Chia sẻ

Tre Làng

Móc Cống: Vụ sách in cờ Trung Quốc

Ong Bắp Cày

Mấy nay anh em được chứng kiến quân rác rưởi móc cống đăng lại câu chuyện "Sách Giáo Khoa In Cờ Trung Quốc" trên một diễn đàn hội tụ khá đông anh chị em phóng tinh viên, do một anh nhà báo tuột xích điều hành. Bài viết lừa được khối kẻ lười suy nghĩ và đám đầu đất.

Vẫn thủ đoạn cũ rích là tìm bài cũ (có thể có thật) đăng lên tường, kèm ảnh một vài nhân vật có uy tín, ảnh hưởng, rồi thêm thắt vài câu lập lờ, dẫn dắt người đọc và làm như chuyện mới xảy ra. Sau đó "chửi mồi" một vài câu để đánh lừa và dẫn dụ người đọc theo định hướng. Tổ sư quân rác rưởi, chúng mày không lừa được chị mày đâu.

Trước hết việc in cờ Trung Quốc vào cuốn sách như trong hình là có thật, nhưng nó xảy ra từ năm 2012, cách đây 7 năm. Mời xem link dưới:


Tiếp, có vẻ như FBker Hoàng Thị Tùng Lâm không hiểu thế nào là Sách Giáo Khoa và thế nào là sách tham khảo (ngoại khóa). 

Nói ngay, trong nhà trường chỉ dùng Sách Giáo Khoa. Cuốn sách trên được thiết kế không phải dùng làm sách giảng dạy chính thức trong trường học mà chỉ dùng để tham khảo tại nhà. Loại sách dạng này không thuộc trách nhiệm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Nên nhớ, theo quy định, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chỉ chịu trách nhiệm về sách giáo khoa mà thôi.

Tên của cuốn này là "Bé tập làm quen với chữ cái" (hành trang cho bé chuẩn bị vào lớp 1) của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà, NXB Đại Học Sư Phạm, được nộp lưu chiểu tháng 1/2012. 

Trong cuốn sách này, ở bài 14 (học chữ C) có in những con vật, đồ vật có chữ cái là “C”, trong đó có lá cờ của Trung Quốc.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hà là giáo viên trường tiểu học Văn Điển A Hà Nội. Bà Hà bán bản quyền cho Cty cổ phần In và Dịch vụ văn hóa Sư Phạm có trụ sở ở gần ĐHSP Hà Nội. Cuốn sách này được chính NXB Đại học Sư phạm cấp phép.

Giải thích lý do in cờ Trung Quốc, bà Hà cho biết, bà chỉ viết phần chữ. Do không biết làm mỹ thuật nên bà lại nhờ 1 người bạn tải các hình ảnh có sẵn trên mạng lắp vào nội dung bà viết sẵn.

Biên Tập Viên của NXB đại học Sư phạm quan liêu chỉ đọc đại khái vì cho rằng đây là sách viết cho trẻ con VỪA HỌC VỪA CHƠI ở nhà trước khi vào lớp 1 nên đã không phát hiện ra lỗi này.

Ông Đinh Văn Vang là tổng biên tập của NXB Đại học Sư Phạm cho biết: "Chúng tôi tiếp nhận từ tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà nội dung cuốn sách, gồm cả phần chữ và hình ảnh. Chúng tôi phát hiện trong một bài có vẽ cờ Trung Quốc và đã đề nghị sửa vì không phù hợp khi sử dụng cho đối tượng trẻ em Việt Nam. Hiện tại bản sách chúng tôi phát hành đã in cờ Việt Nam".

Được biết, ngay sau khi phát hiện, cuốn sách đó đã bị thu hồi. Tuy nhiên rất có thể các cơ sở in lậu sách đã mạo danh NXB Đại học Sư phạm để in và bán, do đó sách có cờ Trung Quốc vẫn bị lừa bán trên thị trường.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hà cho biết, những cuốn sách “vẽ cờ Trung Quốc” chỉ là bản in thử được mang gửi ở một số nhà sách. 

Dài dòng như vậy để thấy, cuốn sách trên đã không được sử dụng trong nhà trường bởi nó không phải sách chính thống của Bộ Giáo dục và Đào Tạo và có sai sót.

Tất nhiên, không phải ngẫu nhiên mà đám lều báo móc công tung tin này ra vào thời điểm này. Đây là việc làm có chủ ý nhằm vào anh Nhạ Bộ trưởng và tạo điều kiện cho đám hủi nô lu loa chửi chế độ.

8 nhận xét:

  1. Là sách phát hành và sử dụng thì cần phải được kiểm duyệt, nhà xuất bản nào in thì phải chịu toàn bộ trách nhiệm về nội dung, hình thức, hình ảnh được đề cập tới trong cuốn sách đó, không thể để việc in sách thiếu trách nhiệm, với nội dung sai lệch, hình ảnh phản cảm, không đúng với văn hóa xã hội gây ảnh hưởng tới tâm lý chung của người đọc sách, ảnh hưởng tới thế hệ trẻ của xã hội.

    Trả lờiXóa
  2. Nếu không phát hiện ngăn chặn để những cuốn sách này trôi nổi trên thị trường hay đến với người đọc thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người đọc. Không biết xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan nào nhưng việc để xuất hiện hình ảnh không đúng phong tục tập quán gây phản cảm thế này là trách nhiệm của nhà xuất bản, cần kiểm điểm, xử lý rút kinh nghiệm để không tái phạm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. trẻ em là những đứa trẻ tương lai của đất nước và cũng đang ở độ tuổi muốn học hỏi với nhận thức còn chưa cao. Nếu như những cuốn sách giáo khoa in như vậy thì sau này những thông tin đó sẽ tự động hằn sâu vào trí óc của bọn nhỏ. Mong rằng tác giả viết sách nên chú ý đến điều này, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng tích cực tiến hành rằ soát kiểm duyệt chặt chẽ

      Xóa
  3. Mặc dù không liên quan nhưng các cơ quan chức năng cần phải tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động xuất bản, in ấn báo chí, phát hiện ngăn chặn xử lý kịp thời các sai phạm trách việc các thế lực thù địch, các loại tội phạm lợi dụng để in ấn tài liệu chống phá Đảng và Nhà nước, in ấn các tác phẩm vi phạm pháp luật, trái với chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

    Trả lờiXóa
  4. Nhà xuất bản là người trực tiếp chịu trách nhiệm kiểm duyệt nội dung từ hình ảnh đến câu chữ. Vậy quá trình làm việc như thế nào mà lại để sách in ra rồi mới phát hiện lỗi sai.Như vậy không chỉ gây xôn xao dư luận mà còn thiệt hại cho chính lợi nhuận và uy tín của nhà xuất bản đó

    Trả lờiXóa
  5. Lều báo đã bị ghét rồi đây lại còn tuật xích giữa đường nữa thì bọn nó chả tích cực viết láo, học được cái chữ thiếu cái để xuyên tạc thì chúng lại vẽ ra, thêm mắm thêm muối rồi đăng lên kêu gào như thật thế là được rót tiền mà

    Trả lờiXóa
  6. Yêu nước ở đâu chứ đéo ở trong đầu bọn này, những cái suy nghĩ cực đoan cách sống thiếu nhận thức đúng sai, đồng tiền đã làm bọn chúng mờ mắt nhìn đâu cũng là sai phạm, nhìn đâu cũng là lỗi do bộ máy mà không biết mình cũng có phần trong đó

    Trả lờiXóa
  7. Tại sao không phải là cờ Việt Nam mà lại là cờ trung quốc. Phải chăng đây là âm mưu, lợi dụng sự quản lí lỏng lẻo của cơ quan thẩm định. Đấy lại nói đến việc cơ quan thẩm định nên phải làm việc cẩn trọng hơn, sao có thể để một vụ việc như vậy khi xảy ra rồi mới xử lí thì đã quá muộn rồi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog