Khoai@
Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (gọi tắt là BOT) được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực giao thông để xây đường và cầu. Chi phí xây dựng được chia sẻ giữa nhà đầu tư tư nhân và chính quyền địa phương. Sau khi đầu tư ban đầu được hoàn lại nhờ tiền vé, quyền sở hữu được chuyển giao về cho chính quyền địa phương.
Nghe các anh chị lập luận chỉ có Việt Nam dân mới bức xúc với các trạm BOT, tò mò nên tôi gõ google và được biết nhiều nước trên thế giới cũng gặp tình cảnh tương tự.
Tôi xin trích từ một bài trên BBC hẳn hoi để anh chị thấy công bằng. Dưới đây là BOT ở nước Anh.
Anh Quốc có một số điểm thu phí đường bộ với xe hơi và xe gắn máy như Tyne Tunnel, Mersey Gateway Bridge, Dunham Bridge, xa lộ M6, Humber Bridge, Itchen Bridge...nhưng nổi tiếng nhất là Dartford Crossing qua sông Thames, gần London.
Dartford Crossing tại Anh
Nằm trên đường vành đai M25 quanh London, đây là điểm duy nhất vừa có cầu vừa có đường hầm cho xe tải và các loại xe cộ nối phía Đông Nam và đường từ Pháp sang Anh lên miền trung nước Anh (East Anglia) và phía Bắc.
Đường hầm ở Dartford đã có từ nhiều thập niên nhưng vì lưu lượng xe cộ tăng nhanh, năm 1988, một dự án 'công tư phối hợp' (Private Finance Initiative) ra đời để đầu tư xây cây cầu mang tên Nữ hoàng Anh, Cầu Elizabeth II, nhằm giải tỏa một phần giao thông.
Vì là đầu tư của tư nhân, cây cầu xây xong năm 1991 với trị giá thời đó là 120 triệu bảng Anh, được đặt trạm thu phí bên bờ phía Nam để bù lại chi phí cho công ty cho đến năm 2002.
Vì là hợp đồng công tư phối hợp (Public-Private Parnership), sau khi hợp đồng này chấm dứt, chính phủ Anh đã tiếp thu lại các trạm thu phí mà không xóa bỏ chúng, bất chấp phản đối của dân chúng địa phương.
Dartford Crossing có 50 triệu xe cộ qua lại một năm, đem về tới 80 triệu bảng tiền phí nhưng gây ra ô nhiễm cao cho khu vực dân cư xung quanh
Bản thân nghị sỹ Quốc hội Anh, ông Gareth Johnson, đại diện cho Dartford, đã nêu vấn đề này lên thủ tướng Anh hồi đó, ông David Cameron, nhưng không có tác dụng ngăn lại việc tiếp tục khai thác trạm thu phí mà mỗi năm đem về cho ngân sách 75-8 triệu bảng (số liệu 2016).
Chính phủ Anh đã giao lại dịch vu thu phí cho một công ty khác khai thác để kiếm tiền cho ngân sách từ 2003 và cho đến ngày nay (2017), phí qua cầu và đường hầm ở Dartford Crossing không giảm, chỉ tăng.
Dù người dân địa phương được hưởng lệ phí giảm, chỉ có 20 bảng một năm cho 50 lần qua cầu, và các trạm thu phí đã bị bỏ để thay bằng camera thu tiền bằng cách đọc biển số xe và lái xe trả qua mạng, lưu lượng xe cộ ngày một tăng khiến khu vực này ô nhiễm và giao thông ách tắc thường xuyên.
Điều đáng nói là trong nhiều năm liền, chính phủ Anh đã bỏ khu vực Dartford khỏi khu vực đo độ ô nhiễm không khí, với lý do đây là "vùng nông thôn" (rural area).
Bảng giá phí giao thông trên xa lộ M6 ở Anh gần Birmingham hồi 2003
Thông số về ô nhiễm không khí (nitrogen dioxide) tại điểm có 50 triệu xe cộ qua lại một năm không được đưa vào các báo cáo môi trường của EU từ Anh. Sự bất thường này chỉ được điều chỉnh vào tháng 3/2017 sau khi BBC News có bài phát hiện ra điều này.
Tóm lại, một khi thu phí giao thông đem lại nguồn thu cho chính quyền thì kể cả khi mô hình BOT đã hoàn tất nhiệm vụ thu hồi vốn đầu tư, các chính phủ ít khi bỏ nó, bất chấp các vấn đề như môi trường và ách tắc xe cộ.
Giống và khác nhau giữa BOT ở Việt Nam và BOT ở nước Anh như thế nào, xin để các anh chị tự nhận xét.
Thế mới nói là ở đâu cũng có cái này cái kia quan trọng là chúng ta phải có cái nhìn toàn diện và đánh giá khách quan chứ đừng cứ nhìn vào điểm tiêu cực để đánh giá tổng thể. Đừng lúc nào cũng chỉ nghĩ chỉ có VN mới có mà nghĩ phương tây thì không. Còn nữa nhìn đi cxng phải nhìn lại BOT ở VN còn tốt chán, chứ cứ như phương Tây dân không phản ứng với lạ
Trả lờiXóaCứ kêu la trạm thu phí BOT ở Việt Nam rồi hãy nhìn xem ở nước Anh, vấn đề thu phí qua trạm BOT diễn ra như thế nào. Cái gì có lợi cho chính phủ là họ sẽ làm kể cả việc khi BOT hết niên hạn thu phí,gây ra ô nhiễm môi trường nặng nề, khai thác đến cạn kiệt vẫn chưa buông tha. Đúng là Việt Nam còn khá nhẹ tay trong việc xử lí các đối tượng mồm loa mép giải, nếu cứ kêu la như thế ở Anh có lẽ bóc lịch lâu rồi.
Trả lờiXóaHãy dùng 1 cái đầu lạnh để nhận định sự việc, hãy nhìn và đánh giá xem BOT ở Anh như thế nào. Trạm thu phí Dartford Crossing qua sông Thames, gần London, trong nhiều năm liền, chính phủ Anh đã bỏ khu vực này khỏi khu vực đo độ ô nhiễm không khí, với lý do đây là "vùng nông thôn" và việc thu phí tiếp diễn khi hết thời hạn vẫn tiếp tục. Những gì có lợi cho chính phủ thì họ không bao giờ bỏ qua mà sẽ khai thác triệt để, vậy thử hỏi lợi ích đáng giá bao nhiêu
Trả lờiXóaGiống và khác nhau giữa BOT ở Việt Nam và BOT ở nước Anh như thế nào, khi đọc hết bài viết trên có lẽ đã hiểu được. Một khi thu phí giao thông đem lại nguồn thu cho chính quyền thì kể cả khi mô hình BOT đã hoàn tất nhiệm vụ thu hồi vốn đầu tư, các chính phủ ít khi bỏ nó, bất chấp các vấn đề như môi trường và ách tắc xe cộ.
Trả lờiXóaBOT ở Anh đang dần khiến chúng ta có nhận định khác về việc thu phí ở nước ngoài. Họ lợi dụng triệt để nguồn thu để kiếm lời cho dù hậu quả là sự phản đối của người dân hay ô nhiễm môi trường thì chính phủ vẫn mặc kệ, không đoái hoài. CÒn ở Việt Nam, các bạn hãy nhìn xem nước ta đã thực hiện tốt các chính sách như thế nào,BOT là của doanh nghiệp đầu tư, vậy nên hãy thận trọng khi hành xử.
Trả lờiXóaChính xác
XóaVấn nạn BOT ở Anh đang gây nhức nhối mà sao không thấy tên zận chủ nào vào bình luận hay ủng hộ gì nhỉ.Chính phủ Anh đã giao lại dịch vu thu phí cho một công ty khác khai thác để kiếm tiền cho ngân sách từ 2003 và cho đến 2017, phí qua cầu và đường hầm ở Dartford Crossing không giảm, chỉ tăng, ô nhiễm môi trường cũng tăng chứ không giảm, mọi lợi ích đều thuộc về chính phủ, vậy hãy nhìn lại chính sách chúng ta đang thực hiện ở Việt Nam, có khác xa với Anh hay không?
Trả lờiXóaChuyện về trạm thu phí BOT ở các nước trên thế giới cũng chẳng khác gì Việt Nam về cách thức tiến hành; những nhức nhối về vấn đề này thì ở mỗi nước có khác nhau; nhưng như ở Việt Nam là nghiêm túc và ít phức tạp nhất.
Trả lờiXóa