Cuteo@
Tôi chả hiểu sao có mỗi chuyện đến làm việc tại cơ quan tiếp dân, trước khi chụp ảnh quay phim, ghi âm ghi hình thì người ta quy định anh/chị phải xin phép cán bộ tiếp dân mà các anh chị cũng khó khăn. Cứ cãi chày cãi cối rồi xuyên tạc thành "cấm" và quy kết là vi hiến.
Nói gì thì nói, đây là nội quy, nó giống như gia phong nhà các anh chị vậy. Cũng giống như ngồi vào bàn ăn thì nên mời người nọ người kia một câu, nếu kết hợp với văn hóa ứng sử thì lần lượt từ cao xuống thấp. Cứ thế mà mời, mời xong thì ăn, có chết ai đâu. Nhưng nếu không mời, trong gia đình thì coi đó là mất dạy, ngoài đời thì bị coi là hỗn láo, vô giáo dục...
Suy cho cùng đó là văn hóa, là phép lịch sự tối thiểu. Quy định như thế để các anh chị biết quyền lợi và ngược lại cũng biết nghĩa vụ của mình. Nó không làm các anh chị yếu hèn hơn mà ngược lại, nó tôn cao nhân cách của các anh chị. Cán bộ tiếp dân nhận được câu xin phép cũng mở mày mở mặt, và như thế tôi tin buổi làm việc sẽ nghiêm túc và chất lượng hơn nhiều.
Hôm rồi có anh nhà báo phản ứng với Quyết định 12 của UBND TP.Hà Nội, anh bày tỏ lo ngại rằng (1) "dù người dân xin phép nhưng cán bộ tiếp công dân vẫn không đồng ý cho ghi âm, ghi hình", và (2) "Không thiếu trường hợp dữ liệu lưu trữ bị chỉnh sửa như vụ gian lận thi cử tại Sơn La vừa qua, vậy nếu điều đó xảy ra khi trích xuất dữ liệu theo yêu cầu của công dân thì lấy gì đảm bảo đó là dữ liệu gốc".
Thật ra, việc anh lo ngại là có lý vì không phải trường hợp nào xin phép thì họ cũng đồng ý. Đôi khi có trường hợp, nội dung làm việc chứa đựng những vấn đề tế nhị, người ta không muốn anh lưu lại hoặc phát trực tiếp thì người ta sẽ từ chối và khuyên anh nên trích xuất từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cơ quan.
Theo tôi, họ đồng ý hay không đồng ý cũng không quan trọng, vì buổi tiếp dân đã được cả một hệ thống máy ghi âm, ghi hình lại. Anh cần thì đề nghị, tôi tin là cơ quan tiếp dân sẽ cung cấp luôn và ngay.
Chuyện anh lo ngại cán bộ tiếp dân, hay cơ quan này chỉnh sửa dữ liệu như vụ gian lận thi cử ở Sơn La...thì có vẻ anh đang đi quá giới hạn. Câu chuyện của Sơn La là sự gian dối trong thi cử không liên quan đến chuyện tiếp dân của Hà Nội. So sánh rồi đá ngang đá dọc thế là không nên, vì thiếu tính xây dựng. Làm báo, viết báo phải cho nó đàng hoàng, anh nhỉ?
Trở lại câu chuyện mà anh lo lắng. Xin nói ngay, anh không cần lo lắng đâu. Tôi tin những gì trao đổi với cán bộ tiếp dân, toàn bộ nội dung của nó sẽ được cung cấp chính xác. Bởi máy móc, phương tiện kỹ thuật không biết nói dối, lừa đảo, gây sự hay móc máy. Mà có nhiều máy cùng ghi chứ không phải một máy nên anh hoàn toàn yên tâm về tính chính xác.
Nếu anh cần lưu giữ hình ảnh, âm thanh buổi tiếp dân này thì có thể yêu cầu cơ quan tiếp dân trích xuất ngay lúc đó, trước sự chứng kiến của anh. Sau đó 2 bên cùng xem lại, cùng ký biên bản xác nhận.
Tôi không biết anh học trường nào rồi ra làm báo, nhưng nếu cho câu "Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân" là CẤM thì cần xem lại.
Tôi thực sự không hiểu tại sao anh có thể biến một câu có tính nhắc nhở, khuyên nhủ rất lành mạnh, nhằm tạo ra một môi trường văn minh, lịch sự, nghiêm túc thành một điều CẤM. Trong khi, bất kỳ ai cũng thấy nghĩa của câu này không phải là CẤM. Nếu là cấm thì câu trên sẽ thành: "Cấm quay phim, chụp ảnh, ghi âm buổi tiếp công dân". Xin nhắc lại, xét về ngữ nghĩa thì quy định này không phải là cấm mà nhắc nhở công dân, cần phải có thái độ, hành vi lịch sự văn minh khi đến trụ sở tiếp dân.
Rộng hơn một chút tôi cho rằng nội dung buổi tiếp công dân có thể chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân và đôi khi cũng chứa đựng bí mật nhà nước, bí mật của công dân, mà nếu đưa lên mạng xã hội sẽ gây ra những hậu quả đau lòng, ảnh hưởng đến ANTT, đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Theo cách hiểu này thì quy định phải xin phép trước khi ghi âm ghi hình rất có thể để đề phòng trường hợp buổi tiếp dân chứa đựng bí mật nhà nước, bí mật đời tư của công dân (người thứ 3). Và trường hợp này, nếu cán bộ tiếp công dân không đồng ý thì đương nhiên anh không được phép ghi âm, ghi hình. Nếu cán bộ tiếp dân từ chối thì có nghĩa họ phải bảo vệ cái lợi ích của cả cộng đồng. Do đó tôi nghĩ, không thể tùy tiện ghi âm, ghi hình mà phải xin phép.
Việc xin phép trước khi làm một việc gì đó ở nơi ta đến làm việc là hành vi văn minh, thể hiện văn hóa tối thiểu, và thể hiện chúng ta được giáo dục tử tế, chứ có gì đâu mà ầm ĩ, xuyên tạc thành CẤM để rồi kết luận là vi hiến?
Điều này cũng giống như anh nhà báo đi lấy tư liệu viết bài ở một công trình xây dựng nào đó. Khi cần chụp ảnh, quay phim, hay ghi âm, thứ tối thiểu là anh cần chào hỏi, xin phép chứ không thể trịch thượng giơ máy lên chụp, cho dù thứ anh chụp không phải là bí mật nhà nước.
Xin phép là đúng, sao phải sợ?
Vẫn là câu chuyện xoay quanh vấn đề quay phim,chụp ảnh,ghi âm,ghi hình.Những kẻ rảnh rỗi sao cứ quan trọng hóa vấn đề lên,không đối thoại được thì quay ra cãi cùn,nói là chính quyền "cấm" không cho quay phim,chụp ảnh.Có những nội dung tế nhị,không thể chuyện gì cũng máy móc ghi âm,ghi hình.Mà các người sợ chính quyền làm sai thì đã có máy móc,thiết bị ghi lại,chúng là đồ vật,không biết lừa đảo,lươn lẹo như các "anh" đâu.Cây ngay không sợ chết đứng,cứ dùng vài ba đoạn clip,hình ảnh được cắt ghép,chỉnh sửa tung lên mạng rồi hô hào chính quyền "ức hiếp" dân thì luật an ninh mạng đưa hết các anh vào "nhà trắng".
Trả lờiXóa"Xin phép" là văn minh,đúng vậy.nó thể hiện sự tôn trọng nhau giữa hai bên không những vậy thể hiện được mối quan hệ gắn bó giac người dân với cán bộ tiếp dân có thể thôi mà sao cứ phải ầm lên mới được,thông báo cho cán bộ tiếp dân biết được việc quay phim chụp ảnh của người dân sử dụng vào mục đich gi ,có phải là giám sát đơn thuần hay không hay mục đich xấu khác...Và hơn hết chinh quyền không hề "cấm" người dân như một số thành phần chống đối phá họai vẫn tuyên truyền
Trả lờiXóaanh nhà báo đi lấy tư liệu viết bài ở một công trình xây dựng nào đó. Khi cần chụp ảnh, quay phim, hay ghi âm, thứ tối thiểu là anh cần chào hỏi, xin phép chứ không thể trịch thượng giơ máy lên chụp, cho dù thứ anh chụp không phải là bí mật nhà nước.
Trả lờiXóaXin phép là đúng, sao phải sợ? nhưng các lều báo sợ vì tâm hồn đen tối của chúng không phải góp ý xây dựng mà phá và kiếm tiền
Việc xin phép trước khi làm một việc gì đó ở nơi ta đến làm việc là hành vi văn minh, thể hiện văn hóa tối thiểu, và thể hiện chúng ta được giáo dục tử tế, chứ có gì đâu mà ầm ĩ, xuyên tạc thành CẤM để rồi kết luận là vi hiến như những tên phản động đang lợi dụng để xuyên tạc, bịa đặt ra nhằm chống phá chính quyền . Nghe chúng phát biểu mà cảm thấy đúng là những tên không có nhận thức, có ăn học đàng hoàng và nhận tư duy không có gì khác ngoài phản động nên những lời chúng phát ra toàn là những câu từ vu khống một cách thái quá gây bức xúc dư luận. Xin 1 lần nữa nhắc lại đó là không chứ không phản là cấm và đó thể hiện sự văn minh của công dân chứ không phải sự vi phạm nhân quyền gì cả nhé những con thú phản động!
Trả lờiXóaDường như có rất nhiều đang cố tình hiểu sai về quy định Quyết định 12 của UBND TP.Hà Nội. chả có quy định bắt buộc cấm quay phim chụp ảnh cả. có chăng đó là cấm quay phim chụp ảnh khi chưa được sự cho phép của cán bộ tiếp công dân. Còn khi có sự cho phép của cán bộ tiếp công dân thì việc quay phim chuoj ảnh vẫn diên x ra bình thường. chính vì vậy, cần phải hiểu thật kĩ cho tường tận. đừng có đọc qua như vậy mà không hiểu gì.
Trả lờiXóaCó cái từ xin phép các quan chức để chụp ảnh ghi âm thôi mà cũng sợ sệt thì làm được cái gì hả công chúng nông nổi ơi, đúng là bản chất người Việt ta là lúc nào cũng sợ đối diện với cái mới cái lạ rồi chửi mặc dù chưa hiểu tác dụng hay hiệu quả của nó cả, cứ nghe mấy thằng dùn bảo thủ thì làm sao mà khá lên được, hãy thay đổi tư duy ngay thôi mọi người ơi, bắt đầu từ việc xin phép được quay phim chụp ảnh
Trả lờiXóa