Khoai@
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã có hiệu lực từ 1/1/2010 và đang triển khai trên thực tế. Theo Nghị định này, mức phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định về nồng độ cồn và ma tuý được tăng lên đáng kể. Theo đó, người điều khiển xe hơi khi vi phạm nồng độ cồn ở mức 3 (mức cao nhất) sẽ bị phạt từ 30-40 triệu đồng và bị giam bằng lái trong vòng 22-24 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 milligam/100ml (0,08%) máu hoặc quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Nghị định có hiệu lực trên thực tế và được đại đa số người dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng mức phạt của nghị định mới này là quá nặng.
Để xem nặng hay không, ta so sánh với 20 nước trên thế giới về hình phạt đối với các lái xe có sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Mời anh em cùng tham khảo và cho ý kiến về vấn đề này nhé!
1. Trung Quốc
Nếu tài xế bị phát hiện trong máu có nồng độ cồn từ 0,02% - 0,08%, tức là chỉ cần có uống rượu/bia, dù là một ít. Hành vi này bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 1000 - 2000 NDT (khoảng 3,5 - 7 triệu VND)
- Giam bằng lái 6 tháng
- Nếu tài xế bị phát hiện trong máu có nồng độ cồn từ 0,08% trở lên, thì sẽ bị khép vào hành vi lái xe trong tình trạng say rượu (chưa gây tai nạn). Mức xử phạt:
- Bị tạm giam 15 ngày, phạt tù lên đến 3 năm. Tước bằng lái xe và trong 5 năm không được cấp bằng trở lại
- Nếu tài xế say xỉn gây ra tai nạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và suốt đời không được cấp bằng lái xe. Thậm chí, nếu gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, có thể bị xử mức án cao nhất là tử hình.
2. Mỹ
Mỹ là một trong những nước phạt nặng nhất trong việc này. Phạt tiền, đình chỉ giấy phép lái xe và án tù có thể được áp dụng tùy quy định của từng bang, mức độ và tần suất vi phạm. Mặc dù mỗi bang có quy định khác nhau, nhưng nhìn chung các mức phạt này đều khá nghiêm khắc, đặc biệt là phạt tiền. Cụ thể, nếu mức độ cồn trong máu của tài xế chỉ cần từ 0,08% trở lên sẽ bị:
- Tước bằng lái xe lên đến 3 năm
- Phạt ngồi tù lên đến 2 năm
- Phạt tiền lên đến 5.000 USD cho lần đầu tiên vi phạm, lần tiếp theo là 15.000 USD trở lên
- Nếu ở mức độ nặng hơn, tài xế có thể bị ngồi tù lên đến 10 năm, thậm chí bị tước bằng lái vĩnh viễn
- Sau thời hạn tù giam còn phải tham gia chương trình giáo dục, cải tạo, lao động công ích
3. Nhật Bản
Nồng độ cồn cho phép là 0,03% tại Nhật Bản. Từ 0,03% - 0,079%, tài xế có thể bị phạt đến 500.000 Yên (khoảng 110 triệu đồng) và 3 năm tù. Từ 0,08% trở lên, người vi phạm có thể bị phạt tối đa 1 triệu Yên (khoảng 220 triệu đồng) và 5 năm tù. Tất cả những hình phạt này được áp dụng trong trường hợp chưa xảy ra tai nạn.
Nếu trong xe của tài xế có chở theo hành khách, hành khách cũng bị xử liên đới bằng cách phạt tiền hoặc thậm chí là ngồi tù nếu có tai nạn nghiêm trọng. Có lẽ cái này là phạt tội "đã biết tài xế say rượu rồi mà vẫn cho lái".
Nếu lái xe gây ra tai nạn trong tình trạng có hơi men, tội này có thể bị phạt ngồi tù 20 năm đối với tai nạn gây chết người và 15 năm đối với tai nạn không gây chết người. Người đi xe đạp ở Nhật Bản vẫn bị chế tài bởi các luật này.
4. Anh
Lái xe trong tình trạng đã uống rượu bia ở Anh sẽ phải chịu tổng hợp các hình phạt tù giam, phạt tiền và tước bằng lái, tương tự như các nước Âu Mỹ. Phạm tội lần tiếp theo thì hình phạt sẽ được tăng lên. Nước này phạt từ 3 đến 6 tháng tù, phạt tiền từ 2.500 bảng Anh (khoảng 75 triệu đồng) và tước bằng lái 1 năm hoặc 3 năm nếu tái phạm cho hành vi lái xe hoặc thậm chí chỉ là "có ý định lái xe" sau khi uống rượu bia.
Có nghĩa là, tài xế còn chưa kịp điều khiển phương tiện, chỉ cần đang ngồi trong xe đã có thể bị phạt, nếu cảnh sát phát hiện ra nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá mức cho phép.
Ngoài ra, ở Anh, nếu bị kết tội liên quan đến các hành vi lái xe sau khi uống rượu bia, người đó sẽ rất khó được nhập cảnh vào các nước khác ở châu Âu hay Mỹ.
Nếu là trường hợp gây tử vong cho người khác do ảnh hưởng của bia/rượu/chất kích thích thì người vi phạm có thể phải đi tù 14 năm, cấm lái xe 2 năm và buộc phải vượt qua một kỳ thi sát hạch phức tạp, khó khăn để có thể lái xe hợp pháp trở lại.
5. Hồng Kông
Nếu tài xế bị phát hiện có nồng độ cồn vượt mức 0,05% trong lúc điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt tiền, giam bằng lái và đi tù lên đến 3 năm. Người bị đi tù vì tội này sẽ rất khó nhập cảnh vào các nước Âu Mỹ.
6. Singapore
Nếu bị phát hiện có nồng độ cồn trên 0,07%, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt như sau:
- Lần 1: Phạt tiền lên đến 5.000 SGD (khoảng 85 triệu đồng), nhận 6 tháng tù giam
- Lần 2: Phạt tù từ 6 - 12 tháng và phạt tiền lên đến 10.000 SGD (khoảng 170 triệu đồng)
- Lần 3: Phạt tiền 30.000 SGD (khoảng 510 triệu đồng), 3 năm tù và bị tước bằng lái vĩnh viễn
- Tiếp tục tái phạm: Phạt tiền 1 triệu SGD (khoảng 17 tỷ đồng), đi tù, cấm lái xe và bị đánh roi
- Những lỗi nặng hơn sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đối diện với các hình phạt đi tù và lao động công ích.
Theo quy định, hình phạt roi chỉ áp dụng đối với nam giới dưới 50 tuổi. Hình phạt roi của Singapore sẽ thực hiện bằng cách đánh vào mông trần của của người vi phạm. Họ dùng roi bằng dây nho, sẽ không để cho người vi phạm bị tổn thương vùng thận bằng cách chêm những tấm đệm ở giữa lưng và thắt lưng. Hình phạt cao nhất là 24 roi.
7. Malaysia
Nếu bị phát hiện nồng độ cồn trong máu trên mức 0,05%, tài xế sẽ bị tạm giam. Ngoài việc bị phạt tiền, giam bằng lái, lao động công ích, vợ của người đó cũng có thể sẽ bị phạt.
8. Thái Lan
Thái Lan là đất nước có một hình phạt khá đặc biệt dành cho loại tội phạm này, ngoài việc phạt tiền, giam giữ thì tài xế sẽ có thể bị tước bằng lái. Năm 2016, Thái Lan quy định những tài xế bị phát hiện lái xe trong tình trạng say rượu sẽ bị phạt đi làm việc tại nhà xác. Việc phải làm việc tại nhà xác sẽ giúp những tài xế say xỉn hiểu được điều gì sẽ xảy ra sau khi gây tai nạn".
9. Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, nếu bị phát hiện lái xe trong tình trạng có hơi men, nồng độ cồn vượt mức 0,1%, người lái xe sẽ bị quy vào tội hình sự, có thể ngồi tù lên đến 3 năm và bị phạt 10 triệu won (khoảng 200 triệu đồng), bằng lái sẽ bị tịch thu hoặc đình chỉ tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
Ngoài ra, việc chống lại yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn cũng bị coi là tội hình sự. Nếu không có lý do chính đáng, tài xế nào không tuân thủ yêu cầu của cảnh sát sẽ bị bắt ngay lập tức hoặc bị truy nã nếu bỏ trốn.
10. Nga
Nếu bị phát hiện lái xe trong tình trạng có hơi men sẽ bị phạt như sau:
- Lần 1 phạt 30.000 Rúp (hơn 10 triệu đồng), đồng thời bị giam bằng lái từ 1,5 đến 2 năm.
- Tái phạm sẽ bị phạt 50.000 Rúp (hơn 17 triệu đồng) và giam bằng lái 3 năm.
- Người giao xe, hoặc cho người say xỉn mượn xe cũng bị phạt tương tự
11. Đức
Dù công dân Đức được cho là những người chấp hành luật giao thông tốt nhất, nhưng họ là một nước tiêu thụ rượu hàng đầu thế giới với 1,6 triệu người nghiện rượu.
Ở Đức, nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 0,05%, tài xế sẽ bị phạt 500 Euro, tạm giữ 4 phút và cấm lái xe trong 1-3 tháng tiếp theo. Mức độ của hình phạt sẽ tăng dần lên cùng với số lần vi phạm và trong trường hợp nặng nhất, người lái xe sẽ bị cấm lái suốt đời. Nếu bị cấm lái xe ở Đức, người vi phạm cũng sẽ không được lái xe ở bất cứ nước nào ở châu Âu.
12. Na Uy
Nồng độ cồn trong máu cho phép ở Na Uy là 0,02%.
- Người vi phạm lần đầu bị phạt khá nặng, bao gồm cấm lái xe trong 1 năm và đi lao động công ích trong 3 tuần.
- Người phạm tội nhiều lần có thể ngồi tù và bị cấm lái xe suốt đời.
13. Scotland
Ở đất nước quê hương của Whisky, khi tài xế lái xe có nồng độ cồn vượt quá mức quy định thì sẽ bị tịch thu xe, và sau đó sẽ được cơ quan có liên quan bán đấu giá hoặc tiêu hủy.
14. Ba Lan
Nồng độ cồn cho phép tài xế lái xe ở Ba Lan là 0,02%.
- Nếu bị phát hiện lái xe ở mức nồng độ cồn từ 0,02% - 0,05%, tài xế sẽ bị phạt tiền và tịch thu bằng lái.
- Nếu trên mức 0,05%, người lái sẽ bị coi là tội phạm, lưu trữ trong hồ sơ tội phạm quốc gia, tịch thu bằng lái và có thể bị tù giam.
- Cảnh sát cũng có quyền tịch thu phương tiện của người vi phạm nếu sự việc nghiêm trọng. Thủ tục tòa án được đơn giản hóa cho phép cơ quan tư pháp có thể đưa ra mức phạt trong vòng 24 giờ.
15. Đan Mạch
Tại Đan Mạch, cảnh sát có quyền cách ly người say rượu ra khỏi xe của họ. Nếu nồng độ cồn trong máu 0,12% thì sẽ bị tịch thu xe, bán đấu giá và sung công quỹ.
16. Úc
Giới hạn nồng độ cồn trong máu cho phép là 0,05%. Người lái xe khi say rượu có thể bị kết tội hình sự và bị đăng tên trên báo chí.
17. Canada
Giới hạn nồng độ cồn trong máu cho phép là 0,08%.
Người lái xe sau khi đã uống rượu lần đầu sẽ bị phạt 1.000 CAD (khoảng hơn 17,8 triệu đồng) và bị treo Giấy phép lái xe trong thời gian 1 năm. Những người tái phạm có thể bị phạt đến 18 tháng tù và bị cấm lái xe trong 3 năm.
18. Hà Lan
Hà Lan có luật ngăn chặn người lái xe xay xỉn rất nghiêm ngặt, chỉ cho phép nồng độ cồn tối đa 0,05%. Tài xế say rượu bị phạt tiền và nhiều lệ phí khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.
Ngoài ra:
- Người cho mượn xe cũng có thể bị liên đới
- Người đi xe đạp cũng bị phạt tương tự
- Người lái xe sau khi uống rượu bia và gây tai nạn chết người sẽ bị kết án ít nhất 6 năm tù, nếu không chết người thì là 3 năm
- Từ chối kiểm tra cũng bị phạm tội hình sự
- Cảnh sát có thẩm quyền tịch thu một chiếc xe nếu tài xế bị bắt vì chạy quá tốc độ hoặc lái xe trong khi say rượu.
19. Colombia
Đây là quốc gia có hình phạt nặng nề nhất trong khu vực Mỹ Latin. Cụ thể:
- Nếu lái xe điều khiển phương tiện trong tình trạng có nồng đồ cồn từ 0,02% đến 0,04% thì sẽ bị giam bằng lái xe trong 1 năm, nộp phạt 914 USD (khoảng hơn 20 triệu đồng) và 20 giờ lao động công ích phục vụ cộng đồng.
- Nếu lái xe có nồng độ cồn vượt quá 0,15% thì sẽ bị tịch thu bằng lái trong 10 năm, buộc phải trả số tiền phạt tương đương 165 triệu đồng và lao động công ích 50 giờ đồng hồ.
- Nếu một người lái xe trong tình trạng say xỉn gây tai nạn, thương tích và tử vong cho người khác thì họ sẽ phải đối mặt với án tù từ 2,5 đến 18 năm.
20. UAE
Cũng như nhiều nơi khác trên thế giới, Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất tuyệt đối cấm hành vi lái xe sau khi đã uống bia rượu. Người vi phạm có thể bị phạt tù, tước giấy phép lái xe có thời hạn và phải nộp phạt 25.000 AED (tương đương 160 triệu đồng).
***
Không mạnh tay, không nghiêm khắc thì các hành vi lái xe sau khi sử dụng rượu bia không thể nào hạn chế, chấm dứt được. Có thể thấy rằng các nước phát triển trên thế giới đã áp dụng các chế tài xử lý từ lâu và rất mạnh tay đối với các trường hợp vi phạm, vậy nên Việt Nam sử dụng các hình phạt này là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp, hoàn toàn ủng hộ hình thức xử phạt này.
Trả lờiXóaCác nước phát triển đã áp dụng hình phạt và chế tài xử lý nghiêm khắc đối với việc tham gia giao thông khi đã uống rượu bia, VN bây giờ thông qua đương nhiên sẽ tạo ra các hiệu ứng khác nhau, có người đồng thuận, có người không đồng thuận, tuy nhiên pháp luật thì vẫn phải tuân thủ. Đây là việc tốt để giúp giảm thiểu tai nạn giao thông, tôi nghĩ là hợp lí.
Trả lờiXóaAi cũng biết bia, rượu không có lợi chút nào nhưng do thói quen vân phải uống rất mệt mỏi, tốn kém và gây gánh nặng cho XH. Đã quá nhiều trường hợp thương tâm do rượu bia gây ra rồi ạ. Chúng ta hãy sống là những người văn minh nhé. Luật đưa ra cũng là vì nhân dân, vì đất nước phát triển phồn thịnh chứ không phục vụ riêng lợi ích của bất kì ai.
Trả lờiXóaLuật này rất tiến bộ, khi được thực hiện nghiêm chỉnh sẽ có nhiều lợi ích, đặc biệt là sức khoẻ, an toàn cho người dân và văn hoá uống rượu bia. Mong sao một ngày không xa rượu bia trở thành thứ xa xỉ như 30 năm về trước. Mọi người nên dành những đồng tiền chi tiêu cho bia rượu vào mục đích khác sẽ tốt hơn. Các nước phát triển họ đã thực hiện chế tài này từ lâu, VN thực hiện cũng là tất yếu.
Trả lờiXóaLuật hay không luật thì ý thức của người dân vẫn là trên hết, luật giúp cho người dân ý thức hơn, luật cũng chả có gì xấu, sinh ra luật để điều chỉnh hành vi mỗi cá nhân cho phù hợp chuẩn mực xã hội, và luật thì phải được tuân thủ, tuy nhiên trong quá trình áp dụng luật cũng cần nhìn nhận từ thực tế để sửa đổi bổ sung để phù hợp với thực tế. Các nước phát triển họ đã làm từ lâu, tại sao VN lại không thể?
Trả lờiXóaviệc ra luật này sẽ giúp chúng ta giảm thiểu được các vụ tai nạn. Các nước phát triển họ đã thực hiện chế tài này từ lâu, Việt nam thực hiện cũng là tất yếu. Mong mỗi người dân hãy có ý thức "đã lái xe là không uống rượu bia"
Trả lờiXóaAi cũng biết bia, rượu không có lợi chút nào nhưng do thói quen vân phải uống rất mệt mỏi, tốn kém và gây gánh nặng cho XH. Đã quá nhiều trường hợp thương tâm do rượu bia gây ra rồi ạ. Chúng ta hãy sống là những người văn minh nhé. Luật đưa ra cũng là vì nhân dân, vì đất nước phát triển phồn thịnh chứ không phục vụ riêng lợi ích của bất kì ai.
Trả lờiXóaKhông mạnh tay, không nghiêm khắc thì các hành vi lái xe sau khi sử dụng rượu bia không thể nào hạn chế, chấm dứt được. Có thể thấy rằng các nước phát triển trên thế giới đã áp dụng các chế tài xử lý từ lâu và rất mạnh tay đối với các trường hợp vi phạm, vậy nên Việt Nam sử dụng các hình phạt này là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp, hoàn toàn ủng hộ hình thức xử phạt này.
Trả lờiXóaCác nước phát triển đã áp dụng hình phạt và chế tài xử lý nghiêm khắc đối với việc tham gia giao thông khi đã uống rượu bia, VN bây giờ thông qua đương nhiên sẽ tạo ra các hiệu ứng khác nhau, có người đồng thuận, có người không đồng thuận, tuy nhiên pháp luật thì vẫn phải tuân thủ. Đây là việc tốt để giúp giảm thiểu tai nạn giao thông, tôi nghĩ là hợp lí.
Trả lờiXóaLuật này rất tiến bộ, khi được thực hiện nghiêm chỉnh sẽ có nhiều lợi ích, đặc biệt là sức khoẻ, an toàn cho người dân và văn hoá uống rượu bia. Mong sao một ngày không xa rượu bia trở thành thứ xa xỉ như 30 năm về trước. Mọi người nên dành những đồng tiền chi tiêu cho bia rượu vào mục đích khác sẽ tốt hơn. Các nước phát triển họ đã thực hiện chế tài này từ lâu, VN thực hiện cũng là tất yếu.
Trả lờiXóaHầu hết các nước trên thế giới hình phạt cho cánh tài xế uống rượu khi lái xe rất nặng; Việt Nam cũng nên tham khảo để có quy định phù hợp; vì tai nạn giao thông phần lớn đều do rượu bia gây ra.
Trả lờiXóaCác cơ quan chức năng có đầy đủ bằng chứng về tội cố tình chống đối chính quyền, chống người thi hành công vụ và tội giết người của Tổ Đồng thuận ở Đồng Tâm; các đối tượng tham gia đều đã bị bắt và các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Trả lờiXóaNên truy cứu trách nhiệm hình sự với những người say bia, rượu tham gia giao thông . Một lần cho chừa chứ xã hội quá nhiều gánh nặng đau thương gây ra rồi. Đã tới lúc phải xem ma men là tội phạm rồi. Trong một khuông khổ nhất định thì hành chính. Vượt mứt thì bạn phải trả giá cho những hậu quả mà hành vi uống bia rượu gây ra.
Trả lờiXóaluật không nghiêm thì dân thường nhờn . Chứ mấy cái chủ đề này hết năm này đến năm khác nói biết bao vụ tai nạn thương tâm xảy ra nhưng cuối cùng tỷ lệ uống rượu bia khi tham gia có giảm ? Đấy là còn kiểm tra bắt được nếu ko bị bắt con số này là bao nhiêu ? Rồi thì lại nảy sinh trò người dân "xin xỏ" với cảnh sát giao thông khi vi phạm nữa
Trả lờiXóa