Cháy Cty Rạng Đông- Những lo lắng và tiếng thở phào
Sau gần nửa tháng trời sống trong lo lắng, giờ đây người dân sống gần đám cháy có thể thở phào khi Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam khẳng định: “Xét trên khía cạnh khoa học trong quá trình WHO phát triển các tiêu chuẩn về an toàn và căn cứ trên những thông số quan trắc của Bộ TN&MT hiện đều trong ngưỡng an toàn nên các bạn không cần phải quá lo lắng về tác động của thủy ngân đối với sức khỏe con người”.
Ngày 28-8 một đám cháy bùng phát dữ dội tại Cty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (Cty Rạng Đông) ở phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội sau gần chục giờ đồng hồ mới được dập tắt.
Môt đám cháy không gây thiệt hại về người nhưng lại gây ra sự lo lắng bao trùm đối với những người dân sống gần đám cháy, bởi thông tin cho rằng thủy ngân dùng để sản xuất bóng đèn sau đám cháy đã phát tán ra môi trường.
Sau khi vụ cháy xảy ra, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì cuộc họp với các sở ban ngành, quận Thanh Xuân, lãnh đạo các phường Thanh Xuân Trung, Hạ Đình (quận Thanh Xuân) và dại diện các hộ dân khu vực tiếp giáp hiện trường vụ cháy tại Cty Rạng Đông.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung giao CATP Hà Nội khẩn trương trưng cầu các cơ quan giám định, sớm kết luận nguyên nhân xảy ra vụ cháy; chỉ đạo Cơ quan điều tra thu thập tài liệu liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ hóa chất, quy trình bảo quản, tiêu chuẩn sử dụng trong sản xuất; xác định chính xác số thủy ngân trong sản phẩm đã bị cháy để công bố công khai, minh bạch.
Ngoài ra, cần trưng cầu giám định chất lượng không khí; trưng cầu độc lập Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ và đưa ra giải pháp khoa học làm căn cứ xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình xử lý các vụ việc tương tự.
Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND TP yêu cầu tiếp tục quan trắc không khí, chất lượng môi trường đất, nước mặt để xác định ô nhiễm, công khai minh bạch tới nhân dân và cơ quan thông tin đại chúng.
Sở Y tế và UBND quận Thanh Xuân cần triển khai việc ứng trực khám, kiểm tra sức khỏe miễn phí cho nhân dân. UBND quận Thanh Xuân và 2 phường Thanh Xuân Trung và Hạ Đình tiếp tục tuyên truyền với nhân dân về việc thành phố luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm trong việc xử lý vụ việc.
"Thành phố luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm trong việc xử lý vụ việc" là thông điệp rõ ràng, quyết liệt thể hiện TP, các cơ quan liên quan luôn ở bên bà con trong lúc khó khăn của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương thăm hỏi người dân khám sức khỏe tại Trạm Y tế phường Hạ Đình
Ngày 7-9, Đoàn công tác thành phố Hà Nội do bà Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội làm Trưởng đoàn đã tới thăm, động viên các gia đình bị ảnh hưởng bởi vụ cháy tại Cty Rạng Đông.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã đến UBND phường Hạ Đình, Trạm Y tế phường Hạ Đình, thăm hỏi người dân đến kiểm tra sức khỏe; động viên, tặng quà lực lượng y, bác sĩ khám sức khỏe miễn phí cho người dân sống trong khu vực ảnh hưởng bởi vụ cháy.
Bên cạnh sự thăm hỏi, động viên của lãnh đạo Thành phố, sức khỏe của người dân sống quanh vụ cháy luôn được quan tâm hàng đầu, bởi vậy Thành phố đã chỉ đạo Trạm Y tế phường Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung cùng Sở Y tế Hà Nội và Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân phối hợp tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho người dân sinh sống trong khu vực bị ảnh hưởng bởi vụ cháy xảy ra tại Cty Rạng Đông. Và hiện tại đã có khoảng 400 lượt người được khám miễn phí.
Nhưng những trách nhiệm, cùng sự quan tâm đó vẫn chưa làm người dân thực sự an yên. Phải có những nhà chuyên môn "cứng cựa" về lĩnh vực này phân tích, đánh giá dựa trên cơ sở khoa học mới thuyết phục được mọi người.
Và điều đó đã đến, trong bản tin Chào buổi sáng của VTV1 vào 6g06 sáng 7-9, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam - TS. Kidong Park cho rằng với mức độ thủy ngân trong các mẫu môi trường được thu thập từ vụ cháy ở Cty Rạng Đông, hiện không thể so sánh trực tiếp với các tiêu chuẩn của WHO - tiêu chuẩn an toàn về không khí của WHO chỉ đưa ra mức độ trung bình năm, trong khi con số mà Bộ TN&MT đưa ra lại đang xét đến là ở 1 thời điểm nhất định; mức tiêu chuẩn an toàn về nước của WHO là đối với nước uống, còn mức độ ô nhiễm thủy ngân trong nguồn nước hiện tại lại không phải là nước uống.
Ông Ki Dong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam
Theo hướng dẫn của WHO về vấn đề ô nhiễm không khí do khí độc, bao gồm cả thủy ngân, đã được văn phòng WHO tại châu Âu thực hiện từ năm 2000, mức ảnh hưởng bất lợi thấp nhất quan sát được (LOAEL) của thủy ngân trong không khí, tức mức thấp nhất mà thủy ngân có thể gây ra những khác biệt đáng kể về mặt sinh học là từ 15 - 30 microgram/m3 trong 1 năm. WHO cũng đã tiếp tục xem xét đến một loạt những yếu tố có thể ảnh hưởng ở nhóm người có nguy cơ cao và nhận định mức 1 microgram/m3 trong 1 năm là mức ô nhiễm trong giới hạn cho phép.
Tuy nhiên, mức này chưa tính đến cho nhóm những người trong cơ thể thiếu loại enzym có thể bảo vệ tế bào trước các tổn thương từ thuỷ ngân. Một nghiên cứu được thực hiện ở Thụy Sĩ và Thụy Điển cho thấy tỉ lệ của nhóm người này là khoảng 30 - 40 người/1 triệu dân thiếu loại enzym này.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo mức giới hạn trần của nồng độ thủy ngân trong nước uống nên ở mức 1 microgram/l. Ngoài ra, WHO hiện chưa có mức tiêu chuẩn đối với nồng độ thủy ngân nhiễm trong đất.
“Xét trên khía cạnh khoa học trong quá trình WHO phát triển các tiêu chuẩn về an toàn và căn cứ trên những thông số quan trắc của Bộ TN&MT hiện đều trong ngưỡng an toàn nên các bạn không cần phải quá lo lắng về tác động của thủy ngân đối với sức khỏe con người” - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định.
Vậy là gần nửa tháng sau đám cháy, người dân sống trong âu lo giờ đã có thể thở phào. Thành phố có trách nhiệm với người dân. Luôn ở bên người dân dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Hãy tin điều đó và tin vào các nhà khoa học, bởi với trình độ và sự hiểu biết của họ là câu trả lời xác đáng nhất, xóa đi những âu lo...
MỌi vấn đề đã được làm sáng tỏ, người dân đã được đảm bảo an toàn, ủy ban thành phố đã chịu trách nhiệm với hành động của mình rôi, không còn gì để nói ở vấn đề này nữa. Tuy nhiên các bên liên quan cũng cần chú ý, rút ra bài học kinh nghiệm để không có những chuyện như thế này nữa đâu nhé.
Trả lờiXóaSau lần này có đuổi cổ nhà máy thuốc lá ra ngoại thành ko biết
Trả lờiXóaBên cạnh việc triển khai quyết liệt các biện pháp khắc phục hậu quả, chính quyền Thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng hông chỉ “chống hiểu lầm” mà cao hơn là phải quyết liệt trong việc kiểm soát, không để những kiểu phát ngôn bừa bãi, thiếu trách nhiệm, thiếu tinh thần xây dựng ảnh hưởng đến tâm lí của người dân, gây hoang mang dư luận.
Trả lờiXóaChỉ tại mấy cái tờ báo lá cải, câu like câu view đưa ra những thông tin sai lệch, làm cho một bộ phận quần chúng hoang mang, lo lắng.Vậy là gần nửa tháng sau đám cháy, người dân sống trong âu lo giờ đã có thể thở phào,yên tâm sinh song học tập và làm việc.
Trả lờiXóachỉ tại những trang báo không chính thống, những fb cá nhân đăgn tải những thông tin chưa được kiểm chứng khiến cho người dân cả thành phố Hà nội hoang mang trong cả nửa thấng trời, để bây giờ mọi việc đã được xác minh bởi tổ chức y tế thế giới WHO rằng không khí Hà Nội ở mức bình thường, chỉ có ô nhiễm ở cục bộ nhà máy mà thôi
Trả lờiXóaVụ cháy ở Công ty Rạng Đông đã được gần nửa tháng; nhưng người dân ở xung quanh công ty vẫn không hết lo lắng; tuy nhiên Trưởng Đại diện Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam đã khẳng định môi trường đã an toàn; vậy bà con hãy an tâm.
Trả lờiXóa