Khoai@
Mấy nay anh em hỏi: Phá sản bộ Sách Giáo khoa, 16 triệu USD đi đâu? Kinh chửa, nghe câu hỏi thôi đã thấy mùi tham nhũng, nhẻ?
Tôi đi guốc vào não bọn hỏi kiểu này. Đây là câu hỏi đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng với ý đồ "nêu bóng cho thằng khác đập". Cũng với câu hỏi này, người viết khá an toàn. Và nếu Bộ GD&ĐT không nhanh chóng phản ứng chuẩn thì những thông tin kiểu như dưới đây sẽ nhanh chóng ăn vào não bộ của cán bộ, công chức,.. tới từng người dân.
Xin trích từ FB của kẻ có tên Bùi Kiều Trang Đăng trên diễn đàn Góc nhìn Báo chí và Công dân, nguyên văn như sau:
"Đói đến cạp cả rường cột rồi sao?
Nhắc mãi thì kém sang, nhưng câu hỏi của một nhà thông thiên mới nổi rằng "tiền nhiều để làm gì?" Đến nay vẫn chưa có câu trả lời nào nào thuyết phục.
77 triệu USD có nhiều không? Rất nhiều nữa là khác, đây là vốn ODA vay ưu đãi từ Ngân hàng thế giới để làm phí đầu tư cho dự án Đổi mới giáo dục phổ thông. Dự án phê duyệt năm 2015, có hiệu lực từ ngày 8/8/2016 và kết thúc vào năm 2020.
Trong số này, khoản 16 triệu USD dành để biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK) do Bộ GD&ĐT tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, kế hoạch này của Bộ GD&ĐT đã bị phá sản. Kế hoạch phá sản, 16 triệu USD (tương đương 370 tỷ đồng) cũng bốc hơi mất tăm.
Nhẽ đói đến mức này rồi sao?!
Nhà văn Ngô Tất Tố có lẽ là người viết về cái đói hay nhất ở dòng văn học hiện thực, khi đói, họ ăn không chừa thứ gì, họ làm no bằng bèo tây độn ngổ, hột nhãn nấu, đất sét vò nước mắm, bã đậu... Khi đói, một bà chị của Kim Đồng trong Báu Vật Của Đời của Mạc Ngôn cứ trường mình theo miếng bánh và sợi dây đung đưa phía trước, để mặc cho phía sau người đàn ông ra sức đẩy.
Khi đói, tôn nghiêm dường như không còn.
Bây giờ thì chắc không đói như vậy nữa, nhất là cán bộ quốc gia, những người đứng đầu giáo ngành Giáo dục. Nhưng họ lại ăn không từ thứ gì, ăn cả tương lai của đất nước, cạp cả rường cột của quốc gia... Đó không còn là cơn đói bình thường, cơn đói này vượt lên mọi ngưỡng đói của đói, vượt qua mọi giới hạn của giới hạn.
Còn nếu không phải vì đói, thì như TS Hoàng Ngọc Vinh đã nói "Những người quan tâm giáo dục muốn biết khoản vay tín dụng 16 triệu USD này được Bộ GD&ĐT sử dụng vào việc gì? Việc xử lý một cách minh bạch, rõ ràng, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả sẽ đem lại lợi ích thực sự cho đổi mới chương trình, SGK và giúp an lòng dư luận..."
Hết trích và mời xem ảnh chụp màn hình:
Dưới đây là trả lời của Bộ GD&ĐT:
Kinh phí đầu tư cho dự án Đổi mới giáo dục phổ thông khoảng 80 triệu USD (khoảng 1.800 tỷ đồng, tính theo tỷ giá hiện hành). Trong đó, 77 triệu USD là vốn ODA vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới và 3 triệu USD vốn đối ứng. Dự án được phê duyệt năm 2015, có hiệu lực từ ngày 8/8/2016 và kết thúc vào năm 2020. Trong số này, khoản 16 triệu USD được thiết kế để Bộ GD&ĐT tổ chức thực hiện biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK).
Tuy nhiên, đến tháng 5, Bộ GD&ĐT báo cáo không thực hiện được biên soạn SGK. Vậy 16 triệu USD ấy, Bộ GD&ĐT sẽ chi vào việc gì?
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Giám đốc Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (Bộ GD&ĐT) cho hay, trong dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng cũng như bất cứ dự án ODA nói chung, kinh phí tài trợ được quy định chặt chẽ trong hiệp định.
Sau đó, người thực hiện phải bàn bạc với nhà tài trợ về các cấu phần, chi tiêu vào khoản gì bao nhiêu và được ghi thành sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án.
Trong dự án này có cấu phần biên soạn SGK, với kinh phí khi thiết kế dự án là 16 triệu USD.
Theo ông Thành, 16 triệu USD là tổng kinh phí được thiết kế dành cho việc biên soạn SGK bao gồm kinh phí tổ chức cho việc biên soạn, tiền trả công cho tác giả biên soạn tất cả các môn học/hoạt động giáo dục, tiền hội thảo, thẩm định, thử nghiệm, góp ý,…
Ngoài ra, có cả một số phần kinh phí dành cho dịch sách chữ nổi Braille cho người khiếm thị, dịch sách song ngữ tiếng dân tộc thiểu số,…
"Tuy nhiên đó là trên thiết kế, còn để giải ngân được số tiền đó thì ở từng cấu phần việc một phải có kế hoạch, được phê duyệt và Ngân hàng Thế giới cấp thư không phản đối. “Quy trình là như vậy. Dự án làm đến đâu mới có đơn rút vốn đến đấy. Đơn rút vốn cũng phải được sự đồng ý của Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước rồi mới đến Ngân hàng Thế giới. Sau đó tiền mới về tài khoản của dự án và tổ chức thực hiện từng phần hoạt động.
Hiện nay, không thực hiện theo hướng Bộ GD&ĐT làm một bộ SGK. Do đó, muốn nhận được hỗ trợ kinh phí thì phải tái cấu trúc, tái phân bổ nguồn kinh phí đó. Về phía Bộ GD&ĐT sẽ phải tính toán sẽ sử dụng vào việc gì cho phù hợp trong việc triển khai chương trình mới", ông Thành nói.
Theo ông Thành, việc triển khai chương trình mới có rất nhiều đầu việc, ngoài việc viết SGK ra thì những việc như chuẩn bị tài liệu để hướng dẫn cho người biên soạn, biên tập,…
Bao gồm có thể tăng cường cho những phần hỗ trợ cho các vùng khó khăn trong việc mua SGK cho thư viện để học sinh có thể được mượn, hoặc một số việc khác liên quan đến bồi dưỡng giáo viên triển khai thực hiện chương trình.
“Hiện nay nguồn lực bồi dưỡng cho giáo viên thiết kế trong 77 triệu USD khá hạn hẹp so với số lượng gần 1000 triệu giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Do đó, Bộ đang đề xuất tái cơ cấu lại. Khi đề xuất như vậy phải bàn bạc với Ngân hàng Thế giới. Được họ đồng ý mới tái cấu trúc phân bổ trong cấu phần ấy. Xong rồi phải sửa sổ tay, sau đó mới có căn cứ để thực hiện tiếp các cấu phần đó trong năm 2020 hoặc gia hạn được dự án sau đó”.
Theo ông Thành, không làm sách nên Bộ GD&ĐT phải tái cơ cấu sang các đầu việc khác. Hiện, Bộ GD&ĐT vẫn tiếp tục đàm phán với Ngân hàng Thế giới đến ngày 6/12 này.
“Số tiền thiết kế 16 triệu USD thực chất là đang trên kế hoạch thiết kế, nhưng khi thực hiện các đầu việc thấy hợp lý, khả thi thì mới được Ngân hàng Thế giới giải ngân. Chứ không phải là Bộ GD&ĐT đã được nhận số tiền 16 triệu USD và không làm sách giáo khoa thì thừa ra làm việc khác. Tất cả mọi việc thực hiện theo mục tiêu của Dự án và sự giám sát chi tiêu của Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới”, ông Thành nói.
Nói nôm na, 16 triệu USD là chi phí dự trù để làm SGK, nhưng đến nay không làm được thì số tiền đó vẫn còn ở tài khoản của World Bank vì chưa thể giải ngân được, chứ không phải là Bộ GD&ĐT đã được nhận số tiền 16 triệu USD đó.
Như đã tìm hiểu, 16 triệu USD là chi phí dự trù để làm SGK, nhưng đến nay không làm được thì số tiền đó vẫn còn ở tài khoản của World Bank vì chưa thể giải ngân được, chứ không phải là Bộ GD&ĐT đã được nhận số tiền 16 triệu USD đó. Vì vậy mọi người hãy nghe phát ngôn chính thức từ bộ GD đừng nghe ý kiến trái chiều từ nhiều phía để nhận thông tin sai lệch.
Trả lờiXóaOk ông Thành. Cứ phải đập thẳng vào mặt bọn lều báo, bọn xỏ lá ba que não ngắn.
Trả lờiXóaSố tiền thiết kế 16 triệu USD thực chất là đang trên kế hoạch thiết kế, nhưng khi thực hiện các đầu việc thấy hợp lý, khả thi thì mới được Ngân hàng Thế giới giải ngân. Chứ không phải là Bộ GD&ĐT đã được nhận số tiền 16 triệu USD và không làm sách giáo khoa thì thừa ra làm việc khác. Tất cả mọi việc thực hiện theo mục tiêu của Dự án và sự giám sát chi tiêu của Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới
Trả lờiXóa