Chia sẻ

Tre Làng

Trung Quốc đang liều lĩnh xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại bãi Tư Chính

Khoai@

Chiều 12/7/2019, tờ South China Morning Post đăng thông tin có ít nhất 2 tàu hải cảnh Trung Quốc và 4 tàu Cảnh sát biển Việt Nam đang đối đầu với nhau ở Bãi Tư Chính trong khoảng một tuần qua, nơi Việt Nam có nhà giàn DK1 do Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.

Cùng lúc, báo chí Ấn Độ cũng thông tin, vào ngày 10/7/2019, Trung quốc đưa tàu thăm dò địa chất Haiyang Dizhi 8 (Marine Geology 8) cùng với hàng chục tàu tuần duyên vũ trang định đánh chiếm bãi Tư Chính của Việt Nam qua hoạt động "thăm dò" trá hình. Theo thông tin này, đã có nhiều tàu vũ trang Trung Quốc bao vây bên ngoài khu vực giàn khoan DK1 của Việt Nam. Phản ứng trước hành động trên, các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam đã ngay lập tức có mặt bảo vệ chủ quyền. Cũng theo tờ báo này, Bộ Tư Lệnh Hải Quân đã báo động đỏ và cùng lúc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo giữ vững chủ quyền.

Trước đó, hôm 3/7 một đoạn Tweet của ông Ryan Martinson, phó giáo sư tại Trường Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ cho hay, hôm 3/7, tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc mang tên Haiyang Dizhi 8 đã đi vào vùng biển gần rạn san hô do Việt Nam kiểm soát để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn và gặp sự chống đối của các tàu cảnh sát biển Việt Nam. Theo ông Ryan Martinson đánh giá, tình hình khá căng thẳng!

Vào chiều tối 12/7, tờ báo Hồng Kông có tên Hoa Nam Tảo Báo (SCMP) cũng đã đưa tin các tàu hải giám Việt Nam và Trung Quốc đã đối đầu nhau trong một tuần qua xung quanh một bãi san hô trên biển Đông mà Việt Nam đang kiểm soát, làm dấy lên nguy cơ xung đột quân sự giữa hai nước đang có tranh chấp vùng biển. Theo tờ báo này, 6 tàu hải giám được trang bị nhiều vũ khí, gồm có 2 tàu Trung Quốc và 4 tàu Việt Nam, đã gườm nhau trong khi tuần tra vòng quanh Bãi Tư chính thuộc quần đảo Trường Sa từ tuần trước. Vào hôm qua, khoảng một chục con tàu đã được báo cáo nằm trong khu vực xung quanh hòn đảo ngập nước này bởi các trang web theo dõi hàng hải, SCMP cho hay.

Đồ thị đường đi của tàu thăm dò địa chấn Haiyang Dizhi 8 của Trung Quốc trên biển Đông từ (3-11/7)

Theo SCMP, tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc mang tên Haiyang Dizhi 8 được hộ tống bởi tàu hải giám vũ trang 12.000 tấn số hiệu 3901, tàu hải giám 2.200 tấn 37111 và một máy bay trực thăng. Sau khi đội tàu này tiến gần tới Bãi Tư chính mà Việt Nam tuyên bố là thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, cuộc đối đầu với 4 tàu Việt Nam đã diễn ra.

Vụ đối đầu này có thể bùng phát đụng độ lớn nhất trên Biển Đông trong vòng 5 năm trở lại đây và có thể kích động làn sóng chống Trung Quốc chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014, SCMP nhận định.

Các nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng đây là động thái răn đe quân sự của Trung Quốc đối với Việt Nam cũng như các nước láng giềng trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung xấu đi trong vài tháng qua.

Đây không phải lần đầu Bắc King ngang ngược xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại bãi Tư Chính.

Ảnh: Vị trí bãi Tư Chính

Bãi Tư Chính là nơi mà vào các năm 1992 và 1994 Hải quân Việt Nam đã phải nổ súng cảnh cáo và xua đuổi tàu Trung Quốc dưới danh nghĩa liên doanh dầu khí Trung - Mỹ âm mưu thăm dò và khai thác dầu trái phép tại đây. 

Năm 1992 Trung Quốc dựng nhà dàn bất hợp pháp và năm 1994 liên doanh Trung - Mỹ đưa tàu thăm dò vào khu vực này. Cả hai lần quân xâm lược đều phải rút lui khi Hải quân Việt Nam cương quyết nổ súng cảnh cáo, sẵn sàng cho tình huống xấu nhất.

Vào năm 2009, Trung Quốc đã gây sức ép khiến hãng dầu BP của Anh đã phải từ bỏ việc thăm dò, khai thác 2 mỏ Hải Thạc và Mộc Tinh. Tuy nhiên, sau khi BP rút đi, phía Việt Nam vẫn khai thác 2 mỏ này rất hiệu quả.

Hôm 24/7/2017, Bắc Kinh lại liều lĩnh điều tàu HYSY-760 cùng 40 tàu quân sự hộ tống bu lại tại bãi Tư Chính để cản trở việc triển khai dự án khai thác dầu tại mỏ Cá Rồng Đỏ (lô 136-3) do PetroVietNam hợp tác với Repsol của Tây Ban Nha. Hành động này của Bắc Kinh được cho là nhằm ép hãng Repsol phải rút khỏi dự án. Được biết, Repsol bắt đầu triển khai 2 mũi khoan đầu tiên vào ngày 18/6/2017, đúng ngày Phó chủ tịch Quân ủy Trung Quốc Phạm Tường Long tới Hà Nội và có lẽ vì sự kiện này, Phạm Tường Long đã "đột ngột" bỏ về giữa chừng. Theo các hãng tin nước ngoài, phản ứng với sự kiện này, Bắc Kinh đã triệu hồi đại sứ, đòi đàm phán ở cấp cao, đồng thời hùng hổ đưa gần 200 tàu xuống bãi Tư Chính. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tiếp tục bảo vệ Repsol duy trì các hoạt động khoan thăm dò.

Cần nói cho rõ, bãi Tư Chính thuộc thềm lục địa phía nam của nước ta chứ không hề liên quan đến vùng tranh chấp ở Hoàng Sa hay Trường Sa. Hành động ngang ngược của Trung Quốc là nhằm thực hiện ý đồ "biến nơi không có tranh chấp thành nơi có tranh chấp", ngăn cản hơn 30 giàn khoan gần nhà giàn DK1 của Việt, trong đó có những giàn đã khai thác 30 năm.

Được biết, các lực lượng chấp pháp Việt Nam đang khẩn trương triển khai các biện pháp bảo vệ chủ quyền.

4 nhận xét:

  1. Nặc danh20:03 13/7/19

    Cũng giống như những lần trước sắp tới Đại hội Đảng ở VN thì Trung Quốc lại đữa tàu bè ra biển hù dọa để lấy lòng Mỷ, để đám chống phá có cớ để mở mồm, trò quậy phá này giờ ai cũng biết.Điều đó cho ta thấy rằng khi Kinh tế lệ thuộc vào nước khác thì phải múa rối cho qua cơn. Hy vọng những ai đang sống ẢO nên tỉnh thức sớm vì sự thực bao giờ cũng phủ phàng.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh20:19 13/7/19

    Cứ gần đến Đai hội Dảng ở VN thì Trung quốc lại cho tàu bè ra biển Đông hù dọa để lấy lòng Mỷ, để đám chống phá được dịp mở mồm, nhất là mấy đứa thờ Tây. Trò quậy phá này mà kết quả con nít cũng nghỉ ra. Môt khi miếng cơm (Kinh Tế)của mình mà bị lệ thuộc vào người khác thì múa máy như Trung quốc cũng chẵng có gí lạ cả. Nhưng ai hiện đang có Ảo tưởng rằng nước ta tiến triển nhanh Kinh tế ta hùng mạnh chóng nên nhớ rằng sự thật bao giờ cũng phủ phàng.

    Trả lờiXóa
  3. Lên án mạnh mẽ các hành vi ngang ngược , vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam và luật biển quốc tế năm 1982 của Trung Quốc trên Biển Đông . Bãi Tư Chính nằm trên thềm lục địa phía nam , cách đất liền 220 hải lý về phía đông nam , là nơi có nhà giàn DK1 được Việt Nam lắp từ năm 1989 . Chúng tôi kêu gọi các nước, các nhà báo quốc tế lên tiếng phản đối hành vi ngang ngược , cố chấp này của Trung Quốc để trả lại sự bình yên nơi vùng biển Việt Nam .

    Trả lờiXóa
  4. Trung Quốc đã nhiều lần ngang ngược triển khai các hoạt động thăm dò trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; hành động đó của Trung Quốc đã bị Việt Nam kịch liệt lên án và các báo chí nước ngoài chỉ trích, phê phán, phản đối; Trung Quốc phải chấm dứt ngay các hoạt động này.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog