ công vụ. Nếu việc ghi hình phục vụ giải quyết công vụ thì phải do cơ quan Nhà nước tiếp dân thực hiện, việc ghi hình này phải được đưa vào biên bản và phải được công dân đồng ý, vì ghi hình ảnh công dân. Việc công dân tự ý ghi hình ảnh công chức là sai về pháp luật dân sự và điều này không có giá trị vì việc ghi hình không phục vụ mục đích công vụ mà phục vụ mục đích cá nhân.

Do đó, quy chế tiếp công dân của UBND TP Hà Nội mới ban hành là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

6 nhận xét:

  1. Trong hai không gian ấy thật sự rất khác biệt nhau CSGT làm việc trên đường hay tại hiện trường thì không gian làm việc là nơi công cộng và không có quy chế riêng cho không gian này như trụ sở cơ quan Nhà nước. Việc ban hành quyết định của UBND thành phố Hà nôị là hoàn toàn có căn cứ nhất định đảm bảo lợi ích công dân.

    Trả lờiXóa
  2. Thật không thể hiểu được sao mà lại so sánh giữa CSGT làm việc trên đường với cán bộ tiếp dân được. Đấy là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau và không có gì giống nhau để so sánh cả khi 1 bên là thực thi nhiệm vụ trong bảo vệ trật tự giao thông ,còn 1 bên là lắng nghe giải quyết vấn đề của người dân. Chính vì thế mong mọi người đừng suy diễn vấn đề này đi quá xa !

    Trả lờiXóa
  3. Tao éo thích thì tao cấm, éo nói nhiều.

    Trả lờiXóa
  4. Khi không có dẫn cứ,lí luận xác đáng thì lại lấy một ví dụ so sánh khập khiễng giữa hai môi trường làm việc hoàn toàn khác nhau.Quy chế tiếp công dân của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là hoàn toàn hợp lí và có cơ sở.Người tiếp dân cũng là một công dân do đó họ cũng có quyền cơ bản của công dân như bao người khác,vậy nên ghi âm,ghi hình khi chưa được sự cho phép của họ cũng là một hành vi trái pháp luật.

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Một sự so sánh không có một chút cơ sở nào, những gì mà công an giao thông và cán bộ trong việc tiếp dân là hoàn toàn khác nhau. Những kẻ đưa ra vấn đề này chắc chắn rằng là những kẻ không có hiểu biết, chỉ cố gắng kiếm cái cớ để lại nói xấu, để lại bôi nhọ chính quyền trong lòng người dân mà thôi. Nên mong rằng người dân sẽ không bị chúng lừa gạt

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog