Trung Quốc lại lớn tiếng tuyên bố không công nhận 'phán quyết Biển Đông'
(VTC News) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa lên tiếng khẳng định quan điểm của Bắc Kinh không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế về Biển Đông năm 2016.
Tuyên bố này được Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra vài ngày trước chuyến thăm của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tới Bắc Kinh từ 28/8-1/9.
"Thực tế chứng minh rằng nếu chúng ta xử lý vấn đề này một cách đúng đắn, điều đó sẽ tốt cho hòa bình và ổn định khu vực", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói, đề cập thêm rằng Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Manila về các hoạt động qua lại của tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines (EEZ).
"Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Philippines dựa trên luật pháp quốc tế để 2 bên cùng nhau bảo vệ an ninh và trật tự hàng hải", ông này cho hay.
Tàu Hải dương "Zhang Jian" của Trung Quốc, đây là con tàu từng bị thấy hoạt động cách bờ biển phía Đông Philippines 80 hải lý hồi đầu tháng 8. (Ảnh: Twitter)
Cũng theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, quan hệ song phương giữa Philippines và Trung Quốc sẽ được thảo luận trong chuyến thăm của ông Duterte tới đây.
Ông Cảnh gọi Philippines là người hàng xóm thân thiện và đối tác quan trọng của Trung Quốc trong sáng kiến Vành đai và Con đường.
Hôm 24/8, Điện Malacañang nhắc lại tuyên bố của Tổng thống Duterte cho biết ông sẽ nêu vấn đề về Biển Đông trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình dù rằng trước đó nhà lãnh đạo Philippines ám chỉ Bắc Kinh ngăn không để ông mang vấn đề này ra thảo luận.
"Họ nói vấn đề đó sẽ không được đề cập đến. Tôi nói không. Nếu tôi với tư cách là tổng thống của một quốc gia có chủ quyền không được phép lên tiếng về những gì tôi muốn nói, thì tốt nhất là đừng hội đàm gì nữa.
Đừng cố chặn miệng tôi vì đó là món quà của Chúa", ông Duterte nói trong lễ khánh thành một nhà máy điện mặt trời ở tỉnh Romblo, miền Trung Philippines hôm 21/8.
Nhà lãnh đạo Philippines không nói rõ họ ở đây là ai và những điều ông đề cập tới là gì, nhưng nhiều người cho rằng ông đang ám chỉ tới Trung Quốc và phán quyết Biển Đông, điều mà ông nhiều lần khẳng định sẽ là chủ đề quan trọng trong chuyến thăm của ông tới Trung Quốc.
Tổng thống Duterte cũng được cho là bất ngờ cắt ngắn chuyến thăm Trung Quốc xuống còn 4 ngày thay vì 8 ngày như kế hoạch ban đầu mà không đưa ra lý do.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Lopez Locsin Jr. cũng khẳng định không gì có thể ngăn ông Duterte thảo luận phán quyết của Tòa trọng tài khi gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần này.
Năm 2016, Toà Trọng tài Thường trực La Hague ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông và tuyên bố duy trì các quyền của Philippines với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trung Quốc không công nhận phán quyết này.
Nguồn: Phil Star
Cái mưu đồ của trung quốc đã quá rõ ràng rồi, âm mưu của chúng là muốn biến biển đông thanh một khu vực tranh chấp để chúng có thể kiếm lợi nhuận từ vũng biển này cho nên với phán quyết biến đông sẽ là trở ngại cho chúng khi không thể thực hiện được chính sách này.
Trả lờiXóaCho dù chúng phản đối biến đông hay sao đi nữa, một phần biển đông vẫn thuộc chủ quyền của đất nước việt nam cho nên chúng ta vẫn sẽ tìm mọi cách có thể để giữ vững chủ quyền biển đảo của mình không để âm mưu thâm độc thâu tóm biến đông của trung quốc được thực hiện thành công. Mỗi chúng ta hãy chúng ta giữ vững chủ quyền của tổ quốc mình
Trả lờiXóaTổng thống Philippines đã nhận ra rằng càng nhường nhịn thì Trung Quốc càng lấn tới và hành động đưa tàu quân sự vào vùng biển Philippines bất cần biết đến theo luật pháp quốc tế cũng như hành động thăm dò vùng biển của nước khác chưa qua bất kỳ sự đồng ý của chính quyền nước họ thì đó gọi là hoà bình và phát triển của Trung Quốc . Lãnh đạo Trung Quốc là đám người trơ trẽn và tham lam ...
Trả lờiXóaTrung Quốc với mưu đồ độc chiếm Biển Đông sẽ không bao giờ chấp nhận phán quyết không có lợi cho Trung Quốc; thậm chí Trung Quốc còn tăng cường các hoạt động trên Biển Đông; việc này phải có sự lên án mạnh mẽ của tất cả các quốc gia; nhất là các quốc gia có vùng biển đảo bị Trung Quốc lấn chiếm.
Trả lờiXóa