Nhân việc Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) mớm cho Phạm Đoan Trang cái “Giải thưởng Tự do báo chí thế giới năm 2019” ở hạng mục Tầm ảnh hưởng, một số cơ quan truyền thông nước ngoài có “thâm niên” chống Việt Nam lại ra rả những luận điệu cũ rích rằng “Việt Nam vi phạm các công ước quốc tế về quyền con người mà họ đã ký kết”, “Việt Nam kiểm soát và kiểm duyệt gắt gao báo chí, tự do ngôn luận, tự do Internet”; Việt Nam “bắt bớ nhiều blogger, nhà báo công dân nhằm bịt miệng những người yêu nước”…?!
Bài viết có nội dung xuyên tạc đăng trên RFA (Ảnh chụp màn hình)
Và như thường lệ, những âm mưu, ý đồ đằng sau những luận điệu vu cáo, xuyên tạc như trên đã nhanh chóng bị nhận diện. Bởi lẽ, ngay trong chính việc RSF “chọn mặt gửi vàng” vào Phạm Đoan Trang để vinh danh đã bị Báo CAND chỉ ra là “hành động có chủ đích, là cách để tổ chức này tôn vinh những kẻ chống đối nhà nước; những kẻ hoạt động dân chủ để kiếm tiền chứ không vì những thứ lí tưởng to tát và kỳ vĩ gì đó”.
Thực tế cho thấy, Việt Nam đang thực hiện nghiêm túc các cam kết của mình về vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí. Đời sống báo chí của Việt Nam đang phát triển một cách hết sức sôi nổi, đảm bảo mọi công dân đều có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách thuận lợi nhất.
Về mặt pháp lý, quyền tự do ngôn luận nói chung và tự do báo chí nói riêng đang được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm.
Tại Điều 25, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Tại Luật Báo chí hiện hành, chúng ta cũng đã có hẳn một chương với 4 điều (từ Điều 10 đến Điều 13, Chương II) quy định về quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.
Về mặt thực tiễn, đời sống báo chí của Việt Nam đang diễn ra rất sôi động. Ở Việt Nam hiện đang phát triển đầy đủ các loại hình báo chí từ báo in, báo nói, báo truyền hình, báo điện tử. Cùng với các hãng thông tấn báo chí trong nước, các hãng truyền thông báo chí nước ngoài cũng đang hoạt động tích cực tại Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng của Internet, mạng xã hội, các hoạt động báo chí ngày càng trở nên đa dạng.
Thực tế thời gian qua, có những người nhận thức sai lầm khi tuyệt đối hóa quyền tự do ngôn luận, quyền sử dụng mạng xã hội. Coi đó là quyền không có giới hạn, họ đưa thông tin sai sự thật, thông tin bịa đặt lên mạng, xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc lịch sử… Đó là những việc làm vi phạm pháp luật cần phải xử lý. Việt Nam không phạt tù các nhà báo mà phạt tù những kẻ gây phương hại cho an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, vi phạm luật pháp Việt Nam.
Rõ ràng, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam là không thể phủ nhận, xuyên tạc. Và những tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân cần phải bị lên án và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Điều này là hiển nhiên và không có gì khác biệt so với bất cứ một quốc gia độc lập có chủ quyền nào./.
Thực tế cho thấy, Việt Nam đang thực hiện nghiêm túc các cam kết của mình về vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí, và không đâu có thể thấy được như chính người dân việt nam, và việc phạm đoan trang nhận được giải thưởng này cũng chỉ là việc nằm trong ý đồ của kẻ tung người hung cho dễ bề có tiếng nói thôi.
Trả lờiXóaViệc xuyên tạc các quyền cơ bản của con người để hướng lái dư luận tấn công chế độ không phải là chiêu bài mới của các thế lực thù địch, đặc biệt sau khi luật an ninh mạng ra đời-làm cho việc lợi dụng các hoạt động trên mạng xã hội của các thế lực thù địch trở nên khó khăn hơn thì chúng tăng cường các hoạt động cho rằng Việt Nam không có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng thực chất đây chỉ là những chiêu bài của chúng để hi vọng có thể ngăn cản được luật an ninh mạng, có thể hi vọng tiếp tục lợi dụng các quyền này để xuyên tạc chống phá.
Trả lờiXóaLại là những luận điệu xuyên tạc củ rích về tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam .Thực tế cho thấy rằng ở Việt Nam quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong các quyền quan trọng của công dân được quy định chặt chẽ, rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như Hiến pháp, Luật Báo chí...Tại Điều 25 Hiến Pháp 2013 nước ta có quy định "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định" như vậy có thể thấy quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở nước ta được đảm bảo thực hiện, phát triển trên cơ sở của pháp luật.
Trả lờiXóaLợi dụng việc tự do ngôn luận, tự do báo chí ở nước ta hiện nay thì có không ít kẻ đã và đang lợi dụng nó để thực hiện các hoạt động nhằm thực hiện các âm mưu bất chính nguy hiểm hơn là các thế lực thù địch cũng lợi dụng với đề này để truyền bá các tư tưởng cực đoan, lôi kéo người dân tham gia các hoạt động gây mất an ninh trật tự. Sau khi luật an ninh mạng ra đời dường như việc lợi dụng các tự do báo chí, tự do ngôn luận của các thế lực thù địch trở nên khó khăn hơn nên chúng tăng cường tấn công, xuyên tạc tình hình Việt Nam và cho rằng nước ta không có tự do báo chí, tự do ngôn luận như RFA, hay Phạm Đoan Trang vẫn luôn xuyên tạc.
Trả lờiXóa