Chia sẻ

Tre Làng

VỤ LUẬT SƯ BỊ "XỐC NÁCH" VÀ PHÁT BIỂU CỦA ANH NGUYỄN NHƯ PHONG

Khoai@

Cảnh tượng hiếm gặp tại ngày làm việc thứ hai của phiên toà xét xử vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải với Tội danh trốn thuế ở Tp Nha Trang hôm 14/11/2019 không phải là số lượng luật sư bào chữa lên tới 42 người (gấp hơn 20 lần số bị cáo), mà là việc luật sư Nguyễn Duy Bình bị lực lượng cảnh sát tư pháp buộc phải xốc nách, cưỡng chế ra khỏi phòng xử án.

Bởi ngay từ đầu khi tham dự phiên toà, thay vì thực hiện chức năng của mình thì ông ta cố tình xoáy sâu vào một số điểm trong trình tự thực hiện của cơ quan tố tụng. Và đáng nói là nó diễn ra khi trước đó, trước khi phiên toà diễn ra đã được giải thích, làm rõ.

Theo báo chí chính thống, lý do luật sư Nguyễn Duy Bình bị đuổi khỏi phòng xử án là do ông này không tập trung vào bào chữa cho bà Ngô Tuyết Phương, là vợ ông Trần Vũ Hải, mà lại đi chất vấn các quan tòa về những vấn đề bên lề, vấn đề đúng sai của Toà án trong việc cấp giấy phép bào chữa cho 5 luật sư khác trong khi vấn đề này trước đó đã được giải thích rõ ràng. Và cho dù được chủ tọa nhắc nhở đi vào trọng tâm bởi phiên tòa có tới 42 luật sư tham gia tranh tụng, nhưng vị luật sư này không tiếp thu mà tiếp tục phát biểu những vấn đề không liên quan tới phiên xử. Việc luật sư Nguyễn Duy Bình cố tình câu giờ bằng cách đặt câu hỏi, chất vấn, vặn vẹo những vấn đề ngoài lề đã bị HĐXX nhắc nhở nhiều lần nhưng không được, khiến Chủ tọa phải có những biện pháp cứng rắn đối với luật sư này, bằng cách yêu cầu cảnh sát cưỡng chế ra khỏi phòng xử.

Theo dõi phiên tòa, chứng kiến cách hành xử của luật sư Bình ai cũng biết ông này đến tòa không phải để bào chữa mà là gây chuyện và tìm cách tạo scandal để nổi tiếng. Do đó việc cưỡng chế ông luật sư này ra khỏi phòng xử là hoàn toàn đúng đắn.

Ngay hôm đó, luật Nguyễn Duy Bình kể lại vụ việc với Đài Á châu tự do (RFA) và đài này đã có tuyến bài phản ánh "Luật sư Nguyễn Duy Bình, một trong 42 người bào chữa cho ông Hải, “bị kẹp cổ, xốc nách khỏi tòa" theo hướng chỉ trích nền Tu pháp Việt Nam và Hội đồng xét xử.

Đồng hướng với RFA, và cay cú vì bị sốc nách tống ra khỏi phiên tòa, Luật sư Nguyễn Duy Bình đã lên Facebook thể hiện sự hằn học bằng cách viết và tán phát công khai những lời lẽ xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm và danh dự của bà Thẩm phán, chủ tịch Hội đồng xét xử bằng những từ ngữ rất xấc xược. Xin trích:

"Nỗi nhục nhã nhất của một đời luật sư là bị một con ranh mặt sát đen đè đầu cưỡi cổ cả đám già trẻ";

"Sau ba ngày chịu đựng một con nhãi ranh, một phiên tòa vô pháp, bất nhân, vô nhân đạo nhất trong 10 năm hành nghề..".

Đọc những Stt vừa trích, dù luật sư Nguyễn Duy Bình không nói rõ tên ai, nên không rõ ai là nạn nhân của anh. Nhưng ai cũng biết anh có ý ám chỉ vị nữ chủ tọa phiên tòa và ám chỉ phiên tòa xử luật sư Trần Vũ Hải là "vô pháp, vô nhân, vô đạo". 

Cách viết của luật sư Bình vừa đủ để cho người đọc hiểu anh đang chửi ai, chửi cái gì, nhưng có lẽ không đủ thuyết phục để truy tố anh trước pháp luật về tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự. 

Trong một diễn biến khác, anh cựu nhà báo Nguyễn Như Phong - người từng là Phó TBT báo Công an Nhân dân, từng là TBT báo Năng lượng mới (PetroTimes) đã viết một stt nguyên văn như sau:
"Chả lẽ lại có một thứ "Luật rừng" ở Tòa án hay sao?
Quả là hết chịu nổi khi nhìn tấm ảnh này .
Tôi nghĩ, tấm ảnh này đáng đưa vào một chương trong lịch sử của tư pháp VN cận đại! Và quả là không còn gì để nói về cái cách mà Tòa áp dụng với luật sư.
Những người ngồi ghế xét xử của phiên Tòa này đã ngồi xổm trên pháp luật.
Chủ tọa phiên tòa này có lẽ đang thể hiện sự căm thù Luật sư đến tột độ, nên chỉ có chuyện vớ vẩn mà họ ra lệnh cho cảnh sát hành xử như thế này, với Luật sư?
Rõ ràng, trong con mắt của Thẩm phán, và các cơ quan tố tụng, của tỉnh Khánh Hòa, Luật sư chỉ là cái gai!
Thiết nghĩ, Liên đoàn LS Việt Nam cần phải có tuyên bố mạnh mẽ về việc này. Còn nếu họ không dám "ra lời", thì có lẽ, không nên tồn tại Liên đoàn!".
Những ai đọc thông viết thạo đều hiểu rằng anh Nguyễn Như Phong đang bày tỏ thái độ với phiên tòa, không đồng tình với cách hành xử của chủ tọa phiên tòa với luật sư Nguyễn Duy Bình. Đầu tiên là anh than phiền, rồi anh phán xét và cuối cùng anh quy kết. 

Về thái độ phản ứng, thì giữa anh luật sư Nguyễn Duy Bình và anh nhà báo Nguyễn Như Phong không khác gì nhau. Nhưng về cách diễn đạt thì anh Phong không khôn hơn anh Nguyễn Duy Bình. Nếu như phản ứng của luật sư Nguyễn Duy bình làm cho đối tượng anh nhắm tới biết rõ mình bị miệt thị nhưng không thể kết tội, thì ngược lại, cách diễn đạt của anh Nguyễn Như Phong đã làm cho đối tượng tấn công có đủ cơ sở, bằng chứng để khởi kiện anh ra tòa về tội làm nhục người khác theo điều 155 hoặc tội vu khống quy định tại điều 156 Bộ luật hình sự.

Chúng ta chú ý câu: 
"Những người ngồi ghế xét xử của phiên Tòa này đã ngồi xổm trên pháp luật.
Chủ tọa phiên tòa này có lẽ đang thể hiện sự căm thù Luật sư đến tột độ, nên chỉ có chuyện vớ vẩn mà họ ra lệnh cho cảnh sát hành xử như thế này, với Luật sư?
Rõ ràng, trong con mắt của Thẩm phán, và các cơ quan tố tụng, của tỉnh Khánh Hòa, Luật sư chỉ là cái gai!"
Rõ ràng, anh Nguyễn Như Phong đã xúc phạm Chủ tọa phiên tòa và xúc phạm tất cả các thành viên Hội đồng xét xử khi viết: "Những người ngồi ghế xét xử của phiên Tòa này đã ngồi xổm trên pháp luật. Chủ tọa phiên tòa này có lẽ đang thể hiện sự căm thù Luật sư đến tột độ.... Rõ ràng, trong con mắt của Thẩm phán, và các cơ quan tố tụng, của tỉnh Khánh Hòa, Luật sư chỉ là cái gai!". 

Anh Phong không thể chứng minh những gì anh nói là đúng sự thật trừ và anh sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp luật, trừ khi anh có đủ chứng cứ chứng minh mình bị tâm thần.

Tuy nhiên, anh chỉ có thể bị xem xét xử lý nếu như bà Thẩm phán tố cáo với tư cách là người bị hại. Khả năng bà Thẩm phán tố cáo là rất ít vì tâm lý không muốn rắc rối, nhất là khi bà làm trong cơ quan nhà nước, còn kẻ tấn công bà lại thuộc dạng không có gì để túm, thậm chí họ còn muốn khiêu khích để thu thập thêm những hành vi bất lợi cho bà. Do đó, khả năng truy cứu trách nhiệm hình sự với anh Phong là rất thấp. Nhưng dù thấp thì không phải là không thể xảy ra.

1 nhận xét:

  1. Luật sư mà không làm đúng phận sự của luật sư, đi làm chuyện khác thì mời ra ngoài làm việc là đúng rồi.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog