Chia sẻ

Tre Làng

THÔNG TIN CHÍNH THỨC VỀ TRẦN THỊ NGỌC ÁI SA

Thông tin chính thức về việc nữ cán bộ Tỉnh ủy Đắk Lắk 'mượn' bằng THPT để thăng tiến

Liên quan đến vụ việc một cán bộ Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk "mượn" Bằng tốt nghiệp THPT của chị gái để làm việc, học tập, thăng tiến, ngày 7/10, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk đã có Công văn số 3106-CV/VPTU về xử lý vi phạm đối với cán bộ, đảng viên và đính chính những thông tin sai lệch trên một số phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội facebook.

Cụ thể, từ ngày 4 đến 6/10, một số báo điện tử và tài khoản mạng xã hội facebook đã đăng tải, đưa tin với những thông tin không chính xác, gây hiểu nhầm làm ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, xử lý, gây dư luận xấu trong xã hội về việc bà Trần Thị Ngọc Ái Sa, sinh ngày 25/5/1973, chức vụ: Trưởng phòng Quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk dùng Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông của chị gái ruột để công tác tại Văn phòng Tỉnh ủy.

Công văn nêu rõ, ngày 22/8/2019, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh nhận được Đơn tố cáo (nặc danh) tố cáo bà Trần Thị Ngọc Ái Sa, sinh ngày 25/5/1973, chức vụ: Trưởng phòng Quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk về các nội dung: Tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo (sinh năm 1975); chưa học hết cấp 3 nhưng đã lấy bằng cấp 3 của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (là chị ruột) để đi học Trung cấp, học liên thông lên Đại học và hiện nay đã học đến Thạc sĩ; đồng thời, kê khai lý lịch cán bộ công chức không trung thực...

Ngay khi nhận được đơn thư tố cáo, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy đã kịp thời chỉ đạo, giải quyết. Qua xem xét nội dung đơn tố cáo và thẩm tra, xác minh, đối chiếu với các hồ sơ, tài liệu có liên quan, đến ngày 17/9/2019, Ban Tổ chức Tỉnh ủy kết luận nội dung Đơn tố cáo bà Trần Thị Ngọc Ái Sa, sinh ngày 25/5/1973, chức vụ: Trưởng phòng Quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk có tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo, sinh năm 1975 đúng như đơn tố cáo.

Bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật Trần Thị Ngọc Thảo) cũng đã thừa nhận Đơn tố cáo với các nội dung nêu trên là đúng sự thật và tự giác, thành khẩn nhận khuyết điểm, đề nghị được giải quyết cho thôi việc. Tuy nhiên, lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy đã không đồng ý và thống nhất triển khai quy trình xem xét, xử lý kỷ luật đối với bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật Trần Thị Ngọc Thảo) theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước.

Nhận được kết quả thẩm tra của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy đã phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai việc xem xét, kỷ luật bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật Trần Thị Ngọc Thảo) về mặt Đảng và chính quyền theo thẩm quyền.

Đối với việc kiểm tra, rà soát, xác định trách nhiệm, sai phạm của các cán bộ, đảng viên có liên quan đến quá trình tuyển dụng, tiếp nhận, thẩm tra, xác minh lý lịch, đề bạt, bổ nhiệm bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật Trần Thị Ngọc Thảo), quan điểm của Thường trực Tỉnh ủy và lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy là sẽ xử lý nghiêm các sai phạm theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước.

Về quá trình công tác của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật Trần Thị Ngọc Thảo), Văn phòng Tỉnh ủy cung cấp lại như sau: Từ năm 1999 đến tháng 5/2002 làm nhân viên tại Xí nghiệp chế biến Cà phê, thuộc Công ty Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk; từ tháng 5/2002 đến tháng 4/2005 làm Kế toán trưởng tại khách sạn Bạch Mã, thành phố Buôn Ma Thuột; từ tháng 5/2005 đến tháng 5/2011 phụ trách kế toán rồi làm Kế toán trưởng tại Nhà khách tỉnh Đắk Lắk; từ tháng 5/2011 đến tháng 10/2019 công tác tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk, lần lượt giữ các chức vụ nhân viên kế toán, Phó Trưởng phòng Quản trị, Trưởng phòng Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Trước đó, TTXVN đã thông tin về trường hợp của bà Trần Thị Ngọc Thảo đã sử dụng Bằng tốt nghiệp Trung học thông và hồ sơ của chị gái có tên Trần Thị Ngọc Ái Sa để học tập, làm việc và từng bước thăng tiến giữ chức vụ như hiện nay.

TTXVN/Báo Tin tức

4 nhận xét:

  1. Thường trực Tỉnh ủy và lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy phải xử lý nghiêm các sai phạm theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước,và cần phải tổ chức rà soát trong bộ máy tổ chức còn có chứ những thành phần như bà Sa nữa hay không,đây là lời cảnh tỉnh cho những cơ quan đơn vị khác.

    Trả lờiXóa
  2. Cạn lời với các vị, Dù có cải chính phân vua gì đi chăng nữa cũng mất hết niềm tin rồi.

    Trả lờiXóa
  3. Việc mượn bằng tốt nghiệp THPT của chị gái để làm việc và thăng đến chức Trưởng phòng quản trị thuộc văn phòng Tỉnh ủy là việc làm lừa dối cấp trên, giả mạo trong công tác; Trần Thị Ngọc Thảo phải bị xử lý nghiêm khắc.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog