Bài đăng trên Mõ Làng: Có gì mà phải xoắn hỡi nhà báo Nguyễn Thông
Nguồn:
Mạng mẽo ồn ào về câu chuyện truy tặng nhạc sỹ, nhà viết kịch Trương Minh Phương giải thưởng Đào Tấn. Chuyện sẽ chẳng có gì phải ồn ào nếu không có cái stt với cách nhìn hẹp hòi, có ý mỉa mai của Nguyễn Thông trên FB của mình.
Tôi đã đọc stt ấy và thất vọng về cách đặt vấn đề của nhà báo. Thất vọng vì trước đây tôi cũng có chút cảm tình về sự sắc sảo của nhà báo về các hiện tượng chính trị, văn hóa, xã hội VN. Vậy mà, khi nhìn nhận việc trao giải Đào Tấn cho nhạc sỹ, nhà viết kịch Trương Minh Phương thì Nguyễn Thông đã tự hạ thấp mình.
Giải thưởng Đào Tấn, như GS Trần Văn Khê nói thì nó chỉ là một giải thưởng do một tổ chức xã hội (Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) tôn vinh cho những tập thể, cá nhân có công trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc (kể cả đóng góp tiền bạc) chứ chưa phải là giải thưởng Nhà nước. Nó chỉ có tính chất động viên những người yêu thích và bảo tồn văn hóa dân tộc. Ở nước ta có vài chục loại giải thưởng như vậy.
Theo tôi biết thì Đào Tấn (1845 - 1907) là một nhà soạn tuồng nổi tiếng Việt Nam. Ông được coi là ông tổ hát bội và là vị tổ thứ 2 trong 3 vị tổ nghề sân khấu Việt Nam (Phạm Thị Trân, Đào Tấn & Cao Văn Lầu). Ông là vị quan thanh liêm thời nhà Nguyễn.
Giải thưởng Đào Tấn được Viện Sân khấu lập ra từ năm 1995. Ban đầu, Giải thưởng Đào Tấn được lập ra và ưu tiên cho những người ở quê hương của danh nhân văn hóa này và đã trực tiếp phát huy di sản Đào Tấn. Nhưng sau đó, giải thưởng đã được mở rộng tới tất cả những người có thành tích trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Đào Tấn trong cả nước.
Giải thưởng Đào Tấn sẽ được trao cho những đối tượng không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc, quốc tịch…Nếu là người Việt Nam có những đóng góp xuất sắc cho việc bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc đều có thể được đề cử và xét trao giải. Cơ cấu giải thưởng gồm có 5 giải với 2 giải dành cho diễn viên, nghệ sĩ biểu diễn, 2 giải dành cho nhà nghiên cứu, nhà quản lý, và 1 giải dành cho người đóng góp tiền của vào việc bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc. Giải được tổ chức 2 năm một lần.
Năm 2005, Giải thưởng Đào Tấn mở rộng đối tượng là những tập thể, cá nhân có công trong bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc. Lần đầu đã trao cho bảy tập thể, cá nhân có công lớn trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc. Đó là Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM; GS. TS Trần Văn Khê, nhà âm nhạc dân tộc học; Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo là nhà sáng tạo, nghệ nhân lão thành đờn ca tài tử; Nhà văn Dương Trọng Dật, Tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng; Nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc; GS.TS Thái Kim Lan, nhà nghiên cứu, giảng dạy về nghệ thuật Việt Nam tại Đức và ông Võ Thành Tân, Tổng Giám đốc doanh nghiệp sách Thành Nghĩa.
Nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương là người có những đóng góp trong nền âm nhạc, nền kịch nghệ Việt Nam. Là người gắn bó với phong trào hoạt động văn hóa văn nghệ cách mạng của vùng đất Bình - Trị - Thiên trong nhiều thập kỷ. Ông được biết đến không chỉ là một cán bộ nhiệt tình, năng nổ, mà ông còn chứng tỏ là một nghệ sĩ đa tài. Ông không chỉ là một nhạc sĩ sớm thành danh, mà còn là một cây bút viết kịch tài hoa, giàu tâm huyết với 128 ca khúc, gần 20 ca cảnh, kịch múa hát nhạc mới, 60 tác phẩm từ kịch ngắn, kịch dài, dân ca kịch tới tiểu phẩm sân khấu và 6 công trình nghiên cứu văn nghệ dân gian. Đấy là kết luận hội thảo khoa học về ông do các nhà nghiên cứu đưa ra.
Không thể cảm tính và đố kị mà nói rằng, "từ bé đến giờ, là người rất quan tâm đến đời sống văn nghệ, tôi chưa một lần nghe đến tên bác Phương, cả văn, cả nhạc, cả văn hóa dân gian, cả sân khấu, tức là tất cả" với ý tứ chẳng ai biết ông Trương Minh Phương là ai, công trạng ra sao mà cũng được giải thưởng Nguyễn Thông ạ.
Tôi cũng không biết các ông Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, Nhà văn Dương Trọng Dật, Nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ, GS.TS Thái Kim Lan, và ông Võ Thành Tân trong danh sách được tôn vinh lần đầu tiên là ai, nhưng tôi biết ông Trương Minh Phương vì tôi cũng đã từng công tác ở Bình -Trị - Thiên. Điều đó cũng hiển nhiên như Nguyễn Thông không biết ông Trương Minh Phương nhưng lại biết người khác vậy thôi, có gì mà xoắn.
Tôi cũng biết ông Trương Minh Tuấn là Bộ trưởng Bộ TTTT mà Bộ ấy chẳng liên quan gì đến giải thưởng Đào Tấn cả. Nói "tôi đọc báo Đại Đoàn Kết thì được biết ông là thân phụ của đương kim Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông" với ý tứ vì ông Tuấn là Bộ trưởng nên mới trao giải cho cha mình là nói ngoa ngoắt. Nó tầm thường quá khi đó là cách nghĩ, cách viết của Nguyễn Thông.
Tung vấn đề đó ra và đọc những commen ở dưới bài viết chắc Nguyễn Thông hả hê lắm! Đừng xoắn những chuyện không đáng xoắn Nguyễn Thông ạ.
1. Ông Trương Minh Tuấn bây giờ còn vị gì nữa đâu
Trả lờiXóa2. Văn nghệ sỹ xưa nay vốn được tiếng là tính tình phóng khoáng, sao bác Nguyễn Thông lại có vẻ hẹp hòi vậy?
Trước khi phán xét một điều gì hãy tự xem lại mình đã; bởi nếu mình nói sai sẽ có nhiều người phán xét lại chính mình.
Trả lờiXóa