Chia sẻ

Tre Làng

Nóng: GIẢI THỂ VIỆN VINH DANH CHỮ QUỐC NGỮ CỦA ĐẠI HỌC DUY TÂN

Cuteo@

Viện Vinh danh chữ Quốc ngữ và bảo tồn tiếng Việt của Đại học Duy Tân do ông giáo sư tai tiếng Nguyễn Đăng Hưng đã phải giải thể sau 1 năm thành lập vì không đáp ứng được các cam kết với nhà trường. Tuy nhiên, đây mới là tin từ tờ Tuổi Trẻ, trong khi các báo khác đều im ắng. Với người viết, nếu chính xác thì đây là tin tốt lành vì đã có nhiều tổ chức núp bóng Viện nọ Viện kia tôn vinh các sĩ phu nhưng thực chất là để tiến hành các hoạt động mờ ám.

Tin từ Tuổi Trẻ cho hay, trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đã có quyết định giải thể Viện Vinh danh chữ Quốc ngữ và Bảo tồn tiếng Việt sau hơn một năm thành lập.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng là người đứng giữa.

Vào hôm 24/12/2019, đại diện Trường Đại học Duy Tân cho biết đã có quyết định giải thể Viện Vinh danh chữ Quốc ngữ và Bảo tồn tiếng Việt sau một thời gian hoạt động. 

Viện Vinh danh chữ Quốc ngữ và Bảo tồn tiếng Việt thuộc Đại học Duy Tân được thành lập vào tháng 10/2018, do GS Nguyễn Đăng Hưng là Viện trưởng. Viện có ngân sách tài chính độc lập, có quyền huy động vốn, hoạt động minh bạch, báo cáo thường xuyên dưới sự giám sát của trường.

Mục tiêu ban đầu của Viện là để vinh danh và tri ân các nhà khai phóng đã góp công hình thành và quảng bá chữ quốc ngữ. Đồng thời để phát triển nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử của sự ra đời và phổ biến chữ quốc ngữ, tổ chức các hội thảo khoa học quốc gia hay quốc tế về lĩnh vực này...

GS Nguyễn Đăng Hưng cho biết sau khi Viện giải thể ông vẫn tiếp tục các hoạt động độc lập liên quan đến việc vinh danh chữ Quốc ngữ. Hiện tại ông Hưng đang xúc tiến thành lập một quỹ đầu tư để vận động thực hiện các hoạt động để vinh danh các nhân vật đã góp công hình thành và quảng bá chữ Quốc ngữ.

Ông Hưng nói: "Chúng tôi đang tính làm một quỹ đầu tư mà chính quyền cho phép để có con dấu và tài khoản riêng, thuận tiện cho việc hoạt động độc lập. Từ đó có khả năng vận động, huy động vốn và làm các thủ tục liên quan đến đất đai để xây dựng các công trình vinh danh chữ Quốc ngữ".

Về nguyên nhân giải thể, GS Nguyễn Đăng Hưng nói: "Phía nhà trường thấy mục tiêu ban đầu khi thành lập Viện là tổ chức vinh danh, hình thành những công trình quảng bá chữ Quốc ngữ cũng như giảng dạy về lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ chưa được như mong muốn ban đầu. Do đó, nhà trường muốn giải thể Viện. Còn về phía những nhà khoa học như chúng tôi cũng đồng ý...".

Viện Vinh danh chữ Quốc ngữ và Bảo tồn tiếng Việt thuộc Đại học Duy Tân bị giải thể đánh dấu thất bại lần thứ hai của ông Nguyễn Đăng Hưng khi làm việc với các trường Đại học ở Việt Nam. Lần thứ nhất ông bị Đại học Tôn Đức Thắng kiện và chấm dứt hợp đồng và đến nay, Đại học Duy Tân cũng đã có hành động giải thể Viện.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, ông GS Nguyễn Đăng Hưng không có chuyên môn về lịch sử, cũng như ngôn ngữ nên hoạt động không hiệu quả. Và một điểm rất đáng lưu ý là ông này mang danh nhà khoa học nhưng thường có những hoạt động liên quan tới chính trị và hay cổ súy cho những hoạt động chống phá đất nước của một số đối tượng phản động.

Tìm hiểu được biết, ông Nguyễn Đăng Hưng là một nhà cơ học người Việt tại đại học Liège, Vương quốc Bỉ. Lĩnh vực của ông là Cơ học vật rắn biến dạng chuyên ngành Cơ học tính toán, ông hiện tại là giáo sư danh dự trường Đại học Liège (từ 2006), trước đó ông là giáo sư (Professeur ordinaire), Chủ nhiệm Bộ môn Cơ học Phá hủy thuộc Khoa Kỹ thuật Hàng không Không gian, Đại học Liege (LTAS-ULg). Ông là người sáng lập, đồng thời là tổng biên tập (Editor-in-Chief) tạp chí Khoa học Tính toán "Asia Pacific Journal on Computational Engineering (APJCEN)", nhà xuất bản Springer.

Ngày 1/7/2014 Trường Đại học Tôn Đức Thắng kiện ông Hưng vi phạm hợp đồng, đòi ông này phải bồi thường thiệt hại và xin lỗi công khai. Trong đơn khởi kiện, Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết, giữa trường và ông Hưng có ký hợp đồng làm việc, thời hạn từ ngày 1/7/2012 - 1/7/2015. Theo hợp đồng, một trong 4 công việc chính mà ông Hưng phải thực hiện là: "Lên kế hoạch với sự hỗ trợ nhân sự và tài chính của ĐH Tôn Đức Thắng, xây dựng một tạp chí khoa học bằng tiếng Anh với mục tiêu được cộng đồng quốc tế công nhận theo tiêu chuẩn ISI trong tương lai. Củng cố và đào tạo nhân lực có thể vận hành và đảm đương việc thẩm định bài vở cho tạp chí". Tuy nhiên, theo phía Đại học Tôn Đức Thắng đánh giá, ông Hưng không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong hợp đồng.

Tờ Tuổi Trẻ đưa tin khá chi tiết về những nội dung mà ông Hưng bị kiện là:

- "không thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả các nhiệm vụ được quy định tại hợp đồng". Và do "nhận thấy việc hợp tác giữa hai bên không thể tiếp tục";

- "đã có dấu hiệu gian dối khi tự ý thỏa thuận về việc Nhà xuất bản Springer và ban biên tập sẽ là các nhà sáng lập song hành của tạp chí, gạt bỏ đi vai trò sáng lập của Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Ông Hưng còn chủ động thỏa thuận với Nhà xuất bản Springer rằng Springer là chủ của tạp chí";

- "chính thức phủ nhận mọi sự tài trợ, đầu tư cả tài chính, nhân sự mà trường đã sử dụng cho quá trình xây dựng, thành lập tạp chí và vi phạm hợp đồng";

- "Trường ĐH Tôn Đức Thắng yêu cầu ông Hưng phải hoàn trả toàn bộ kinh phí mà trường đã đầu tư cho ông và cộng sự liên quan để thực hiện việc xây dựng tạp chí APJCEN là 461.364.522 đồng". Ngoài ra, trường này cũng kiện giáo sư Nguyễn Đăng Hưng có "hành vi đăng tải những thông tin không đúng sự thật trên mạng" mà trường cho rằng gây mất uy tín nhà trường."

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, ông Hưng đã bị đại học này tố cáo ra Công An Quận 7 thuộc TP.HCM. Đơn tố cáo cho rằng ông Nguyễn Đăng Hưng có "hành vi bịa đặt và phát tán các thông tin sai lệch có tính vu khống hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín nhà trường". Bên cạnh đó, đại học này cũng tố cáo ông Hưng "lừa đảo" khi "ngầm thỏa thuận với nhà xuất bản để gạt vai trò sáng lập, chủ quản của trường ra khỏi tạp chí..." . Về vấn đề này, báo Dân Trí cũng cho biết Đại học Tôn Đức đã đề nghị khởi tố hình sự đối với ông Hưng.

Ngày 22/8/2014, TAND Q. 9, TP.HCM đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự giữa Trường ĐH Tôn Đức Thắng và ông Nguyễn Đăng Hưng, lý do là nguyên đơn là Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã rút đơn khởi kiện. Đại diện Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết, đơn khởi kiện trước đây có sai sót, để ông Nguyễn Quốc Bảo đứng đơn dưới sự ủy quyền của nhà trường, nên trường đã rút lại đơn này vào ngày 22, đã làm lại theo đúng thủ tục tố tụng và sẽ nộp đơn khởi kiện mới vào sáng 25/8.

Ngày 26/8/2014, hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng ông Lê Vinh Danh chính thức đứng đơn khởi kiện GS Nguyễn Đăng Hưng và đã nộp lại hồ sơ tại TAND Q.9, TP.HCM.

Cần nhắc lại, năm 2013, ông GS Nguyễn Đăng Hưng cũng là nhân vật từng cùng với nhiều thành phần phản động tham gia ký vào nhiều văn bản đòi thả tên phản động Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và cũng chính ông Hưng là người làm dấy lên nhiều tranh cãi về lịch sử ở Việt Nam.

Mời các anh chị tham khảo các bài báo liên quan đến bê bối của GS Nguyễn Đăng Hưng:










5 nhận xét:

  1. ông Hưng đã có dấu hiệu gian dối khi tự ý thỏa thuận về việc Nhà xuất bản Springer và ban biên tập sẽ là các nhà sáng lập song hành của tạp chí, gạt bỏ đi vai trò sáng lập của Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Ông Hưng còn chủ động thỏa thuận với Nhà xuất bản Springer rằng Springer là chủ của tạp chí. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nên mới bị trường đại học khởi tố

    Trả lờiXóa
  2. Mong rằng những nhà chức trách, những cá nhân liên quan không vì những tiếng nói ủng hộ, những đề xuất đã có mà làm tổn hại đến những chủ thể khác.Tới khi nào, không còn những sự lên tiếng "cần quan tâm" như thế này thì lúc đó, Giới chức nhà nước với tư cách là nhà quản lý, đồng thời cũng là trọng tài trong việc này sẽ lưu tâm, đưa ra xem xét chính thức, công khai việc đặt tên đường cho 2 Giáo sỹ Dòng tên này".

    Trả lờiXóa
  3. Một chuyện quá dai dẳng rồi,hi vọng rằng những nhà chức trách, những cá nhân liên quan không vì những tiếng nói ủng hộ, những đề xuất đã có mà làm tổn hại đến những chủ thể khác, trong đó có quyển “Lịch sử Việt Nam” của Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam ấn hành năm 1971 và Giáo hội Phật giáo.

    Trả lờiXóa
  4. GS Nguyễn Đăng Hưng cũng là nhân vật từng cùng với nhiều thành phần phản động tham gia ký vào nhiều văn bản đòi thả tên phản động Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và cũng chính ông Hưng là người làm dấy lên nhiều tranh cãi về lịch sử ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  5. Viện này nếu hoạt động mang lại lợi ích cho nhà trường, xã hội thì để tồn tại; nếu thành lập mà có hoạt động vì mục đích khác hoặc mờ ám thì quyết định giải thể là hoàn toàn chính xác.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog