Khoai@
Sáng nay nghe "Lời Đồn" Phó Đô đốc Phillip G. Sawyer, Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ tuyên bố: "Nóng lòng muốn đưa hạm đội 7 đến bãi Tư Chính" và nói thêm "Hạm đội 7 không sợ Trung Quốc, chỉ sợ các bạn Việt Nam không đồng lòng chống Trung Quốc". Nói thật, nghe mà vãi cả đái.
Thật ngạc nhiên, góc dưới bên phải bức ảnh minh họa cho "lời đồn" lại cả có logo Tuổi Trẻ. Thật là kinh quá đi.
Kết quả tra cứu trên mạng cho thấy không có bài viết nào về nội dung này ngoại trừ một clip của một kênh nhược tiểu vọng ngoại với tư duy nô lệ, trông chờ vào nước khác để bảo vệ mình. Kênh này có tên VOTETV (xem hình chụp màn hình).
Nói thẳng, đây là thông tin ất ơ nhưng xây dựng có chủ đích theo lối nói nhét chữ vào mồm thằng khác.Tay Phó Đô đốc Phillip G. Sawyer đã không nói trong clip, mà thay vào đó lời người đọc, lồng vào đó là ý tứ ám chỉ người Việt không đồng lòng chống Trung Quốc. Ý của những kẻ làm clip này là gì, hẳn các anh chị quá hiểu.
Nói cho rõ, nhân dân Việt Nam không chống nhân dân Trung Quốc, nhưng người dân Việt Nam sẽ đoàn kết, đồng lòng chống bất cứ kẻ nào xâm lược dù kẻ đó là Trung Quốc hay là Mỹ.
Trong những ngày qua, tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 cùng các tàu hộ tống của Trung Quốc đã gây căng thẳng trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở phía nam Biển Đông, vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế. Bên cạnh những phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam thì các lực lượng chức năng cũng đã ngay lập tức triển khai các hoạt động bảo vệ chủ quyền trên thực địa, trong đó có những hoạt động mà không phải ai cũng biết. Có thể khẳng định, chúng ta hòa toàn có đủ điều kiện và khả năng đánh đuổi quân xâm lược bằng chính nội lực của mình. Đương nhiên có sự ủng hộ dù chỉ bằng lời nói của bạn bè quốc tế thì càng hay.
Sẽ không có nước nào tự nhiên nhảy vào để đánh xâm lược giúp nước khác, kể cả Mỹ. Nếu Mỹ có hành động nào đó thì trước hết và chủ yếu là vì lợi ích của chính họ chứ không phải vì lợi ích của Việt Nam. Lịch sử cận đại liên quan trực tiếp đến vai trò của Mỹ ở Biển Đông đã chứng minh rõ điều này.
1.
Năm 1974, chính Mỹ đã bắt tay với Trung Quốc để ngó lơ cho Trung Quốc chiếm nốt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, lúc đó Hoàng Sa đang do chế độ Việt Nam Cộng hòa của Nguyễn Văn Thiệu quản lý. Thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu từ chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Richard Nixon. Bắc Kinh đã yêu cầu Washington không can thiệp khi Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đã nhận định Trung Quốc Mỹ sẽ ngó lơ hoặc tiếp tay cho Trung Quốc làm việc này. Theo đó, Hạm đội 7 của Mỹ rút khỏi Biển Đông và cùng lúc đó Trung Quốc đã huy động lực lượng thủy, lục, không quân tiến hành đánh chiếm nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc thôn tính Hoàng Sa vào ngày 19/1/1974 và 9 năm sau, Nhà Trắng ra thông cáo trong bức điện mang mã số 1974STATE012641_b, đề ngày thứ bảy 19/1/1974: “Chính phủ Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong các cuộc tranh chấp xung đột về quần đảo Hoàng Sa, song mạnh mẽ mong muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình... Chúng tôi không rõ vụ đụng độ này đã nổ ra trong hoàn cảnh nào. Lực lượng quân sự Mỹ không dính dự vào vụ này...”.
Để rõ hơn vụ Mỹ đi đêm với Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH, mời các anh chị đọc bài bằng cách bấm vào đường link sau: HOÀNG SA TRONG NHỮNG ĐỔI CHÁC CỦA KISSINGER
2.
Nhìn sang nước láng giềng Philippines là đối tác chiến lược của Mỹ cũng bị Mỹ đối xử không hơn gì chế độ Việt Nam Cộng Hòa của Nguyễn Văn Thiệu. Cùng là một Philippines, nhưng vào 2 thời điểm khác nhau, Mỹ có 2 cách hành xử khác nhau.
Năm 1956, sau khi tiếp thu từ Pháp quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức thị sát, dựng bia chủ quyền ở một số đảo. Năm 1963, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đưa ba tàu là HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hoà ra xây dựng lại bia chủ quyền Việt Nam tại một số đảo thuộc Trường Sa.
Sách trắng năm 1975 về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa nêu rõ ngày xây dựng lại bia chủ quyền ở 6 đảo: ngày 19/5/1963, ở đảo Trường Sa; ngày 20/5/1963, ở đảo An Bang; ngày 22/5/1963, ở đảo Thị Tứ và đảo Loại Ta; ngày 24/5/1963 ở đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây.
Nhưng năm 1970 Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa. Domingo Tucay, năm 1970 là một trung úy trẻ tham gia cuộc hành quân đó kể lại, họ mang theo mật lệnh, được dặn đến tọa độ nhất định mới được mở ra. Có 7 đảo, bãi hoàn toàn hoang vắng, họ chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng. “Chúng tôi báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc họ”. Tucay nói.
Trong những đảo Philipines chiếm dịp đó có 6 đảo nổi, Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa.
Tucay kể chuyện, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết. Như vậy, câu hỏi về việc ai đã để các đảo ở quần đảo Trường Sa mất vào tay Philippines đã có lời giải đáp rất rõ ràng.
Theo báo chí Việt Nam Cộng Hòa, Mỹ biết rất rõ kế hoạch và hoạt động của Philippines, nhưng đã không thông báo cho Nguyễn Văn Thiệu mà ngó lơ, thậm chí cũng cấp vũ khí hải chiến cho Philippines tiến hành.
Mời anh chị đọc các bài báo của Philippines nói về việc quân đội Philipines được sự hỗ trợ của Mỹ đã bí mật chiếm 7 đảo ở quần đảo Trường Sa từ tay chế độ Ngụy quân, Ngụy quyền Việt Nam Cộng hòa:
Vẫn là với Philippines, hôm 2/3/2016, Trung Quốc công khai quây chiếm đảo san hô Hải Sâm (tên quốc tế là Jackson, còn Philippines gọi là Quirino) nằm gần tỉnh đảo Palawan của Philippines, là nơi đánh bắt cá truyền thống của ngư dân trong khu vực, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang do Phi chiếm giữ. Tại đây, Trung Quốc đã “điều 5 tàu vỏ trắng và vỏ xám (tàu hải quân) án ngữ 5 bãi đá”, xua đuổi ngư dân Philippines trong khi phản ứng của phía Philippines là cho máy bay thăm dò, theo dõi xem hải quân Trung Quốc “có ý định hiện diện lâu dài ở bãi Hải Sâm hay không”. Phía chính giới Philippines thì “cho biết các tàu Trung Quốc đã được ở trong bãi Hải Sâm trong hơn một tháng nay”. Và cho đến nay, bãi Hải Sâm đã nằm trọng trong tay Trung Quốc, nhưng Mỹ không hề có động thái nào ngoài việc tuyên bố chung chung, rằng “Mỹ cảnh cáo Trung Quốc sẽ lãnh hậu quả vì quân sự hóa Biển Đông”.
Mới đây nhất, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phải lên tiếng 'thách' Mỹ đưa hết Hạm đội 7 đến Biển Đông, ông nói: "Nếu Mỹ thực sự muốn xua đuổi Trung Quốc, điều mà tôi không thể làm được, tôi sẽ nhờ họ giúp đỡ. Tôi muốn toàn bộ Hạm đội 7 của các lực lượng vũ trang Liên bang Mỹ có mặt tại đó (Biển Đông)" và "Chúng tôi sẽ không bao giờ thắng được Trung Quốc. Mỹ luôn đứng sau thúc đẩy chúng tôi… Các anh nghĩ người Philippines là giun dế? Vậy thì tôi muốn nói các anh đem máy bay, đem tàu đến Biển Đông, nổ phát súng đầu tiên và chúng tôi sẽ đứng sau các anh. Nào, hãy chiến đấu nào" - ông Duterte thách thức.
Trong một phát biểu tuần trước, tổng thống Philippines cũng đưa ra lời mời tương tự về việc lập "đội Mỹ - Philippines" để "chiến" trên Biển Đông.
Philippines và Mỹ duy trì hiệp ước phòng thủ chung trong nhiều thập kỷ, theo đó buộc mỗi quốc gia phải hỗ trợ cho quốc gia khác trong trường hợp bị một quốc gia khác tấn công. Hồi tháng 3-2019, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng nhắc lại cam kết "bất cứ vụ tấn công vũ trang nào nhắm vào các lực lượng Philippines, máy bay và tàu công trên Biển Đông sẽ kích hoạt cam kết phòng thủ chung".
Tuy nhiên Manila đang tỏ ý hoài nghi về hiệp ước. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines thậm chí từng cáo buộc Mỹ đang đẩy Philippines vào một cuộc chiến bất đắc dĩ.
Nêu các ví dụ trên để thấy người Việt Nam tỉnh táo, đàng hoàng thì không bao giờ ỉ lại, nhờ cậy vào các thế lực bên ngoài bảo vệ lợi ích của mình. Và chỉ những kẻ với tâm lý nhược tiểu mới trông chờ việc Mỹ nhảy vào giúp chúng ta bảo vệ lãnh thổ.
Nói cho rõ, nhân dân Việt Nam không chống nhân dân Trung Quốc, nhưng người dân Việt Nam sẽ đoàn kết, đồng lòng chống bất cứ kẻ nào xâm lược dù kẻ đó là Trung Quốc hay là Mỹ. Người Việt Nam hi vọng đừng ỷ lại, sống tâm thế phụ thuộc, dữa dẫm vào phương Tây hay bất kì nước nào. Chẳng ai cho không ai cái gì bao giờ cả, nếu Mỹ có vào "giúp" Việt Nam, thì tất cả cũng vì lợi ích của họ mà ra.
Trả lờiXóaSẽ không có nước nào tự nhiên nhảy vào để đánh xâm lược giúp nước khác, kể cả Mỹ. Nếu Mỹ có hành động nào đó thì trước hết và chủ yếu là vì lợi ích của chính họ chứ không phải vì lợi ích của Việt Nam.Đừng lầm tưởng sự giúp đỡ của bất kì ai, phải thật sự tỉnh táo. Vả lại cũng chẳng có minh chứng nào chứng minh việc Mỹ sẽ "hạ" Trung giúp Việt Nam, chỉ có thông tin vớ vẩn của 1 trang mạng không đáng tin cậy đồn thổi linh tinh mà thôi, là do chúng tự vẽ ra để tự huyễn hoặc.
Trả lờiXóađây là thông tin ất ơ nhưng xây dựng có chủ đích theo lối nói nhét chữ vào mồm thằng khác.Tay Phó Đô đốc Phillip G. Sawyer đã không nói trong clip, mà thay vào đó lời người đọc, lồng vào đó là ý tứ ám chỉ người Việt không đồng lòng chống Trung Quốc. Ý của những kẻ làm clip này là gì, hẳn các anh chị quá hiểu.Không có chuyện Mỹ làm gì để "hạ" Trung thay Việt đâu, mà có thật thì cũng đặt lợi ích của chúng lên đầu, mà sợ lắm sự lươn lẹo và lật lọng của 2 "cường quốc quốc cường" này. Kệch cỡm cho kẻ bịa đặt ra mấy thông tin xàm ngôn này
Trả lờiXóaCó thể khẳng định, chúng ta hòa toàn có đủ điều kiện và khả năng đánh đuổi quân xâm lược bằng chính nội lực của mình. Đương nhiên có sự ủng hộ dù chỉ bằng lời nói của bạn bè quốc tế thì càng hay.Còn những phần tử nào mà muốn thân Mỹ, dựa Mỹ để chống Trung ấy mà, thì chúng tôi không cần. Việt Nam cần sự ủng hộ của bạn bè quốc tế để lên án việc TQ trắng trợn vi phạm pháp luật quốc tế, chứ không cần sự can thiệp vào nội bộ theo bất cứ hình thức nào
Trả lờiXóaVới bản chất của Mỹ thì không dễ gì mà lại có thể đi giúp đỡ nước khác mà không có lợi ích hay mưu kế gì . Còn nhớ những lời tranh cử của Tổng thống Donald Trump " tất cả vì nước Mỹ vĩ đại " thì chúng ta cũng có thể hiểu được chiến lược an ninh quốc phòng của Nhà trắng hiện tại .Những "Lời Đồn" Phó Đô đốc Phillip G. Sawyer, Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ lại càng khiến chúng ta càng ngờ vực khi trong quá khứ Mỹ đã bật đèn xanh để Trung Quốc chiếm các đảo ở quần đảo Hoàng Sa nước ta nhưng giờ đây lại muốn giúp đỡ thì thực chất Mỹ đang ẩn chứa âm mưu gì bên trong ?
Trả lờiXóaMuốn bảo vệ vững chắc nền độc lập , chủ quyền thì các nước phải dựa vào chính năng lực của đất nước mình và ở vụ việc trên biển Đông với Trung Quốc cũng vậy . Nước ta có đủ năng lực để giải quyết các vụ việc một cách ổn thỏa . Nhưng nếu chúng ta tranh thủ được sự ủng hộ của các nước trên thế giới thì càng tốt . Nhưng với những lời "Lời Đồn" Phó Đô đốc Phillip G. Sawyer, Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ tuyên bố: "Nóng lòng muốn đưa hạm đội 7 đến bãi Tư Chính" thì chúng ta cần phải xem xét lại . Trong lịch sử sau khi Trung Quốc và Pháp vào giải giáp quân Nhật theo hội nghị Ianta thì nước ta đã trải qua như thế nào chắc mọi người người cũng đã rõ , và với một nước tham vọng lớn như Mỹ thì cần phải cẩn trọng với những lời như vậy , không thể nào tin tưởng được .
Trả lờiXóaViệt Nam đã giải quyết các vấn đề trên Biển đông rất khôn khéo và cương quyết; đó là đánh giá của các nước trên thế giới đối với Việt Nam; Việt Nam đã giải quyết các vấn đề đó bằng tự lực, tự cường; không dựa vào bất kể nước nào khác.
Trả lờiXóa