Chia sẻ

Tre Làng

QUỲ KHÔNG CHẾT, CON HƯ MỚI CHẾT

Quỳ không chết, con hư mới chết!


Quỳ một lần để sám hối cái sai không chết được, chỉ sợ dung túng cho con trước cái sai, từ đó sinh ra cái hư hỏng trong người đứa trẻ thì hậu quả sau này mới khiến người ta "chết"!

Hình ảnh nam sinh bị cô giáo bắt phạt quỳ ngay giữa giờ học gây xôn xao trên cộng đồng mạng xã hội những ngày gần đây.

Giao con cho nhà trường dạy dỗ nhưng không cho phép thầy cô được trách phạt con mình

Đã bao giờ các vị phụ huynh tự vấn lại bản thân: Mình đã dạy con mình như thế nào trước khi giao con cho Nhà trường chưa?

Tôi phải hỏi câu hỏi này, vì hiện nay, rất nhiều phụ huynh có tâm lý "ở nhà cung phụng con như cung phụng bố mẹ", giao con cho nhà trường dạy dỗ nhưng không cho phép thầy cô được trách phạt con của mình, thầy cô nhỡ có phạt thì nổi đóa lên đâm đơn kiện với Nhà trường "sao lại đánh con tôi", con học tốt thì nói "do cháu thông minh", con học kém thì quay sang trách "thầy cô không biết cách dạy".

Với những phụ huynh như vậy, tôi khuyên, hoặc vợ hoặc chồng tự nghỉ việc ở nhà mà dạy con, đừng đem con đến trường rồi vạ lây cho thầy cô!

Bản thân tôi cũng từng là học sinh, ngày còn đi học, lên lớp có nghịch ngợm, mất trật tự, không làm đủ bài tập, cô chủ nhiệm cầm cây thước lim rất to, cứ tay cô nện, nện thước nào thì rát tay thước ấy, thế mà về nhà không dám kể với bố mẹ 1 câu vì sợ bố mẹ còn đánh thêm. Bố mẹ gặp cô của con thì giữ lễ như với cô giáo của chính mình, một điều gọi "cô giáo", hai điều gọi "cô giáo", tuyệt nhiên không gọi tên cô, dù cô ít tuổi hơn bố mẹ. Đi học mà bị điểm thấp mang về, bố mẹ không trách cô mà trách con, trách con không chịu nghe giảng, trách con không chịu làm bài, bắt lên lớp xin lỗi cô giáo. Hễ đi đường bố mẹ có gặp cô thì đều chào và nói khéo "nhờ cô dạy con giúp, cháu nó có hư thì cô cứ đánh, đánh thật đau vào!".

Nhưng giờ thì sao?

Con điểm thấp thì quay ra trách cô không biết dạy, con hư thì trách nhà trường không biết uốn nắn, ở nhà dung túng cho con, lên lớp cô phạt thì quay ra nói "cô không có quyền làm thế", con học kém thì chạy điểm cho chúng...

Rất nhiều, rất nhiều vụ học sinh hư bị phạt, phụ huynh tạo áp lực mà khiến bao thầy cô chao đảo, các thầy cô khác nhìn thấy mà "sợ", thu mình giữ kẽ, thấy học sinh hư cũng không dám phạt, thấy học sinh phá cũng không dám răn! Môi trường sư phạm mà thầy cô trở nên yếu thế, phụ huynh, học sinh thì lộng hành!

Thầy cô bị tước hết "uy quyền", lên lớp vừa phải dạy chữ, vừa phải dạy người nhưng chỉ được bằng lời nói, không được trách phạt. Ở nhà các vị phụ huynh, nhiều khi chỉ có 2, 3 đứa con đã lắm phen điên đầu, trên lớp mỗi thầy/cô trông nom 30 - 40 cháu, cháu hư có, cháu ngoan có, cháu giỏi có, cháu kém có, thầy cô cũng là người, họ có phải thánh đâu mà nói không với hỉ nộ ái ố???

Môi trường sư phạm mà thầy cô trở nên yếu thế, phụ huynh, học sinh thì lộng hành!

Quỳ không chết, con hư mới chết!

Vả lại, các cụ ta từ xưa đã dạy: "Yêu cho roi cho vọt", trẻ con phải dạy bảo, nhưng nhiều khi phải dùng cả đòn roi để đưa chúng vào khuôn phép, giáo dục vừa phải dùng tâm nhưng cũng phải dùng cả uy, có như vậy học sinh nó mới nên người!

Chính bản thân tôi, bây giờ nhớ lại những lần bị cô đánh mà không dám trách lấy 1 lời, chỉ thầm cảm ơn, nếu không có đòn roi ngày ấy, không có lời răn dạy ngày ấy thì chắc gì có tôi hôm nay?

Quay lại vụ việc cô giáo bắt phạt học sinh quỳ vì mất trật tự. Chúng tôi thấy rằng việc đình chỉ giáo viên ấy 1 tuần là quá nặng nề, và việc đình chỉ ấy là xúc phạm đến nghề giáo, xúc phạm đến nền giáo dục, buộc thầy cô phải cúi đầu, im lặng trước sai sót của học trò!!!

Tôi phải nói luôn, việc quỳ ở đây chẳng có gì là "nhục nhã" cả, trong mối quan hệ truyền thống của Việt Nam thì mối quan hệ "Thầy - trò" luôn được xem trọng, người thầy có vai trò không khác gì người cha, quỳ gối trước thầy cô chẳng có gì là nhục nhã, huống chi đây là quỳ gối vì lỗi sai của bản thân mình. Chỉ có những kẻ quỳ gối trước bọn tiểu nhân, quỳ gối bợ đỡ kẻ có chức có quyền, quỳ gối ngoại bang rước voi dày mả tổ thì mới nhục nhã!

Nếu học sinh quỳ mà ghi nhớ sai sót, nếu học sinh quỳ mà biết sửa chữa điều chưa tốt, nếu học sinh quỳ mà từ đó nó biết học hành đàng hoàng vậy thì việc quỳ ấy là điều cần thiết.

Quỳ một lần để sám hối cái sai không chết được, chỉ sợ dung túng cho con trước cái sai, từ đó sinh ra cái hư hỏng trong người đứa trẻ thì hậu quả sau này mới khiến người ta "chết"!

Nam Nguyễn

11 nhận xét:

  1. Con điểm thấp thì quay ra trách cô không biết dạy, con hư thì trách nhà trường không biết uốn nắn, ở nhà dung túng cho con, lên lớp cô phạt thì quay ra nói "cô không có quyền làm thế", con học kém thì chạy điểm cho chúng... đúng là thật không thể nào chấp nhận được cho một bộ phận phụ huynh có những hành động và thái độ như vậy.

    Trả lờiXóa
  2. người xưa thường có câu "Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". việc bắt phạt học sinh khi vi phạm là điều hoàn toàn bình thường để cho học sinh đó có những suy nghĩ, nhận ra lỗi sai của mình và thay đổi. ở đây tôi cũng không gắn ghép việc phạt những hình phạt bình thường với những hành phạt không phù hợp trong môi trường giáo dục. chính vì vậy thì những bậc phụ huynh đừng có làm quá lên khi con mình bị phạt những hình phạt bình thường này.

    Trả lờiXóa
  3. Rất nhiều, rất nhiều vụ học sinh hư bị phạt, phụ huynh tạo áp lực mà khiến bao thầy cô chao đảo, các thầy cô khác nhìn thấy mà "sợ", thu mình giữ kẽ, thấy học sinh hư cũng không dám phạt, thấy học sinh phá cũng không dám răn. đúng là thật đáng buồn.

    Trả lờiXóa
  4. Các bậc phụ huynh hãy định hình lại cách giáo dục con của chính mình trước khi đổ lỗi cho giáo viên, nhà trường hay bất kì ai, lỗi đầu tiên là thuộc về bậc làm cha, làm mẹ vì cách thức dạy con mình chưa đúng, không tốt, khi giao con cho giáo viên hay nhà trường quản thúc thì lại soi mói và đưa ra những nhận định thiếu tính tích cực. Vụ 1 cô giáo bắt 1 em học sinh quỳ vì em này mắc lỗi, khoan hãy bàn về lỗi đúng sai thuộc về ai,cái dở nhất là sự can thiệp quá sâu không cần thiết của nhà báo và sự nông cạn của phụ huynh. Quỳ không chết, con hư mới chết.

    Trả lờiXóa
  5. Việc quỳ ở đây chẳng có gì là "nhục nhã" cả, trong mối quan hệ truyền thống của Việt Nam thì mối quan hệ "Thầy - trò" luôn được xem trọng, người thầy có vai trò không khác gì người cha, quỳ gối trước thầy cô chẳng có gì là nhục nhã, huống chi đây là quỳ gối vì lỗi sai của bản thân mình. Chỉ có những kẻ quỳ gối trước bọn tiểu nhân, quỳ gối bợ đỡ kẻ có chức có quyền, quỳ gối ngoại bang rước voi dày mả tổ thì mới nhục nhã. Đúng là đám lều báo cố tình moi móc đào sâu mọi chuyện để hướng lái dư luận theo 1 hướng tiêu cực, làm ảnh hưởng đến ngành giáo dục nói chung, lũ mất nết.

    Trả lờiXóa
  6. Nếu học sinh quỳ mà ghi nhớ sai sót, nếu học sinh quỳ mà biết sửa chữa điều chưa tốt, nếu học sinh quỳ mà từ đó nó biết học hành đàng hoàng vậy thì việc quỳ ấy là điều cần thiết. Chỉ sợ có những kẻ quỳ gối bợ đít phương Tây, hưởng mấy đồng tiền rác rưởi rồi quay lại chống chế độ thì cái quỳ đó mới nhục nhã muôn phần. Phải chăng các bậc phụ huynh đã quá nhạy cảm trong thời đại công nghệ số, liệu cách dạy con của các vị đã đúng hay chưa mà lên án chỉ trích giáo viên, con hư là tại ai đầu tiên?

    Trả lờiXóa
  7. Môi trường sư phạm mà thầy cô trở nên yếu thế, phụ huynh, học sinh thì lộng hành, vậy thử hỏi ai còn dám giáo dục con của các ông các bà nữa, nếu không phải nói cùn thì có giỏi mang con về mà dạy, con hư là tại ai, tại thầy cô chăng? Sự can thiệp quá sâu đến mức không cần thiết của bọn lều báo khiến sự việc bị đẩy đi quá xa và khó kiểm soát, nhưng xin nhắc lại,sự "tôn sư trọng đạo" đừng để bị mất, nếu không hậu quả khôn lường có thể xảy ra.

    Trả lờiXóa
  8. Đã bao giờ các vị phụ huynh tự vấn lại bản thân: Mình đã dạy con mình như thế nào trước khi giao con cho Nhà trường chưa? Chỉ trích giáo viên dậy dỗ con mình không đúng cách, rồi phản giáo dục, gây ảnh hưởng tâm lí này kia rồi post bài lên mạng, mặc kệ cho đám báo chí không biết đầu đuôi nhảy vào comment viết bài xuyên tạc về nghề giáo. Xin các anh chi, nghề giáo đã bạc lắm rồi, đừng dùng báo để giáo dục nghề giáo,xin các người!

    Trả lờiXóa
  9. Đánh nhưng phải dạy, phải làm cho những học sinh đó hiểu, rằng thầy cô không ai ghét bỏ gì chúng cả! .Mà chỉ vì muốn rèn luyện, dạy dỗ chúng nên người. Dường như hiện tại nhiều phụ huynh tuổi 8x,7x đã quên những điều này? Không phải tự nhiên Mỹ,Nhật, Sing,Hàn Quốc....áp dụng hình thức phạt roi, quỳ gối.....

    Trả lờiXóa
  10. Những phụ huynh phản đối kỷ luật học đường, muốn con được học trong môi trường tự do, sáng tạo..., suy nghĩ chưa thật sự thấu đáo. Anh Nguyễn Bá Trường Giang (tốt nghiệp Khoa Kinh tế, ĐH Cornell và Khoa Luật, ĐH Boston, Mỹ. Anh Giang từng giảng dạy tại Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội) đưa ra góc nhìn tham chiếu từ các nước

    Trả lờiXóa
  11. Việc cô giáo bắt phạt học sinh hư quỳ ngay trong lớp đã gây xôn xao dư luận; tuy nhiên việc này nên xem xét tổng thể các vấn đề; nếu đó là biện pháp cần thiết và mang lại hiệu quả tốt thì nên làm; vì nếu gia đình chiều chuộng, cô giáo xử nhẹ hoặc bỏ qua những hư hỏng của học sinh thì chắc chắn HS đó sẽ hư hỏng.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog