Chia sẻ

Tre Làng

Không chấp nhận những ý kiến dựa trên quan điểm xét lại


Liên quan đến vấn đề về hòa giải, hòa hợp dân tộc, tôi có đọc bài phỏng vấn ông Vũ Minh Giang được báo Công Lý của TAND Tối cao đăng ngày 29/4/2019, với tiêu đề đã được sửa đổi “GS.TSKH Vũ Minh Giang: Đại đoàn kết dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 

Tôi không đồng ý với ý kiến của ông, bởi vì ông đặt sai vấn đề. Trước hết phải nhìn nhận thực chất vấn đề, tại sao „chiến tranh diễn ra trên đất Việt Nam hết sức khốc liệt“. Nguyên nhân sâu xa là: Đế quốc Mỹ muốn biến Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới; Bằng sức mạnh của vũ khí tối tân và sự tiếp tay của bè lũ tay sai, phe „diều hâu“ của Hoa Kỳ muốn đè bẹp khát vọng thống nhất non sông của chúng ta; Nhưng những người Việt yêu nước chân chính đã không chịu khuất phục trước vũ lực và cương quyết „đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào“ và „dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn“. Cho đến giờ phút này, nhiều thế lực chính trị trong và ngoài nước vẫn không chịu từ bỏ mưu đồ lật đổ Nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một trong những thủ đoạn đen tối của họ là tạo ra một làn sóng chống đối và hòai nghi trong dân chúng thông qua luận điệu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa xét lại lich sử. Bằng nhiều cách tinh vi họ muốn làm xói mòn từng bước lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Ðảng.

Xin nói thêm, ở phương Tây, Chủ nghĩa xét lại lịch sử được hiểu là những nỗ lực muốn sửa đổi sự nhìn nhận lịch sử đã được chính trị, xã hội và khoa học công nhận bằng cách trình bày, giải thích và / hoặc diễn giải một số sự kiện theo cách khác biệt so với khoa học lịch sử đương đại. Ở các nước nói tiếng Đức, thuật ngữ này đề cập đến sự giả mạo lịch sử có chủ đích và giả khoa học. Đại diện của những nỗ lực này thường xem mình là "người xét lại" và họ cũng được gọi như vậy. Tuy nhiên, thuật ngữ Chủ nghĩa xét lại ban đầu xuất phát từ lịch sử dân chủ xã hội Đức và không giới hạn trong việc diễn giải lại lịch sử. Ở các nước nói tiếng Anh thì khác, thuật ngữ này được dùng cho sự diễn giải lại lịch sử trên cơ sở dữ liệu thực nghiệm mới.

Có thể cho rằng, ý kiến của GS.TSKH Vũ Minh Giang trong bài phỏng vấn phát biểu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa xét lại lịch sử. Tác hại của quan điểm này là có thể gây ra sự hiểu nhầm về nguồn gốc của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam trong mấy thế kỷ qua. Bởi vì chúng ta và cha anh đã vượt Trường Sơn để ra trận không phải vì chúng ta thích chém giết kẻ thù mà bởi vì kẻ thù buộc chúng ta phải cầm súng để tự vệ. Sự tàn bạo và và dã man chính là bản chất của đội quân xâm lược và vì tiền những kẻ đánh thuê đã quên đi tình yêu thương đồng loại.

Cần nhấn mạnh, nhiều nhà khoa học và chính trị gia ở ngay phương Tây gần đây cũng chỉ rỏ, tại sao các nước phương Tây tiến hành những cuộc chiến đẫm máu trong mấy thập kỷ trên toàn thế giới, trong đó có cuộc xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ chống lại người dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình. Thí dụ, từ giữa tháng ba 2019, ở Đức người đọc có thể mua cuốn sách của ông Jürgen Todenhöfer, một Luật gia, Nhà báo Đức nổi tiếng, cựu dân biểu Quốc hội Đức (CDU), THÓI ĐẠO ĐỨC GIẢ TUYỆT VỜI – CHÍNH TRỊ VÀ TRUYỀN THÔNG ĐÃ PHẢN BỘI CÁC GIÁ TRỊ CỦA CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO, tên tiếng Đức Die große Heuchelei - Wie Politik und Medien unsere Werte verraten. Nhà xuất bản giới thiệu cuốn sách: „Chính sách đối ngoại của phương Tây dựa trên một sự dối trá to lớn: Các can thiệp quân sự trên toàn thế giới đã phục vụ trong nhiều thế kỷ không phải vì nhân quyền hay các giá trị và mục tiêu cao cả khác, mà luôn luôn vì lợi ích kinh tế hoặc địa chiến lược…“ và „Tác giả Jürgen Todenhöfer kêu gọi phương Tây, cuối cùng hãy giữ đúng lời hứa hàng thế kỷ là sẽ làm gương về nhân quyền, thay vì chỉ theo thói đạo đức giả hoặc ức hiếp các dân tộc khác và lạm dụng nền văn hóa của họ. Ở đâu, nơi đó vì lợi ích, thì phương Tây nên nói một cách rõ ràng. Chính sách cho đến ngày hôm nay của thói đạo đức giả và coi thường lợi ích của các dân tộc và nền văn hóa khác đã phá tan tính hợp pháp và uy tín của phương Tây và làm suy yếu nền dân chủ …“. Trong một statut đăng hôm 30-4-2109 trên trang FB cá nhân, tôi có giới thiệu chi tiết hơn cuốn sách này và tác giả.

Đoàn kết dân tộc là cần thiết để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhưng điều đó không có nghĩa là quên lịch sử hoặc viết sai lịch sử. Tôi tin rằng, thời gian tới, những thế lực thiếu thiện chí hoặc thù địch với Việt Nam sẽ sử dụng ý kiến của GS.TSKH Vũ Minh Giang để xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về đường lối hòa giải, hòa hợp dân tộc. Còn với vấn đề xét lại lịch sử, tôi muốn nhắc lại suy nghĩ của tôi đã thể hiện trong bài Những quan điểm sai trái trong nghiên cứu lịch sử, báo Nhân Dân đã đăng trên mục Bình luận - Phê phán hôm 20-03-2014, trong đó có đoạn: “… Dù động cơ trong sáng thì khi xét lại lịch sử vẫn phải thận trọng, cần nhìn nhận vấn đề trong hoàn cảnh cụ thể, có quan điểm lịch sử, cái nhìn khách quan, tôn trọng sự thật. Với người đọc cũng vậy, cần tỉnh táo để nhận biết đúng sai, để không bị chi phối rồi hoài nghi về quá khứ, hoang mang về tương lai đất nước. Riêng với luận điệu của các thế lực thù địch, và các hành vi lợi dụng “xét lại lịch sử” để kích động hận thù dân tộc, tôi nghĩ Nhà nước và các nhà nghiên cứu cần có biện pháp thiết thực, kịp thời lên tiếng phê phán quan điểm sai trái để vừa giữ gìn sự lành mạnh của môi trường tri thức, vừa điều chỉnh nhận thức chung của xã hội”.

Foto 1: ảnh minh họa của báo Công Lý:

Foto 2: ảnh bìa cuốn sách THÓI ĐẠO ĐỨC GIẢ TUYỆT VỜI – CHÍNH TRỊ VÀ TRUYỀN THÔNG ĐÃ PHẢN BỘI CÁC GIÁ TRỊ CỦA CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO

Foto 3: ảnh bìa cuốn sách của nhà XB Chính trị quốc gia với bài viết của tôi Những quan điểm sai trái trong nghiên cứu lịch sử

8 nhận xét:

  1. Đánh cho mỹ cút ngụy nhào...đánh cho chết mẹ đồng bào nước nam

    Trả lờiXóa
  2. Cho đến giờ phút này, nhiều thế lực chính trị trong và ngoài nước vẫn không chịu từ bỏ mưu đồ lật đổ Nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.Và một luận điệu xét lại lịch sử là một trong những luận điệu chống phá của chúng,Chúng ta sống trong thời bình nhưng nên nhớ trước đó cha ông ta đã hi sinh biết bao nhiêu để có nền độc lập ngày hôm nay, vì vậy chủ nghĩa xét lại lịch sử cần phải được ngăn chặn.

    Trả lờiXóa
  3. Ngày nay, khi đất nước ta đa hoàn toàn thống nhất, các thế lực thù địch vẫn không thôi ý đồ phá hoại, tấn công cách mạng. Chúng sử dụng những chiêu trò phá hoại nội bộ, làm cho nhà nước ta tự sụp đổ, và cách thức xét lại lịch sử, phủ nhận những gì cha ông ta đã làm để đất nước có được bình yên như ngày hôm nay là 1 sai lầm lớn. Quan điểm của GS.TSKH Vũ Minh Giang sẽ được các thế lực thù địch tận dụng triệt để để xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, phủ nhận sạch trơn lịch sử đã qua, dân ta chiến đấu chống giặc ngoại xâm Pháp và Mĩ không phải vì ta thích cầm súng chĩa vào kẻ thù mà chính chúng bắt ta phải làm vậy, nếu không sẽ mất nước.

    Trả lờiXóa
  4. Đoàn kết dân tộc là cần thiết để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhưng điều đó không có nghĩa là quên lịch sử hoặc viết sai lịch sử. Biết bao thế hệ cha ông đã ngã xuống vì bảo vệ non sống gấm vóc, nếu bây giờ chúng ta ai cũng xét lại lịch sử, phủ nhận sạch trơn những thành quả đã đạt được. Các thế lực thù địch sẽ lợi dụng triệt để vấn đề này để chống phá cách mạng, muốn lật đổ nhà nước ta.

    Trả lờiXóa
  5. Các thế lực thù địch chưa bao giờ thôi chống phá Đảng, nhà nước, chúng lợi dụng triệt để mọi sơ hở để tấn công, phá hoại và việc có các cá nhân có tư tưởng xét lại lịch sử là điều kiện, cơ hội thuận lợi để chúng xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử. Biết bao thế hệ cha ông đã ngã xuống, máu và nước mắt đã đổ xuống để bảo vệ bình yên của dân tộc,hãy tôn trọng lịch sử, đừng phủ nhận những giá trị tốt đẹp, thiêng liêng, đi ngược lại truyền thống dân tộc.

    Trả lờiXóa
  6. Ông cha ta đã dùng chính xương máu của mình để xây dựng non sông, đất nước này thì chúng ta nên luôn luôn cẩn trọng với những cách chống phá của các thể lực thù địch, đừng để chúng lợi dụng vào các mục đích xấu. Đó sẽ là điều mà ta hối hận nhất trong những điều hối hận.

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh06:21 4/5/19

    Thế nào là lịch sử ? hãy xét điều này:rất nhiều người nói rằng nếu không có Hồ Chí Minh vốn có hình tướng xấu quái như râu ria,lổ tai dơi,má cao,giọng nằng nặng Nghệ An khó nghe...thì Pháp đã trao trả độc lập cho toàn nước Việt như đã làm với Campuchia năm 1953,không cần có trận Điện Biên Phủ 1954 chết khá nhiều người,rồi sau đó bị chia đôi đất nước và kế đến cuộc nội chiến nồi da xáo thịt Bắc Nam chết rất nhiều người mà kết quả là đến bây giờ vẫn gây hận thù dai dẳng sau khi lấy chiến tranh thống nhất đất nước;các hệ lụy từ khi ông Hồ và đảng cộng sản do ông lập như sai lầm trong đất cải cách ruộng đất,đấu tố,nhân văn giai phẩm (sau 1954),các sai lầm trong đánh tư sản,trong đổi tiền, trong quản lý kinh tế (sau 1975) ...đã đẩy người dân Việt càng thêm phần khổ ải và đất nước ngày càn tàn tệ,thiếu điều muốn đi tự tử cả nước và cho dù mang tiếng đánh thắng các đế quốc sừng sỏ nhưng giá trị dân tộc Việt Nam vẫn bị khinh khi khi ra nước ngoài và rốt cuộc nước Việt vẫn cần đến các "đế quốc "này vì quá nghèo,bế tắc ,và trong giai đoạn này lại quá bị Tàu ăn hiếp.Theo rất nhiều người có nghĩa rõ là không có ông Hồ và cái đảng cộng sản do ông dựng lên thì nước Việt Nam đã tốt hơn rất nhiều về mọi mặt chứ không như ngày nay.Điều này có thể đúng nhưng lở đã có ông Hồ và đảng cộng sản do ông dựng nên rồi ,làm sao gạt ra khỏi lịch sử khi nói khi viết đây.Đó là lịch sử !

    Trả lờiXóa
  8. Đoàn kết dân tộc là cần thiết để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhưng điều đó không có nghĩa là quên lịch sử hoặc viết sai lịch sử. Tôi tin rằng, thời gian tới, những thế lực thiếu thiện chí hoặc thù địch với Việt Nam sẽ sử dụng ý kiến của GS.TSKH Vũ Minh Giang để xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về đường lối hòa giải, hòa hợp dân tộc.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog