Cuteo@
Hôm qua 24/10/2019, tại phiên thảo luận Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức của Quốc hội khóa XIV, ĐBQH Nguyễn Văn Hiển (Viện trưởng Viện nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội) kiến nghị thay vì xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm của cán bộ về hưu có sai phạm, nên cắt lương hưu vĩnh viễn, tước bỏ mọi danh hiệu, đánh vào lợi ích vật chất và tinh thần của cán bộ về hưu có sai phạm.
Phản ứng với đề xuất trên, Hiệu trưởng trường Đại học FPT Lê Trường Tùng viết trên FB cá nhân rằng, nếu cắt lương hưu đối với cán bộ vi phạm thì sẽ phải hoàn trả lại tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) do người vi phạm đã đóng trong thời gian làm việc, kèm theo lãi suất của khoản đóng góp cho BHXH.
Luật sư Nguyễn Danh Huế (Công ty Luật Hừng Đông, đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, đề xuất của đại biểu Nguyễn Văn Hiển là “không hợp lý và không có cơ sở pháp lý”, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Luật sư Nguyễn Danh Huế nói: "Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ độc lập với ngân sách nhà nước, do người lao động đóng góp vì thế không thể vì người nào vi phạm kỷ luật hay vi phạm pháp luật mà cắt lương hưu của họ. Lương hưu cũng để đảm bảo cuộc sống của người lao động khi về già, vì thế việc đề xuất này thiếu tính nhân văn."
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Danh Huế (ảnh bên) phân tích thêm: Khoản 1, Điều 64 Luật BHXH quy định các trường hợp tạm dừng hưởng lương hưu khi xuất cảnh trái phép; Bị Tòa án tuyên bố là mất tích hoặc có căn cứ xác định việc hưởng BHXH không đúng quy định của pháp luật. Người đang hưởng lương hưu chỉ bị mất quyền lợi khi có căn cứ cho rằng họ gian dối trong quá trình tham gia BHXH, hoặc không đủ điều kiện hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
Ngay cả với những cán bộ có sai phạm dẫn đến phải chấp hành án phạt tù, luật sư Huế cho rằng vẫn có quyền nhận lương hưu bình thường vì Luật BHXH năm 2014 không có quy định cắt hay tạm dừng lương hưu của người đang chấp hành án tù.
Ô hay một người giữ tới chức Viện trưởng Viện nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội mà đưa ra đề xuất thế này thì đúng là thôi rồi Lượm ơi!
Trả lờiXóaKhoản lương hưu là "thành quả" bao năm người lao động (dù ở cương vị nào) tham gia đóng BHXH chức có phải bỗng dưng mà được đâu?
Ấy là chưa kể đến khi được lãnh lương hưu gần như như là lãnh được phần lãi hàng tháng của tổng số tiền đã đóng mấy chục năm. Lỡ vừa về hưu mà tèo luôn thì gốc đã đóng mấy chục năm cũng mất luôn.
Ngay cả với những cán bộ có sai phạm dẫn đến phải chấp hành án phạt tù, luật sư Huế cho rằng vẫn có quyền nhận lương hưu bình thường vì Luật BHXH năm 2014 không có quy định cắt hay tạm dừng lương hưu của người đang chấp hành án tù.
Trả lờiXóaQuỹ bảo hiểm xã hội là quỹ độc lập với ngân sách nhà nước, do người lao động đóng góp vì thế không thể vì người nào vi phạm kỷ luật hay vi phạm pháp luật mà cắt lương hưu của họ. Lương hưu cũng để đảm bảo cuộc sống của người lao động khi về già, vì thế việc đề xuất này thiếu tính nhân văn, Vậy nên việc cắt lương hưu của những người vi phạm là không có cơ ở pháp lý
Trả lờiXóaLuật BHXH năm 2014 không có quy định cắt hay tạm dừng lương hưu của người đang chấp hành án tù; vì vậy những cán bộ có sai phạm đã bị xử lý kỷ luật; thậm chí có thể phải chấp hành án phạt tù, vẫn có quyền nhận lương hưu bình thường; khi đề xuất một vấn đề gì phải xem xét tổng thể các văn bản pháp quy, tính ưu việt của đề xuất mới và phải xem xét cả vấn đề nhân văn nữa.
Trả lờiXóa