Gieo rắc sợ hãi cộng đồng kiếm viral qua vụ khủng hoảng giun sán hiện nay- trách nhiệm thuộc về truyền thông bẩn và lũ kền kền đần độn.
Lứa phụ huynh và kền kền hiện nay, đa số thuộc lứa 7x 8x 100% đéo đứa nào không có trải nghiệm tối tối chổng đít cho người lớn soi đèn dầu bắt giun kim. Đứa đéo nào cũng cả bụng giun nhung nhúc do tập quán tưới tiêu rau màu bằng phân sống.
Đéo thấy ai phiền.
Giờ, để chó đàn nện một trường học kiếm like, chúng đang đẩy hiểm họa giun sán lên ngang các hiểm họa diệt vong thế kỷ. Dân tình bị kền dắt như nghé cũng rồ loạn mẹ lên. Một số anh chị kền mặt lồn lên các diễn đàn kêu gọi nhà nước và xã hội phải gánh trách nhiệm. Thay vì giải độc truyền thông bằng các ý kiến chuyên môn, ủy bạn tỉnh Bắc Ninh nhanh nhảu chơi dân tuý giải ngân luôn một mớ ngân sách hỗ trợ xét nghiệm theo phương án coi dân là ăn mày!!!
Bi kịch xã hội, đôi khi chỉ bắt đầu từ cái đần độn và nối thành xâu chuỗi như thế!!!!
Bài giải độc dưới đây, cop từ fb một bác sỹ.
Con sán xơ mít
BỆNH SÁN
Bệnh nhân vẻ mặt hoảng sợ đến gặp bác sĩ, tay cầm theo bịch nylon nhỏ đựng cái gì đó trăng trắng. "Thưa bác sĩ, em sợ muốn chết. Em đang ngủ trên giường thấy nhột nhột hậu môn, giở mền ra thì thấy con này. Nó như miếng xơ mít, không đầu không đuôi, ngo ngoe. Ghê quá".
Không cần nói thêm, bác sĩ biết bệnh nhân bị nhiễm sán xơ mít.
Sán xơ mít có 2 loại là sán dãi bò và sán dãi heo.
Bác sĩ hỏi thêm: "Mấy tuần trước đây có ăn thịt sống, thịt tái không?".
"Dạ có, nhà em hay ăn nem chua, thịt tái".
"Rồi rồi đó. Đồ ăn này làm từ heo gạo, tức là heo chứa nang ấu trùng. Nang vô ruột người thì được lột vỏ thành con sán. Trong bụng của em hiện giờ đang có một con sán, có khi dài cà chục mét. Đầu nó cắm vô ruột để hút máu. Cổ nó sinh đốt sán. Còn đuôi nó dài ngoằng gồm nhiều đốt như xe lửa. Đốt cuối chứa đầy trứng chín rớt ra ngoài theo hậu môn. Trứng này lây cho heo, bò, người ta. Đây là đơn thuốc, điều trị không quá khó, đừng lo. Khi ngồi bô nước ấm sẽ bắt được nguyên con".
Đó là câu chuyện về sán xơ mít. Người ta ăn phải kén sán thì sẽ bị dính một con sán trong ruột. Nếu kén sán này bị nấu chín rồi thì thôi, nó không thể nở thành con sán được.
Đó mới chỉ là nửa chu trình từ cái kén thành con sán. Còn nửa chu trình khác ghê hơn, đó là từ trứng thành kén.
BỆNH GẠO
Như câu chuyện ở trên, đốt sán rớt ra ngoài phóng thích hàng ngàn cái trứng ra môi trường. Phân người chứa trứng sán được đem đi bón rau. Ăn rau không rửa sạch (làm sao mà sạch được?) thì trứng sán sẽ vô bao tử, vô ruột, xuyên ruột vô gan và hòa vào dòng máu chu du khắp cơ thể. Những cái trứng bé con đó tìm được nơi trú ngụ thích hợp sẽ bị vôi hóa thành cái kén gọi là gạo. Hàng ngàn cái trứng vào ruột sẽ sinh hàng ngàn cái kén chi chít khắp cơ thể gọi là bệnh gạo. Cả heo, bò và người đều bị gạo như nhau. Chụp phim X quang lên sẽ thấy "gạo" chi chít, rải rác khắp nơi. Những hột gạo đó nếu trong thịt heo, bị người ta ăn và trở thành con sán như chu trình kể trên. Còn nếu là gạo người thì gây bệnh ở những nơi nó trú ngụ, nguy hiểm nhất là não, mắt.
ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA
Con sán trong ruột có thể bị trục xuất nó ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng bằng cách uống thuốc. Còn đám gạo này thì vô phương.
Do vậy, ăn heo gạo còn ít nguy hiểm hơn ăn rau sống.
- Ăn heo gạo thì bị mắc bệnh sán, uống thuốc được.
- Ăn rau sống thì bị bệnh gạo, đành bó tay.
Nhưng mà người ta nhìn miếng thịt có gạo thì ấn tượng hơn là nhìn bó rau chứa trứng sán.
Xét nghiệm phân tìm trứng sán và đốt sán để xác định nhiễm sán và điều trị gấp. Đây là xét nghiệm bắt tại trận, có giá trị tìm thủ phạm đang ẩn nấp trong ruột, ngày đêm rút rỉa dinh dưỡng.
Xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể chống ấu trùng thì để tham khảo chơi cho vui chứ chẳng nói lên được điều gì. Khi xét nghiệm huyết thanh thì không xác định được bị nhiễm từ hồi nào hay ấu trùng đó còn sống hay không.
Trong vụ thịt có gạo ở một trường học vừa qua, người ta cho các em bé đi xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán nhiễm ấu trùng và phát hiện một số lượng không nhỏ các cháu bé có xét nghiệm huyết thanh dương tính. Điều này để nói rằng các cháu bé đã ăn phải trứng sán từ trong rau hay thức ăn bẩn chứ không phải xét nghiệm dương tính vì bé ăn heo gạo. Không có mối quan hệ nào giữa xét nghiệm dương tính và miếng thịt heo bị gạo kia. Bố mẹ hoang mang một đường, thầy thuốc chỉ định xét nghiệm một nẻo sẽ dẫn đến hoang mang thêm và sẽ quy kết nhân-quả sai, tốn kém chi phí xét nghiệm không cần thiết.
Khổ cái là những bài viết ntn cả dân lẫn quan đéo bg biết mà đọc...đéo viết gì thêm.
Trả lờiXóaLũ kền kền và đám truyền thông dơ bẩn cộng thêm sự lo lắng không rõ nguyên nhân của 1 bộ phận phụ huynh chưa hiểu rõ vụ việc khiến cho làn sóng giun sán lấn át bảng tin mạng xã hội vài ngày qua. Hãy về và đọc kĩ thông tin trước khi phát ngôn,đừng cố tỏ ra thông thái trong khi mình không biết 1 tí gì gọi là logic, bác sĩ khám đường bác sĩ, heo gạo thì để sang 1 bên, phụ huynh hiểu theo 1 nẻo, quá buồn cười.
Trả lờiXóa